Tổng hợp một số hệ quả của tích lũy tư bản – Ví dụ về tích lũy tư bản

Tổng hợp một số hệ quả của tích lũy tư bản – Ví dụ về tích lũy tư bản

Tổng hợp một số hệ quả của tích lũy tư bản

Một số hệ quả của tích lũy tư bản là: 

  • Làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.
  • Làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.
  • Làm bần cùng hóa người lao động làm thuê.
  • Tích tụ tư bản và tập trung tư bản có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.

Cùng giasuglory.edu.vn phân tích sâu hơn từng hệ quả của tích lũy tư bản sau đây:

Làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản

Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Hệ quả của tích lũy tư bản là làm gia tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản, kéo theo khối lượng tư liệu sản xuất tăng theo

Hệ quả của tích lũy tư bản là làm gia tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. Sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động ở hình thái hiện vật, hoặc còn được gọi laf cấu tạo kỹ thuật. Khi cấu tạo kỹ thuật thay đổi thì cấu tạo giá trị thay đổi.

Cấu tạo giá trị là tỷ lệ của tư bản được phân thành tư bản khả biến (là giá trị của sức lao động) và tư bản bất biến (giá trị của tư liệu sản xuất) cần thiết để tiến hành sản xuất.

Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo của tư bản không ngừng tăng lên, kéo theo khối lượng tư liệu sản xuất tăng theo. Điều đó đòi hỏi các nhà tư bản phải sử dụng nguồn nhân lực có đào tạo bài bản, là nguyên nhân gây ra những hiệu ứng tiêu cực đối với người lao động hiện nay.

Làm tăng tích tụ và tập trung tư bản

Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
Hệ quả của tích lũy tư bản là làm tăng sự tích tụ (kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản) và tập trung tư bản

Hệ quả của tích lũy tư bản là làm tăng sự tích tụ và tập trung tư bản. Để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản sẽ tái sản xuất mở rộng, tư bản hóa giá trị thặng dư tức là trích một phần giá trị thặng dư thu được đem trở lại đầu tư sản xuất cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Quá trình đó Mác gọi là tích tụ tư bản.

Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản, nó phản ánh quan hệ kinh tế – xã hội giữa người công nhân và nhà tư bản, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Ngoài ra, để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản có thể hợp nhất tư bản cá biệt thành một tư bản cá biệt lớn hơn, đó chính là quá trình tập trung tư bản.

Làm bần cùng hóa người lao động làm thuê

Tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê
Bần cùng hóa thể hiện dưới hai hình thức là bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối

Hệ quả của tích lũy tư bản là làm bần cùng hóa người lao động làm thuê. Ở hệ quả thứ nhất, ta thấy việc tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản (chính là việc sử dụng nhiều máy móc hơn) làm cho một bộ phận người lao động bị thất nghiệp và bần cùng hóa lao động làm thuê. Do đó, quá trình tích lũy tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích lũy sự giàu sang về phía giai cấp tư sản ; mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía công nhân làm thuê.

Bần cùng hóa thể hiện dưới hai hình thức là bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối.Đây là một trong những hệ quả của tích lũy tư bản được thấy rõ rệt nhất qua sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp công nhân làm thuê. Thể hiện rõ nét ở những người đang thất nghiệp, ở toàn bộ giai cấp công nhân khi tình hình kinh tế khó khăn (khủng hoảng, lạm phát, suy thoái…), ở công nhân trong các nước nghèo…

Tích lũy tư bản và tập trung tư bản có mối quan hệ gắn bó mật thiết

Tích lũy tư bản và tập trung tư bản có mối quan hệ gắn bó
Hệ quả của tích lũy tư bản đó là làm tăng quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt khiến tập trung tư bản diễn ra nhanh hơn

Hệ quả của tích lũy tư bản đó là làm tăng quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt. Điều này khiến cho tập trung tư bản diễn ra nhanh hơn. Tập trng tư bản tạo điều kiện để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, thúc đẩy tích tụ tư bản, khiến tích lũy tư bản càng ngày càng mạnh.

Tập trung tư bản có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa, giúp doanh nghiệp lớn sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại.

Lấy ví dụ về tích lũy tư bản

Lấy ví dụ về tích lũy tư bản
Lấy ví dụ về tích lũy tư bản: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng

Ví dụ về tái sản xuất giản đơn

Một nhà tư bản đầu tư 200 triệu, sau quá trình sản xuất anh ta thu về 250 triệu. Trong đó, giá trị thặng dư là 50 triệu. Sau đó tiếp tục đầu tư 200 triệu để tái sản xuất, 50 triệu lúc trường dùng để chi tiêu hằng ngày. Quá trình này gọi là tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất theo quy mô cũ.

Ví dụ về tái sản xuất mở rộng

Một nhà tư bản đầu tư 100 triệu, sau quá trình sản xuất thu được 130 triệu. Giá trị thặng dư là 30 triệu. Anh sử dụng 15 triệu để chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày, 15 triệu để thuê thêm công nhân, mua thêm tư liệu sản xuất để mở rộng quy mô. Quá trình này được gọi là tái sản xuất mở rộng, tái sản xuất quy mô lớn hơn.

Động cơ của tích lũy tư bản là gì?

Động cơ của tích lũy tư bản là gì
Động cơ của tích lũy tư bản có 2 khởi nguồn là: Quy luật giá trị thặng dư và quy luật cạnh tranh

Động cơ của tích lũy tư bản có 2 khởi nguồn là: Quy luật giá trị thặng dư và quy luật cạnh tranh.

Quy luật giá trị thặng dư: Các nhà tư bản luôn có xu hướng quay trở lại tái sản xuất mở rộng vì mong muốn gia tăng giá trị thặng dư. Muốn làm được điều đó thì bắt buộc nhà tư bản phải tìm nguồn vốn và nâng cao năng suất lao động.

Quy luật cạnh tranh: Để duy trì, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai, các nhà tư bản phải đổi mới máy móc, thiết bị để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành cạnh tranh. Vì thế yêu cầu về vốn luôn ưu tiên hàng đầu, đi đầu với mọi doanh nghiệp.

Do đó, doanh nghiệp bắt buộc phải tích lũy tư bản và sinh ra các hệ quả của tích lũy tư bản.

 

3/5 - (3 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *