Cho đến nay, lịch sử phát triển của cấp sản xuất xã hội đã và đang trải qua 2 kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa ra đời là tất yếu của sự phát triển, tuy nhiên, để xuất hiện sản xuất hàng hóa thì cần có 2 điều kiện cơ bản. Hãy cùng giasuglory.edu.vn tìm hiểu về điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa và ví dụ về sản xuất tự cung tự cấp nhé.
TÓM TẮT
Tổng quan về điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa ra đời là tất yếu của sự phát triển. Sản xuất tự cấp tự túc tồn tại chủ yếu trong thời kỳ nguyên thủy, đó là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm lao động tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất.
Ví dụ 1: Ví dụ về sản xuất hàng hóa đầu tiên như sau:
Người săn bắn, nuôi gà, nuôi lợn, trồng cây … để phục vụ nhu cầu cung cấp thực phẩm cho gia đình. Nuôi tằm dệt vải là để may mặc quần áo cho bản thân và các thành viên trong gia đình, bộ tộc.
Trong quá trình sản xuất tự cấp tự túc, người ta vẫn xuất hiện các hoạt động trao đổi sản phẩm, nhưng nó chỉ mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Còn phần lớn là để đáp ứng nhu cầu cá nhân người sx. Sản xuất tự cấp tự túc là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế tự nhiên. Gọi là kinh tế tự nhiên tức là các hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên/ thiên nhiên. Ví dụ như: săn bắn, hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi.
Trải qua nhiều thế kỷ, khi sản phẩm lao động trở nên dôi dư hơn, các hoạt động trao đổi hang lấy hang diễn ra 1 cách thường xuyên và phổ biển, sản phẩm lao động đã trở thành hàng hóa. Lúc đó, kinh tế hang hóa hay sản xuất hang hóa ra đời.
Ví dụ 2: Ví dụ về sản xuất hàng hóa thứ 2 như sau:
Anh A có nuôi một đàn gà. Chị B có một vườn táo. Anh A có nhiều gà ăn không hết, nhưng lại rất thích ăn táo, nên anh A đem gà đổi lấy táo của chị B. Đương nhiên, chị B cũng phải thích ăn gà thì hoạt động trao đổi này mới diễn ra.
Khi giả sử 1 con gà đổi lấy 10 kg táo diễn ra thì, 1 con gà và 10 kg táo trở thành hang hóa. Hoạt động trao đổi này được diễn ra thường xuyên, phổ biến, hàng hóa trao đổi đa dạng không chỉ có gà, táo mà còn có cá, gạo vải, rìu … thì có kinh tế hàng hóa xuất hiện.
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa là gì?

Theo Mác, Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện:
- Một là, Phân công lao động xã hội và
- Hai là sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất (hay sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất)
Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau của nền sản xuất xã hội.
Trước kia trong nền kinh tế tự nhiên, người ta phải làm tất cả các công việc từ trồng trọt, chăn nuôi, may vá… thì trong sản xuất hang hóa, mỗi người sẽ đảm nhiệm 1 công việc khác nhau. Có người chuyên trồng trọt, có người chuyên chăn nuôi, có người chuyên may vá… Trong phân công lao động xã hội , mỗi người sẽ chuyên môn hóa sản xuất một công việc nhất định.
Khi chuyên môn hóa, năng suất lao động tang lên, số lượng sản phẩm có được vượt xa so với nhu cầu của họ. Sản phẩm dư thừa đó được đem trao đổi với nhau. Đây chính là điều kiện cần để dẫn đến việc trao đổi hàng hóa.
Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
Tại sao phải có điều kiện sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất làm cho họ?
Chúng ta thấy rằng, trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Rõ rang, người chủ nô sở hữu nhiều nô lệ, mỗi người làm một công việc khác nhau, tạo ra sản phẩm khác nhau. Nhưng, họ lại không có sự tách biệt về kinh tế, sản phẩm của họ làm ra lại thuộc sở hữu của người chủ nô. Người nô lệ không thể tự do đem sản phẩm đó đi trao đổi mua bán được. nên sản phẩm lao động của họ không được coi là hàng hóa.
