Việc phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa là gì?

Cách phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động
Tư bản cố định vầ tư bản lưu động là gì? Mỗi một bộ phận khác nhau trong tư bản sản xuất thường sẽ không chu chuyển giống nhau. Bởi lẽ mỗi một bộ phận tư bản dịch chuyển giá trị vào sản phẩm theo những cách thức riêng biệt. Dựa trên tính chất chu chuyển mà người ta sẽ phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu thộng.

Vậy thì tư bản cố định và tư bản lưu động là gì? Việc phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa là gì? Theo dõi bài viết của giasuglory.edu.vn để hiểu hơn nhé.

Khái niệm tư bản cố định và tư bản lưu động

Khái niệm tư bản cố định và tư bản lưu động
Tư bản cố định vầ tư bản lưu động là những bộ phận cơ bản nhưng quan trọng trong tư liệu sản xuất

Tư bản cố định là gì?

Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần, từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.

Còn theo wikipedia, tư bản cố định là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị của thiết bị, máy móc, nhầ xưởng,… Chúng thâm gia vào sản xuất nhưng giá trị sẽ không chuyển hết toàn bộ mà chuyển dần trong quá trình sản xuất.

Chính vì lẽ đó, để hạn chế hao mòn hữu hình, các tài sản cố định cần được bảo quản, sửa chữa thường xuyên ; mặt khác để tránh hao mòn vô hình, tài sản cố định cần được sử dụng hết công suất, thu hồi nhanh tư bản cố định.

Tư bản lưu động là gì?

Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển ngay một lần và toàn bộ vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.
Ví dụ : để dệt được 5 kg sợi, thì cần phải có 5 kg bông, và phải mất 2 h lao động của công nhân. Có nghĩa rằng, tư bản lưu động tồn tại dưới dạng 5kg bông và mua 2h sức lao động của người công nhân, trong 1 chu kỳ sản xuất, nó phải dịch chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm thì mới có được 5 kg sợi.

Cách phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động?

Cách phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động
Cách phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động giúp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản, sử dụng tư bản hiệu quả và tăng giá trị thặng dư
Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức sản xuất và kinh doanh, giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản, sử dụng tư bản có hiệu quả nhất, tăng được khối lượng giá trị thặng dư…
Trong quá trình sản xuất TBCN, nhà tư bản, khi bắt đầu đầu tư vào sản xuất, anh ta sẽ cần một lượng tư bản ban đầu để mua các yếu tố sản xuất. Các yếu tố đó gồm :
  • Máy móc, thiết bị, nhà xưởng
  • Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…
  • Sức lao động của người công nhân
Tuy nhiên, các bạn thấy rằng, cách thức dịch chuyển giá trị vào sản phẩm của các nhóm yếu tố trên là khác nhau. Đối với máy móc, thiết bị, nhà xưởng… tạm gọi đây là yếu tố cứng, trong quá trình sản xuất, giá trị của nó được dịch chuyển dần dần qua nhiều chu kỳ sản xuất thông qua khấu hao, hao mòn. Còn đối với Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và sức lao động của của người công nhân … thì cần phải dịch chuyển toàn bộ vào sản phẩm đối với mỗi chu kỳ sản xuất.
Cho nên, căn cứ vào sự khác nhau trong phương thức chu chuyển của các bộ phận đó vào giá trị sản phẩm, tư bản sản xuất được phân thành tư bản cố định và tư bản lưu động.

Việc phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa là gì?

Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức sản xuất và kinh doanh, giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản, sử dụng tư bản có hiệu quả nhất, tăng được khối lượng giá trị thặng dư

Xem Thêm Bài Viết  Giá trị thặng dư là gì? Công thức tính khối lượng giá trị thặng dư

Tùy theo mục đích, mà sẽ phân chia tư bản sản xuất theo dạng nào. Nếu để thấy được vai trò khác nhau của các bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị thặng dư, thì người ta chia Tư bản thành tư bản bất biến (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, nhiên liệu vật liệu…) và tư bản khả biến (tư bản dùng để mua sức lao động). Trong đó, tư bản khả biến là bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư.

Ngoài ra, căn cứ để phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động là dựa trên phương thức chuyển dịch giá trị khác nhau trong từng bộ phận tư bản từ quá trình sản xuất.

Phân biệt tư bản cố định và tư bản bất biến

Nếu như tư bản cố định không có bao gồm nguyên liệu mà toàn bộ giá trị đều được chuyển hết một lần vào sản phẩm trong sản xuất thì tư bản bất biến sẽ bao gồm cả nguyên liệu.

Tư bản bất biến hiểu đơn giản là tư bản vật chất. Để phân biệt với khái niệm tư bản khả biến từ đây là loại tư bản bỏ râ để mua về sức lao động.

Hao mòn hữu hình của tư bản cố định là gì?

Trong quá trình sử dụng, tư bản cố định bị hao mòn đi. Sẽ có hai loại hao mòn : Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Xem Thêm Bài Viết  Ý nghĩa bước ngoặt cách mạng do Mác thực hiện trong triết học?

Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về giá trị sử dụng đi đối với sự hao mòn về giá trị của tài sản cố định do quá trình sử dụng hoặc do sự phá hủy của tư nhiên. Phần giá trị hao mòn này được chuyển vào giá trị hàng hóa và nhà tư bản sẽ thu hồi lại sau khi bán hàng hóa.

Còn hao mòn vô hình của tư bản cố định là hao mòn thuần túy về giá trị của tài sản cố định, là sự giảm giá trị thâm chí bị loại bỏ do tiến bộ khoa học kỹ thuật, xuất hiện các máy móc mới tốt hơn, rẻ hơn, công suất cao hơn.

Lấy ví dụ về tư bản cố định và lưu động

Lấy ví dụ về tư bản cố định và lưu động
Ví dụ về tư bản cố định và lưu động giúp bạn hiểu rõ hơn về từng đối tượng trong tư bản sản xuất

Sau đây là những ví dụ về tư bản cố định và tư bản lưu động để giúp bạn được hiểu rõ hơn về những khái niệm kinh tế này nhé.

Ví dụ về tư bản cố định

  • Nhà máy và nhà xưởng: Đây là các công trình xây dựng dùng để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
  • Máy móc và thiết bị: Bao gồm các thiết bị công nghiệp, máy móc, công cụ và phương tiện vận chuyển.
  • Đất và tài sản bất động sản: Đất và các tài sản bất động sản như tòa nhà, địa điểm kinh doanh, kho bãi.

Ví dụ về tư bản lưu động

  • Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Bao gồm tiền mặt, tiền trong tài khoản ngân hàng và các công cụ thanh toán như séc, hối phiếu.
  • Chứng khoán: Bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác có thể mua bán trên thị trường tài chính.
  • Hàng tồn kho: Bao gồm hàng hóa, nguyên vật liệu và thành phẩm đang được lưu trữ trong quá trình sản xuất hoặc xuất khẩu.
Xem Thêm Bài Viết  Phân tích kết cấu của ý thức? Triết học Mác Lênin

Bởi bản chất tư bản cố định và lưu động có tính chất và vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất và kinh doanh, việc hiểu và quản lý chúng là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công và tăng trưởng của một doanh nghiệp.

Biện pháp giảm hao mòn tư bản cố định

Biện pháp giảm hao mòn tư bản cố định
Có thể ấp dụng nhiều biện pháp giúp giảm hao mòn tư bản cố định như bão dưỡng, đầu tư, nâng cấp, áp dụng công nghệ,…

Để giảm hao mòn tư bản cố định và tăng hiệu suất sử dụng tài sản, có một số biện pháp quan trọng mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Bảo dưỡng và bảo trì định kỳ: Thực hiện bảo dưỡng và bảo trì định kỳ cho các tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng để đảm bảo chúng hoạt động trong tình trạng tốt nhất. Điều này giúp giảm mức độ mòn và kéo dài tuổi thọ của tài sản.
  • Đào tạo và nâng cao kỹ năng công nhân: Đảm bảo nhân viên được đào tạo và nắm vững kỹ năng cần thiết để vận hành và sử dụng tài sản cố định một cách hiệu quả. Điều này giúp giảm rủi ro hỏng hóc không cần thiết do việc sử dụng không đúng cách.
  • Sử dụng công nghệ tiên tiến: Áp dụng công nghệ mới và tiên tiến vào quá trình sản xuất và quản lý tài sản cố định. Các công nghệ tiên tiến thường có hiệu suất cao hơn và ít gây hao mòn hơn, giúp tăng cường năng suất và giảm chi phí bảo trì.
  • Quản lý lịch trình và sử dụng tài sản: Xây dựng lịch trình sử dụng tài sản cố định hiệu quả, đảm bảo tài sản được sử dụng liên tục và không bị bỏ không dùng. Đồng thời, tối ưu hóa việc sử dụng tài sản bằng cách chia sẻ hoặc thuê tài sản không sử dụng đủ công suất.
  • Đầu tư thay thế và nâng cấp: Theo dõi tuổi thọ của tài sản cố định và lập kế hoạch đầu tư thay thế và nâng cấp khi cần thiết. Điều này giúp giảm rủi ro hỏng hóc và nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản.
  • Quản lý hệ thống theo dõi và kiểm soát: Thiết lập hệ thống theo dõi và kiểm soát đối với tài sản cố định, bao gồm việc kiểm tra, kiểm kê định kỳ và giám sát tình trạng hoạt động của tài sản. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề và can thiệp kịp thời để giảm hao mòn.

Kết lại

Trên đây là toàn bộ chia sẻ cuẩ chúng tôi về tư bản cố định và tư bản lưu động trong sản xuất. Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích và có ý nghĩa đối với mọi người nhé. Xin cấm ơn vì đã dành thời gian theo dõi, ủng hộ bài viết.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *