TÓM TẮT
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Có 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đó là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Cùng giasuglory.edu.vn tìm hiểu chi tiết từng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư dưới dây.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, thời gian lao động tất yếu và giá trị sức lao động không thay đổi.
Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua sức lao động tìm mọi cách kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động (tăng cường độ lao động có tác dụng giống như kéo dài ngày lao động).
Tuy nhiên, ngày lao động bị giới hạn về tự nhiên (thời gian một ngày, tâm sinh lý của người lao động) và giới hạn về mặt xã hội (phong trào đấu tranh của công nhân). Tăng cường độ lao động bị giới hạn ở khả năng chịu đựng của con người.
Tóm lại, ngày lao động luôn phải lớn hơn thời gian lao động tất yếu và không thể vượt qua giới hạn thể chất và tinh thần của người lao động.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối là: Giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu. Do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không đổi thậm chí rút ngắn.
Thời gian lao động tất yếu giảm có nghĩa là người lao động cần ít thời gian lao động hơn trước nhưng có thể tạo ra được lượng giá trị mới ngang bằng giá trị sức lao động. Hay nói cách khác, giá trị sức lao động đã giảm một cách tương đối so với tổng giá trị mới mà người lao động tạo ra trong ngày.
Để có được điều đó, cần phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động. Điều này chỉ có thể có được khi năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo ra các tư liệu sinh hoạt đó tăng lên.
Ví dụ về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Ví dụ: Một ngày lao động 8 giờ: 4 giờ lao động tất yếu và 4 giờ lao động thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư là m’=(t’/t).100%=(4h/4h)=100%.
Nếu giá trị sức lao động giảm khiến cho thời gian lao động tất yếu rút xuống chỉ còn 2 giờ thì thời gian lao động thặng dư sẽ tăng lên 6 giờ. Khi đó: m’ =(t’/t).100% =(6h/2h)×100% =300%.
So sánh ta thấy: Sau khi rút ngắn thời gian lao động tất yếu, nhà tư bản đã tăng trình độ bóc lột giá trị thặng dư từ 100% lên 300%.
Bản chất của giá trị thặng dư trong sản xuất
Bản chất của giá trị thặng dư trong sản xuất đó là:
- Kết quả của sự lao động miệt mài, chăm chỉ.
- Mọi sản phẩm mới tạo ra đều thuộc về tư bản.
Kết quả của sự lao động miệt mài và chăm chỉ
Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cho thấy thặng dư chính là kết quả của sự lao động miệt mài. Tư bản làm giàu và thu lợi nhuận trên cơ sở thuê mướn lao động. Người lao động làm thuê, bán sức lao động, đổi tiền công.
Dưới sự kiểm soát một cách chặt chẽ của các nhà tư bản, ông chủ, người lao động cũng được xem như là các yếu tố sản xuất khác. Nhà tư bản luôn tìm cách sử dụng lao động sao cho tạo ra được nhiều sản phẩm nhất có thể. Họ có thể phải làm thêm giờ, tăng sản lượng lên so với mức quy định,…
Mọi sản phẩm mới tạo ra đều thuộc về tư bản
Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cũng đã chỉ ra rõ mọi sản phẩm được tạo ra từ công nhân đều thuộc sở hữu của tư bản, của các ông chủ.
Người công nhân trước khi tham gia sản xuất đã giao ước, trả công đúng bằng giá trị hàng hóa sức lao động. Phần thặng dư tất nhiên bị tư bản chiếm đoạt.
Nhà tư bản bốc lột sức lao động của người lao động cho bản thân họ. Sự bóc lột diễn ra càng nhiều, giá trị thặng dư được tạo ra càng tăng cao. Từ đó tạo nên sự phân hóa giàu, nghèo vô cùng sâu sắc. Người giàu ngày càng giàu lên vì chiếm đoạt được nhiều giá trị thặng dư. Người nghèo vẫn hoàn nghèo vì công sức lao động quá rẻ mạt.