Nội dung quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Nội dung quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Phân tích nội dung quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Nội dung quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa

Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thế sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác luôn phải chấp nhân cạnh tranh.

Cạnh tranh trong kinh tế thị trường là tất yếu.  Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thực hiện tốt nhất lợi ích của mình.  Ví dụ như : cạnh tranh giữa công ty Pepsi và cocacola, giữa hãng điện thoại samsung và iphone, nokia, hay như cạnh tranh giữa các thương lái để thu mua nông sản ….

Cạnh tranh có thể diễn ra trong những lĩnh vực khác nhau như :

  • Cạnh tranh chiếm các nguồn nguyên liêu ;
  • Cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, giành nơi đầu tư, các hợp đồng, các đơn đặt hàng…
  • Cạnh tranh giữa người mua với người bán (người mua luôn muốn mua được giá rẻ, trong khi, người bán lại muốn bán được giá cao).
  • Cạnh tranh giữa người bán với nhau hoặc giữa người mua với nhau.

Trong kinh tế thị trường cạnh tranh là tất yếu khách quan, xuất phát từ mục đích của các chủ thể tham gia thị trường là lợi nhuận tối đa. Kinh tế thị trường càng phát triển cạnh tranh trên thị trường càng trở lên thường xuyên và quyết liệt. Để làm rõ hơn về phạm vi cạnh tranh, ta chia cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.

Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Quy luật cạnh tranh vừa có thể mang lại những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực cho nền kinh tế thị trường

Những tác động tích cực của quy luật cạnh tranh

Tác động tích cực của quy luật cạnh tranh
Tác động tích cực của quy luật cạnh tranh như thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, điều chỉnh phân bổ nguồn lực, thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội,…
  • Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất

Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất, nâng cao trình độ, tay nghề người lao động, hợp lý hóa quá trình sản xuất… kết quả là cạnh tranh thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển nhanh hơn.

  • Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, với mục đích lợi nhuận tối đa, các chủ thể kinh tế bên cạnh sự hợp tác, họ luôn cạnh tranh với nhau để giành giật những điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi cho mình

Trong nền kinh tế thị trường, với mục đích lợi nhuận tối đa, các chủ thể kinh tế bên cạnh sự hợp tác, họ luôn cạnh tranh với nhau để giành giật những điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi, họ luôn đổi mới, sáng tạo. Thông qua đó, nền kinh tế thị trường không ngừng được hoàn thiện.

  • Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực.

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc cạnh tranh, thông qua giá cả thị trường mà phân bổ nguồn lực vào các chủ thể sử dụng có hiệu quả nhất. Theo đó các chủ thể sản xuất kinh doanh phải thực hiện cạnh tranh để có được cơ hội sử dụng nguồn lực cho việc thực hiện lợi ích của mình.

  • Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.

Trong kinh tế thị trường người tiêu dùng là người cuối cùng quyết định chủng loại, số lượng, chất lượng của hàng hóa trên thị trường. Chỉ những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng lựa chọn thì mới bán được và người sản xuất mới có lợi nhuận.

Mục đích của người sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận cao nhất, vì thế họ phải tìm mọi cách tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Những tác động tiêu cực của quy luật cạnh tranh (khi cạnh tranh không lành mạnh)

Tác động tiêu cực của quy luật cạnh tranh
Những tác động tiêu cực của quy luật cạnh tranh có thể đến từ việc các cá nhân, chủ thể, doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh
  • Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh, xói mòn giá trị đạo đức xã hội.
  • Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội, vì có thể chiếm giữ các nguồn lực, không đưa vào sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hóa và dịch vụ cho xã hội.
  • Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội. Khi các nguồn lực bị lãng phí, không được sử dụng có hiệu quả, xã hội có ít cơ hội lựa chọn hơn để thỏa mãn nhu cầu, phúc lợi xã hội bị giảm bớt.

Ví dụ quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Ví dụ quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Ví dụ về quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Để bạn hiểu rõ hơn về nội dung quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, cùng giasuglory.edu.vn phân tích một số ví dụ sau:

Ví dụ 1: Cạnh tranh giữa người sản xuất với người tiêu dùng

Bên bán hàng luôn muốn bán được sản phẩm với mức giá cao nhất. Ngược lại, bên mua hàng luôn muốn có được sản phẩm với giá rẻ nhất có thể. Cả hai bên đều muốn cạnh tranh, làm thế nào để mình có lợi nhất.

Ví dụ 2: Cạnh tranh giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng

Các sản phẩm phiên bản giới hạn hay Limited khác với sản phẩm thường, chúng chỉ bán ra với một số lượng rất nhỏ. Vì thế mà các sản phẩm này trở nên đặc biệt, thu hút khách hàng. Những khách hàng muốn sở hữu nó thì phải cạnh tranh với nhau.

Ví dụ 3: Cạnh tranh giữa người sản xuất với người sản xuất

Hai công ty A và B đều sản xuất quần áo thời trang của giới trẻ. Hai công ty cần có cho mình những chiến lược, những hinfh thức marketing, cạnh tranh để thu hút được tệp khách hàng nhiều hơn.

Công ty A thường đưa ra các mẫu mã không mới, thiếu thời trang, không cập nhật xu hướng như công ty B. Theo thời gian thì công ty B bán được nhiều sản phẩm hơn công ty A. Công ty A dần thua lỗ và dẫn đến phá sản.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *