Công nghiệp hóa là gì? Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới

Công nghiệp hóa là gì

Công nghiệp hóa là gì?

Công nghiệp hóa là gì
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé sang nền kinh tế công nghiệp

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết mọi hoạt động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.

Ngoài ra, công nghiệp hóa còn được hiểu là quá trình nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong toàn bộ các ngành nghề kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, giá trị gia tăng, năng suất lao động,…

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa là một phần của hiện đại hóa.

Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới

Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới
Có 3 mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới đó là mô hình công nghiệp hóa cổ điển, mô hình công nghiệp hóa kiểu Xô Viết và mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản cùng các nước công nghiệp mới

Có 3 mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới bao gồm:

  • Mô hình công nghiệp hóa cổ điển.
  • Mô hình công nghiệp hóa kiểu Xô Viết (cũ).
  • Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NIC).
Xem Thêm Bài Viết  Nhà nước bắt nguồn từ đâu? [Pháp luật đại cương]

Cùng giasuglory.edu.vn phân tích từng mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới ngay sau đây:

Mô hình công nghiệp hóa cổ điển 

Mô hình công nghiệp hóa cổ điển
Đặc trưng cơ bản mô hình CNN cổ điển là bắt đầu từ sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ (ngành dệt), nông nghiệp, rồi cuối cùng là ngành công nghiệp nặng (cơ khí chế tạo máy).

Đây là mô hình công nghiệp hóa đầu tiên trong lịch sử được gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 1.0, tiêu biểu ở nước Anh từ giữa thế kỷ XVIII. Đặc trưng cơ bản mô hình này là bắt đầu từ sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ (ngành dệt), nông nghiệp, rồi cuối cùng là ngành công nghiệp nặng (cơ khí chế tạo máy).

Quá trình công nghiệp hóa diễn ra tuần tự trong thời gian tương đối dài, trung bình từ 60 – 80 năm, sau khi khởi nguồn ở Anh rồi lan rộng sang Pháp và các nước Đức, Nga, Mỹ…

Nguồn vốn để công nghiệp hóa do bóc lột lao động làm thuê, làm phá sản người sản xuất nhỏ, xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa. Vì thế, quá trình công nghiệp hóa cổ điển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động, giữa các nước tư bản với nhau, giữa các nước tư bản và các nước thuộc địa.

Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ)

Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ)
Đặc trưng mô hình CNN kiểu Liên Xô là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như ngành cơ khí chế tạo máy, nhà nước có vai trò quyết định, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh…

Mô hình này được xây dựng đầu tiên ở Liên Xô năm 1930, sau lan ra các nước XHCN và Đông Âu vào năm 1945. Ở Việt Nam chúng ta cũng xây dựng mô hình này từ năm 1960 đến năm 1986 thì xóa bỏ. Đặc trưng mô hình là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như ngành cơ khí chế tạo máy, nhà nước có vai trò quyết định, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh…

Mô hình công nghiệp hóa ưu tiên phát triển công nghiệp nặng không còn đủ sức giúp Liên Xô vươn lên trong cuộc chạy đua với Mỹ sau này. Mô hình Công nghiệp hóa này bị xụp đổ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX.

Xem Thêm Bài Viết  Kinh tế thị trường hiểu như thế nào mới đúng? Kinh tế chính tri

Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NIC)

Công nghiệp hóa của Nhật và các nước công nghiệp mới
Xuất phát muộn khi công nghiệp hóa, các nước như Nhật bản, NICs sử dụng chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn.

Xuất phát muộn khi công nghiệp hóa, các nước như Nhật bản, NICs sử dụng chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn. Họ tận dụng tốt cơ hội để đi tắt thông qua tiếp nhận công nghệ và đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Bằng việc nhập khẩu công nghệ và từng bước sáng tạo công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất hàng hóa trong nước thay thế nhập khẩu.

Thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ của các nước đi trước, cùng với việc phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước thu hút nguồn lực ngoài để tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Kết quả chỉ sau 20 – 30 năm đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới cho thấy, trong thời đại ngày nay các nước đi sau nếu biết khai thác tốt lợi thế trong nước và tận dụng, tiếp thu những nguồn lực, đặc biệt là những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại của các nước đi trước, thì sẽ rút ngắn được quá trình phát triển.

Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay

Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa ở nước ta
Tìm hiểu những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay

Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay là:

  • Công nghiệp hóa trong sự phát triển của lực lượng sản xuất.
  • Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và hiện đại.
  • Củng cố, tăng cường vai trò lãnh đạo trong quan hệ sản xuất chủ nghĩa.
Xem Thêm Bài Viết  Hỏi: Phân tích nội dung, ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa vật chất của Lênin?

Công nghiệp hóa trong sự phát triển của lực lượng sản xuất

CNH trong sự phát triển của lực lượng sản xuất
Công nghiệp hóa trong sự phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện ở chỗ cơ khí hóa nền sản xuất xã hội.

Công nghiệp hóa trong sự phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện ở chỗ cơ khí hóa nền sản xuất xã hội. Cụ thể là chuyển từ nền kinh tế chỗ dựa trên kỹ thuật thủ công sang dựa trên kỹ thuật cơ khí. Chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. 

Bên cânhj đó áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào các ngành nghề của kinh tế quốc dân. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế tri thức.

Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại

Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả, bất hợp lý sang một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả, bất hợp lý sang một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả. Mục tiêu của sự chuyển dịch là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp. Sau đó phát triển lên thành cơ cáu kinh tế công – nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.

Củng cố, tăng cường vai trò lãnh đạo trong quan hệ sản xuất chủ nghĩa

Củng cố vai trò lãnh đạo trong quan hệ sản xuất chủ nghĩa
Tiến hành củng cố và làm tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Củng cố và làm tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, hướng tới việc xác lập địa vị thống trị trong các mối quan hệ sản xuất xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *