Mô hình cung cầu là gì? Sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích các trường hợp thực tiễn

Mô hình cung cầu là gì? Sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích các trường hợp thực tiễn

Mô hình cung cầu là gì? 

Mô hình cung cầu là gì
Mô hình cung cầu sử dụng để tính toán sản lượng và giá cân bằng cho cả nền kinh tế hoặc cho một thị trường cụ thể
Mô hình cung cầu là mô hình kinh tế cơ bản thường gặp trong phân tích các hoạt động kinh tế. Sử dụng mô hình cung cầu để tính toán sản lượng và giá cân bằng cho cả nền kinh tế hoặc cho một thị trường cụ thể, như: Mô hình cung cầu hàng hóa, vốn, mô hình cung cầu tiền,…

Khái niệm cung cầu trong kinh tế vi mô

Khái niệm cung cầu trong kinh tế vi mô
Tìm hiểu khái niệm cung cầu trong kinh tế vi mô

Cầu là gì?

Cầu là gì
Cầu là tổng khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua, tương ứng với mức giá cả và thu nhập của họ

Cầu là tổng khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua, tương ứng với mức giá cả và thu nhập của họ.

Cần phải phân biệt rõ cầu với nhu cầu. Nhu cầu là sự mong muốn và cần thiết, trong khi cầu phải đảm bảo đáp ứng thêm khả năng chi trả. Cầu của hàng hóa sẽ phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm dịch vụ, hàng hóa, thu nhập của khách hàng cũng như là kỳ vọng đối với sản phẩm.

Cung là gì?

Cung là gì
Cung của một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra thị trường ở những mức giá khác nhau.

Cung của một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra thị trường ở những mức giá khác nhau. 

Mức cung sẽ tương ứng với giá cả, với khả năng và chi phí sản xuất. Ngoài ra, cung còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Giá của các yếu tố đầu vào, chính sách thuế, công nghệ, số lượng nhà sản xuất, kỳ vọng nhà sản xuất đối với thị trường.

Mối quan hệ giữa cung và cầu 

Mối quan hệ giữa cung và cầu
Cung – cầu – giá cả có mối quan hệ mật thiết với nhau, các tác động quyết định, chi phối lẫn nhau trong nền kinh tế thị trường

Trên thị trường, cung – cầu – giá cả có mối quan hệ mật thiết với nhau, các tác động quyết định, chi phối lẫn nhau. Khi giá của hàng hóa tăng lên sẽ làm cho lượng cung tăng lên và mức cầu giảm xuống.

Khi giá của hàng hóa giảm dẫn đến lợi nhuận giảm sút, lượng cung cũng giảm nhưng cầu có xu hướng tăng.

Ở tình huống khác, nếu cung hàng bất chợt tăng lên mà cầu không tăng theo thì giá hàng hóa sẽ giảm và ngược lại. Ngoài ra, ở một thời điểm nào đó khi cầu tăng lên nhưng cung không theo kịp thì sẽ dẫn đến hiện tượng khan hàng, giá sẽ tăng cao.

Qua đó có thể thấy cả 3 yếu tố: cung – cầu – giá cả luôn gắn kết chặt chẽ, chúng chi phối lẫn nhau trong nền kinh tế.

Sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích các trường hợp thực tiễn

Sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích
Sử dụng đồ thị (mô hình cung cầu) để giải thích các vấn đề, trường hợp trong thực tiễn đời sống hiện nay

Cùng giasuglory.edu.vn sử dụng đồ thị cung cầu, giải thích một số trường hợp thực tiễn sau:

  • Khi cuộc chiến nổ ra ở Trung Đông, giá xăng tăng, trong khi giá một chiếc Cadillac đã qua sử dụng lại giảm. Vì sao?

Dựa trên mô hình cung cầu, biểu đồ cung cầu, có thể giải thích được trường hợp này. Xe Cadillac đã qua sử dụng là dòng xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn so với các dòng xe mới. Xăng với xe Cadillac được xem là hàng hóa bổ sung cho nhau.

Khi giá xăng tăng thì theo luật cầu, lượng cầu xăng giảm. Khi ấy lượng cầu xe Cadillac cũng giảm ở mọi mức giá và đường cầu xe dịch chuyển sang trái. Điểm cân bằng khi đó cũng dịch chuyển làm cho giá và lượng cầu xe giảm.

  • Giả sử tiết trời nóng bất thường làm đường cầu kem dịch chuyển sang phía phải. Giải thích tại sao giá kem tăng tới mức thị trường ổn định mới dừng.

Không sử dụng sơ đồ cung cầu cũng có thể biết được rằng thực tế, khi tiết trời nóng thì mọi người chỉ muốn ăn kem nhiều hơn. Kéo theo đó là cầu về kem tăng lên ở mọi mức giá. Đường cầu sẽ dịch chuyển lên trên trong khi cung vẫn không thay đổi. Điểm cân bằng lúc này dịch chuyển sang phải và giá kem, lượng kem bán ra tăng.

  • Nước sốt cà chua là hàng bổ sung cho xúc xích nóng. Vậy nếu giá xúc xích nóng tăng thì điều gì sẽ xảy ra đối với thị trường nước sốt cà chua? Thị trường cà chua và thị trường nước cam?

Có thể lý giải điều này dựa trên mô hình cung cầu kinh tế vĩ mô như sau. Nếu giá xúc xích nóng tăng, cầu xúc xích nóng giảm. Kéo theo đó là cầu nước sốt cà chua giảm ở mọi mức giá do là hầng hóa bổ sung. Vậy thì đường cầu nước sốt cà chua dịch chuyển xuống dưới, đường cung vẫn không thay đổi, giá và sản lượng cân bằng giảm.

Cầu nước sốt cà chua giảm kéo theo giảm cầu về cà chua. Lúc này, đường cầu cà chua dịch chuyển xuống dưới trong khi đường cung không thay đổi. Điểm cân bằng dịch chuyển. Tại điểm cân bằng mới thì giá và sản lượng cân bằng đều giảm.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *