Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là gì?

Các phương pháp sản xuất thặng dư

Một trong những mục đích chính của tư bản đó là sản xuất ra giá trị thặng dư ở mức tối đa. Vì thế họ sử dụng nhiều phương pháp nhằm tăng tỷ suất, khối lượng của giá trị thặng dư. Vậy các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là gì? Bản chất thật sự của chúng như thế nào? Theo dõi bài viết của giasuglory.edu.vn để biết thêm chi tiết nhé.

Giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư là gì
Giá trị thặng dư là độ dôi ra khi lấy mức thu của đầu vào nhân tố trừ đi giá cung

Giá trị thặng dư trong các phương pháp sản xuất thặng dư chính là độ dôi ra khi lấy mức thu của đầu vào nhân tố trừ đi giá cung. Một ví dụ đơn giản và tiêu biểu về việc nộp tô cho chủ đất sở hữu những mảnh đất màu mỡ.

Mác đã nghiên cứu về giá trị thặng dư ở giác độ hao phí lao động. Thấy được rằng công nhân sản xuất ra nhiều giá trị hơn chi phí mà tư bản trả cho họ – Yếu tố bị quy định bởi mức tiền lương tối thiểu chỉ có thể đủ để đảm bảo cho họ tồn tại với tư cách là 1 người lao động. Theo Mác thì sự bốc lột công nhân chỉ có thể bị loại trừ đi khi nhà tư bản trả lại cho họ mọi giá trị mới được tạo ra.

A.Marshall cho rằng: Nếu xét về bản chất, mọi khoản thu nhập nhân tố cao hơn chi phí nhân tố là bán tô ngắn hạn. Thế nên, theo ông khi không có nhiều cơ hội để nhân tố sản xuất được lựa chọn thì mọi phần thường dành cho nó tất cả đều là giá trị thặng dư.

Lấy ví dụ minh họa về giá trị thặng dư trong kinh tế chính trị

Khi sản xuất 10kg sợi ta cần 10kg bông, giá 19kg là 10 đô. Để chế biến chúng thành sợi, cần công nhân lao động 6 gườ và hao mòn máy móc 2 đô. Giá trị sức lao động 1 ngày của công nhân làv 3 đô. Trong 1 giờ lao động họ tạo được 0.5 đô. Cuối cùng, ta giả định trong quá trình sản xuất sợi đã hao phí theo thời gian lao động câng thiết.

Xem Thêm Bài Viết  Nội dung quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường được hiểu như thế nào?

Như vậy thì tổng chi phí tư bản mua tư liệu sản xuất, sức lao động là 27 đô la. Trong 12 giờ lao động thì công nhân tạo sản phẩm mới, giá trị lên đến 30 đô la. Giá trị dôi ra lúc này là 3 đô la. Nó gọi là giá trị thặng dư.

Vai trò của giá trị thặng dư trong phát triển nền kinh tế thị trường

Trong chủ nghĩa tư bản thì sản xuất giá trị thặng dư chính là mục tiêu, động lực của giai cấp tư sản. Giá trị thặng dư là động lực thúc đẩy tư bản ra sức cải thiến công nghệ, kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động. Các hoạt động riêng lẻ đó của mỗi nhahf tư bản dẫn đến kết quả là gia tăng năng suất lao động của toàn xã hội, hình thành nên giá trị thặng dư tương đối và thúc đẩy lao động phát triển.

Các phương pháp sản xuất thặng dư

Các phương pháp sản xuất thặng dư
2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là tuyệt đối và tương đối

Có mấy phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là một câu hỏi mà khi tìm hiểu về bộ môn kinh tế chính trị rất nhiều người quan tâm. Nghiên cứu một cách sâu sắc về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là một trong những thành công mà Mác đã thực hiện trong nghiên cứu của mình. Và sau đây là nội dung tổng quan nhất về 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là gì? Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, thời gian lao động tất yếu và giá trị sức lao động không thay đổi.

Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua sức lao động tìm mọi cách kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động (tăng cường độ lao động có tác dụng giống như kéo dài ngày lao động). Tuy nhiên, ngày lao động bị giới hạn về tự nhiên (thời gian một ngày, tâm sinh lý của người lao động) và giới hạn về mặt xã hội (phong trào đấu tranh của công nhân). Tăng cường độ lao động bị giới hạn ở khả năng chịu đựng của con người.

Xem Thêm Bài Viết  Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Chủ nghĩa duy tâm duy vật trong triết học

Tóm lại, ngày lao động luôn phải lớn hơn thời gian lao động tất yếu và không thể vượt qua giới hạn thể chất và tinh thần của người lao động.

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối là: Giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu. Do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không đổi thậm chí rút ngắn.

Ví dụ: Ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư thì m’ = 100%. Nếu thời gian lao động tất yếu giảm còn 2 giờ, thì thời gian thặng dư là 6 giờ khi đó m’ = 300%.

Thời gian lao động tất yếu giảm, có nghĩa là người lao động cần ít thời gian lao động hơn trước nhưng có thể tạo ra được lượng giá trị mới ngang bằng giá trị sức lao động,hay nói cách khác, giá trị sức lao động đã giảm một cách tương đối so với tổng giá trị mới mà người lao động tạo ra trong ngày. Để có được điều đó, cần phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động. Điều này chỉ có thể có được khi năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo ra các tư liệu sinh hoạt đó tăng lên.

Bản chất của giá trị thặng dư trong sản xuất

Bản chất của giá trị thặng dư trong sản xuất
Bản chất của giá trị thặng dư trong sản xuất là sự miệt mài chăm chỉ của người lao động

Qua việc nắm bắt các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta hiểu rằng thặng dư là mục đích sản xuất của tư bản chủ nghĩa. Bản chất thật sự của chúng là:

Kết quả của sự lao động miệt mài và chăm chỉ

Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cho thấy thặng dư chính là kết quả của sự lao động miệt mài. Tư bản làm giàu và thu lợi nhuận trene cơ sở thuê mướn lao động. Người lao động làm thuê, bán sức lao động, đổi tiền công.

Xem Thêm Bài Viết  Khái niệm thị trường là gì? Vai trò của thị trường kinh tế chính trị

Mọi sản phẩm mới tạo ra đều thuộc về tư bản

Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cũng đã chỉ ra rõ mọi sản phẩm được tạo ra từ công nhân đều thuộc sở hữu của tư bản, của các ông chủ. Người công nhân trước khi tham gia sản xuất đã giao ước, trả công đúng bằng giá trị hàng hóa sức lao động. Phần thặng dư tất nhiên bị tư bản chiếm đoạt.

Giá trị thặng dư siêu ngạch

Giá trị thặng dư siêu ngạch
Phần giá trị thặng dư vượt trội trong quá trình người lao động sản xuất đó gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch

Trong nền kinh tế, việc tăng năng suất lao động diễn ra trước hết ở một hoặc vài xí nghiệp riêng lẻ, hàng hóa do các xí nghiệp này sản xuất ra có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó những xí nghiệp này sẽ thu được giá trị thặng dư vượt trội so với các xí nghiệp khác. Phần giá trị thặng dư vượt trội đó gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.

Xét từng trường hợp giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng xét toàn bộ xã hội thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Do chạy theo giá trị thặng dư siêu ngạch dẫn đến năng suất lao động của xã hội tăng, hình thành giá trị thặng dư tương đối, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá thị thặng dư tương đối.

Trong thực tiễn lịch sử phát triển của kinh tế thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã thực hiện những cuộc cách mạng lớn về sản xuất không ngừng nâng cao năng suất lao động (cách mạng quản lý, tổ chức, tư liệu lao động, đối tượng lao động…) mở ra những điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất nói chung và sản xuất giá trị thặng dư phát triển nhanh.

Kết lại

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cũng như bản chất thật sự của nó. Hi vọng thông tin trong bài viết này là hữu ích, ý nghĩa với mọi người. Xin cám ơn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *