Công nghiệp hóa được coi là xu hướng phát triển tất yếu của tất cả các quốc gia, hay nói cách khác, để cải biến tình trạng lạc hậu và tăng năng suất lao động, thì nhất định phải công nghiệp hóa. Vậy công nghiệp hóa là gì? Công nghiệp hóa có những mô hình nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này của giasuglory.edu.vn để rõ hơn nhé.
TÓM TẮT
Công nghiệp hóa là gì?

Sự tồn tại của loài người luôn gắn liền với nhiều cuộc cách mạng. Công nghiệp hóa chính là một trong những cuộc cách mạng về kinh tế về kỹ thuật vĩ đại mà loài người đã và đang trải qua.
Về khái niệm công nghiệp hóa, công nghiệp là một ngành kinh tế cơ bản trong cơ cấu kinh tế, hóa có nghĩa là chuyển đổi, chuyển hóa, biến đổi… Hiểu một cách đơn giản, công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp.
Tuy nhiên, công nghiệp hóa có thể định nghĩa khái quát hơn lại là: Công nghiệp hóa đó là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Có cách hiểu khác, đó là sự chuyển biến một kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, cũng có thể hiểu đó là sự tăng dần tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân…
Song, các bạn lưu ý rằng khái niệm công nghiệp hóa này luôn mang tính lịch sử, có nghĩa ở từng giai đoạn, từng điều kiện kinh tế xã hội khác nhau thì nội dung khái niệm công nghiệp hóa có sự khác nhau.
Lấy ví dụ về công nghiệp hóa
Quan niệm công nghiệp hóa khác ở giai đoạn CM Công nghiệp 1.0 (thế kỷ XVIII) khác với công nghiệp hóa ở giai đoạn 4.0 (như hiện nay)… Công nghiệp hóa giai đoạn 1.0 (thế kỷ XVIII) thì đó đơn thuần chỉ là thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc.
Còn giai đoạn Cách mạng CN 4.0 hiện nay, thì công nghiệp hóa phải theo hướng hiện đại, tức là cũng áp dụng máy móc để thay thế lao động thủ công, nhưng máy móc đó phải mang tính hiện đại, tự động hóa, tin học hóa.
Hay như nội dung nội dung công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa cổ điển ở Anh khác với nội dung công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô; Công nghiệp hóa ở Anh (thế kỷ XVIII thì tập trung vào ngành công nghiệp nhẹ) trong khi con đường công nghiệp hóa ở Liên Xô (đầu thế kỷ XX thì lại tập trung vào ngành công nghiệp nặng).
Bởi vậy, mặc dù đưa ra khái niệm chung về công nghiệp hóa như trên, nhưng định nghĩa cụ thể về Công nghiệp hóa nhất thiết phải bám vào tình hình thực tiễn, điều kiện phát triển Kinh tế xã hội, trình độ về kinh tế kỹ thuật cụ thể.
Kinh tế công nghiệp là gì?

Ngành kinh tế công nghiệp là Industrial economics. Đây là một chuyên ngành kinh tế học quan tâm đến hoạt động của hệ thống giá cả. Khoa kinh tế công nghiệp thực tế sẽ tiến hành nghiên cứu những mối liên hệ giữa cơ cấu của thị trường, của hành vi các đối tượng là người tham gia vào trong thị trường và các hoạt động thị trường. Thông qua thị trường, sử dụng mô hình phân tích lý thuyết thị trường, tuy nhiên chỉ trong mức giới hạn thực nghiệm và những động thái thay đổi.
Một số vấn đề của ngành kinh tế công nghiệp là:
- Mức độ của sản phẩm phân biệt với nhau.
- Mức công suất, sản lượng, giá cả được thiết lập.
- Những công ty đầu vào tiến hành nghiên cứu, phát triển như thế nào? (hoạt động R&D).
- Cách thức, lý do mà các công ty thực hiện quảng cáo.
Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới
Cho đến nay, chúng ta đã trải qua 3 mô hình công nghiệp hóa : Mô hình công nghiệp hóa cổ điển (ở Anh), mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, và Mô hình công nghiệp hóa rút ngắn ở Nhật bản và các nước công nghiệp mới NICs.
Mô hình công nghiệp hóa cổ điển