Chỉ khi, người chủ nô mang sản phẩm lao động đó ra chợ buôn bán thì đó mới được coi là hàng hóa. Người chủ nô khác với người nô lệ ở chỗ họ được quyền sở hữu và có sự tách biệt kinh tế. Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất làm cho những người sản xuất trở thành chủ thể sản xuất độc lập nhất định với nhau. Do đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người kia thì phải trao đổi mua bán.
Trong lịch sử , sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ.
Ví dụ về điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

Người thợ chuyên dệt vải sẽ có nhiều vải hơn so vơi nhu cầu của bản thân mình nhưng họ lại cần nhiều loại sản phẩm khác, trong đó có lương thực. người thợ dệt vải đem vải đổi lấy gạo và ngược lại, người nông dân cũng cần vải để mặc nên dùng gạo đổi lấy vải.
Trong phân công lao động xã hội, do chỉ sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nên người lao động có điều kiện để cải tiến công cụ lao động, tích lũy kinh nghiệm… nhờ đó, năng suất lao động tang lên. Như vậy, phân công lao động xã hội biểu hiện sự phát triển của lực lượng sản xuất và chính sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu.
Ví dụ về sản xuất tự cung tự cấp
Như bạn đã biết về điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa. Sau đây là ví dụ về sản xuất tự cung tự cấp.
Giả sử bạn sống trong một ngôi làng nhỏ, và các hộ gia đình trong làng có thể sản xuất các mặt hàng cơ bản như lương thực, quần áo và đồ gỗ. Mỗi gia đình có thể trồng ngô và lúa, nuôi gia súc, và có thợ may và thợ mộc trong làng.
Một gia đình có thể sản xuất lương thực bằng cách trồng ngô và lúa trên mảnh đất của họ. Họ cũng có thể nuôi gia súc để lấy thịt và sữa. Họ sử dụng lao động của gia đình để canh tác đất, chăm sóc và thu hoạch các mặt hàng này.
Những gia đình khác trong làng có thể sản xuất quần áo và đồ gỗ. Họ có thể sử dụng nguyên liệu từ ngôi làng như sợi từ cây lanh, vải từ lúa, và gỗ từ các cây cận kề. Họ sử dụng lao động của gia đình để dệt vải, may quần áo và làm đồ gỗ.
Các gia đình trong làng có thể trao đổi hàng hóa với nhau để đáp ứng nhu cầu của mình. Ví dụ, gia đình sản xuất lương thực có thể trao đổi ngô và lúa với gia đình sản xuất quần áo và đồ gỗ để có được quần áo và đồ gỗ. Qua đó, mỗi gia đình có thể tự cung tự cấp các nhu cầu cơ bản của mình mà không phải mua từ bên ngoài.
Ưu thế của sản xuất hàng hóa

Điều kiện ra đời cuả sản xuất hàng hóa như mọi người đã rõ. Vậy thì ưu thế của sản xuất hàng hóa là gì?
- Khai thác lợi thế về mặt tự nhiên, xã hội, kỹ thuật
Một là, do có sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất nên có thể khai thác hiệu quả những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở, từng vùng, từng địa phương cũng như của đất nước…
Ví dụ: các địa phương có các lợi thế khác nhau về mặt tự nhiên như: Hải Phòng có lợi thế về kinh tế biển, Thái nguyên có lợi thế về quặng, tài nguyên khoáng sản, Thái Bình có lợi thế về nông nghiệp… nên khi phân công lao động xã hội, các chủ thể kinh tế có xu hướng tìm kiếm khai thác những lợi thế so sánh về mặt tự nhiên, xã hội …cùng từng vùng, từng địa phương. Người ta sẽ có xu hướng đầu tư vào các nhà máy đóng tàu, chế biến hải sản ở Hải Phòng, Quảng ninh thay vì ở Thái Bình, và ngược lại, người ta sẽ đầu tư các nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu.. ở Thái Bình thay vì ở Hải Phòng, Quảng Ninh.
Ở chiều ngược lại, sản xuất hàng hóa phá vỡ tính tự cấp tự túc, trì trệ, lạc hậu, làm tăng nhu cầu trao đổi hàng hóa trong xã hội, làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm nhiều hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
- Người sản xuất hàng hóa có cơ hội phát triển, năng động, linh hoạt
Hai là, dưới tác động của các quy luật trong nền sản xuất hàng hóa (ví dụ như: quy luật giá trị, cạnh tranh, cung-cầu…) buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn năng động, linh hoạt, có chiến lược kế hoạch dài hạn, cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của con người. Đồng thời tạo ra những nhà sản xuất, kinh doanh giỏi, những người lao động lành nghề.
Ví dụ: Khi sản xuất hàng hóa phát triển, xuất hiện nhiều loại mô hình kinh doanh mới, tôi lấy ví dụ như hãng Grab. Nếu trước kia, để kinh doanh dịch vụ taxi hay xe ôm, thì người chủ phải sở hữu một lượng phương tiện nhất định, đó là xe máy và ô tô taxi. Tuy nhiên, khi sản xuất hàng hóa phát triển, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, người chủ kinh doanh loại hình vận tải đã thay đổi tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh bằng cách xây dựng mô hình Grab.
Rõ ràng, bây giờ hãng Grab không phải đầu tư bất kỳ một chiếc xe nào để kinh doanh như hàng trăm, hay hàng nghìn chiếc taxi của hãng Mailinh taxi mà vẫn có thể khai thác chuyên chở cho một lượng khách hàng lớn trong xã hội. Kinh tế hàng hóa nó là động lực để tạo ra nhiều ngành nghề mới, năng suất hơn, ưu việt hơn.
- Thúc đẩy nghiên cứu các thành tựu khoa học vào sản xuất
Ba là,kinh tế hàng hóa tạo điều kiện và thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học vào sản xuất, qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển.
Ví dụ: do nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin trong xã hội ngày càng lớn. Các hãng điện thoại (như Iphon, Samsung, oppo…) liên tục cạnh tranh với nhau, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật nhiều loại sản phẩm ưu việt hơn. Điện thoại Smart pone ngày nay được tích hợp nhiều tính năng như wifi, quay phim, chụp hình, soạn thảo văn bản, chuyển tiền…. thay vì những chiếc điện thoại cố định, máy bàn như đầu những năm 2000. Rõ ràng, sản xuất hàng hóa đã tạo động lực rất lớn cho sự phát triển của LLSX.
- Thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa và cải thiện đời sống
Bốn là, sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao lưu văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Bất kỳ quốc gia nào có nền sản xuất hàng hóa đều mở cửa kinh tế. Mở của kinh tế cho phép tận dụng được các nguồn lực mà trong nước còn yếu.
Ví dụ: Việt Nam mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực có thể tận dụng được nguồn lực về vốn, về công nghệ thậm chí học hỏi được các phương thức quản lý tiên tiến từ bên ngoài.
Hạn chế của sản xuất hàng hóa
Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa còn tồn tại nhiều mặt trái tiêu cực như: Các chủ thể kinh tế chạy theo lợi nhuận, sẽ vi phạm pháp luật làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, sự bần cùng hóa của những người lao động, những nguy cơ khủng hoảng tiềm tàng, sự phá hoại môi trường sinh thái và nhiều vấn đề xã hội khác…
Kết lại
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về kiến thức liên quan đến điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa. Hi vọng những thông tin trong bài viết này là hữu ích và có ý nghĩa đối với mọi người. Xin cám ơn.