Đây là mô hình công nghiệp hóa đầu tiên trong lịch sử được gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 1.0, tiêu biểu ở nước Anh từ giữa thế kỷ XVIII. Đặc trưng cơ bản mô hình này là bắt đầu từ sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ (ngành dệt), nông nghiệp, rồi cuối cùng là ngành công nghiệp nặng (cơ khí chế tạo máy).
Quá trình công nghiệp hóa diễn ra tuần tự trong thời gian tương đối dài, trung bình từ 60 – 80 năm, sau khi khởi nguồn ở Anh rồi lan rộng sang Pháp và các nước Đức, Nga, Mỹ…
Nguồn vốn để công nghiệp hóa do bóc lột lao động làm thuê, làm phá sản người sản xuất nhỏ, xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa. Vì thế, quá trình công nghiệp hóa cổ điển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động, giữa các nước tư bản với nhau, giữa các nước tư bản và các nước thuộc địa.
Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ)
Mô hình này được xây dựng đầu tiên ở Liên Xô năm 1930, sau lan ra các nước XHCN và Đông Âu vào năm 1945, ở Việt Nam chúng ta cũng xây dựng mô hình này từ năm 1960 đến năm 1986 thì xóa bỏ. Đặc trưng mô hình là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như ngành cơ khí chế tạo máy, nhà nước có vai trò quyết định, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh…
Giai đoạn đầu, ở mô hình này rất hiệu quả, sản lượng Công nghiệp của Liên Xô đứng đầu Châu Âu và chỉ đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ, đã giúp Liên Xô nhanh chóng hoàn thành xong kế hoạch công nghiệp hóa sau 18 năm. Đây là thời gian hoàn thành công nghiệp hóa ngắn nhất trên thế giới được ghi nhận ; bởi, trước đó, Anh phải mất gần 200 năm và Mỹ phải mất gần 120 năm mới trở thành nước công nghiệp.
Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, khi tiến bộ khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh ở Liên Xô tỏ ra lạc hậu, không còn thích ứng được, làm kìm hãm việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới.
Mô hình công nghiệp hóa « ưu tiên phát triển công nghiệp nặng » không còn đủ sức giúp Liên Xô vươn lên trong cuộc chạy đua với Mỹ sau này. Mô hình Công nghiệp hóa này bị xụp đổ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX.
Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs)
Xuất phát muộn khi Công nghiệp hóa, các nước như Nhật bản, NICs sử dụng Chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn. Họ tận dụng tốt cơ hội để « đi tắt » thông qua tiếp nhận công nghệ và đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Bằng việc nhập khẩu công nghệ và từng bước sáng tạo công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất hàng hóa trong nước thay thế nhập khẩu.
Thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ của các nước đi trước, cùng với việc phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước thu hút nguồn lực ngoài để tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Kết quả chỉ sau 20 – 30 năm đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới cho thấy, trong thời đại ngày nay các nước đi sau nếu biết khai thác tốt lợi thế trong nước và tận dụng, tiếp thu những nguồn lực, đặc biệt là những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại của các nước đi trước, thì sẽ rút ngắn được quá trình phát triển. Việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại có thể thực hiện bằng các con đường cơ bản sau:
- Một là, thông qua đầu tư nghiên cứu, chế tạo và hoàn thiện dần dần trình độ công nghệ từ thấp đến cao . Con đường này đòi hỏi thời gian dài và nhiều tổn thất.
- Hai là, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn. Con đường này đòi hỏi nhiều vốn và ngoại tệ, bị phụ thuộc vào nước ngoài.
- Ba là, xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Kết hợp vừa nghiên cứu chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn, Con đường này cơ bản, lâu dài, vững chắc, đi tắt và bám đuổi.
Ý nghĩa của công nghiệp hóa hiện đại hóa

Như vậy bạn đã biết công nghiệp hóa là gì và các mô hình tiêu biểu. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình biến đổi một quốc gia nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại. Trong đó thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, năng suất lao động cao. Đồng thời tận dụng mọi khả năng để có thể đạt được đến trình độ công nghệ ngày một tiên tiến hiện đại.
Ở Việt Nam, Đảng xác định: Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện mọi hoạt động sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội. Chuyển dần từ lao động thủ công sang công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến để tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Công nghiệp hóa hiện đại hóa được xem là quy luật phổ biến cho sự phát triển của nhân tố nào?
Công nghiệp hóa hiện đại hóa được xem là quy luật phổ biến cho sự phát triển của 2 nhân tố: lực lượng sản xuất và phát triển xã hội.
Quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất
Công nghiệp hóa hiện đại hóa được xem là quy luật phổ biến cho sự phát triển của nhân tố lực lượng sản xuất, tiến tới phát triển mạnh mẽ nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tính tất yếu này được chỉ rõ qua nội dung về:
- Cơ khí hóa nền sản xuất của xã hội.
- Áp dụng các thành tựu về khoa học và công nghệ, kĩ thuật.
- Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động.
Quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội
Theo thời gian thì tính tất yếu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa không đơn thuần chỉ nằm ở sự phát triển kinh tế nữa mà hơn hết là sự phát triển mọi mặt trong xã hội. Điều đó được thể hiện qua nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và ổn định chính trị, xã hội.
Kết lại
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của giasuglory.edu.vn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các mô hình tiêu biểu và ý nghĩa. Hi vọng thông tin trong bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về kinh tế chính trị Mác – Lênin. Xin cám ơn vì đã dành thời gian theo dõi bài viết!