Phân tích nội dung, ý nghĩa cặp phạm trù nguyên nhân kết quả?

Nội dung của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân và kết quả là cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật chủ nghĩa Mác Lênin. Có thể nói rằng phương pháp này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nghiên cứu, tìm hiểu, nhất là lĩnh vực hình sự. Vậy thì nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả này là gì. Theo dõi bài viết này của giasuglory.edu.vn để hiểu hơn nhé.

Quan hệ nhân quả là gì?

Trước khi tìm hiểu về nội dung của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, cùng xem xem, quan hệ nhân quả là gì. Ở đây, quan hẹ nhân quả nghĩa là quan hệ giữa hành vi với hậu quả. Mà trong đó, hành vi xảy ra trước hậu quả. Và quan trọng là hành vi phải có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả.

Phân tích cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân và kết quả là gì?

Nguyên nhân chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt (hoặc thuộc tính) trong một sự vật, hiện tượng, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn đến sự biến đổi nhất định. Ví dụ: Lao động và vai trò của lao động là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành ngôn ngữ và ý thức của con người. Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ.

Kết quả chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của những mặt trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau. Hoặc nói một cách khác, kết quả là những biến đổi do sự tác động của các yếu tố thuộc nguyên nhân. Ví dụ: Cách mạng vô sản là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và tư sản.

Xem Thêm Bài Viết  Tại sao nói Tiền là loại hàng hóa đặc biệt?

Nội dung của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

Nội dung của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Triết học duy vật biện chứng cho rằng trong sự tồn tại vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan

Triết học duy vật biện chứng, cho rằng trong sự tồn tại vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan. Giữa chúng đều có mối quan hệ nhân quả. Mối quan hệ nhân quả, mang tính khách quan, tất yếu và tính phổ biến.

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Tuy nhiên, không phải sự tiếp nối nào theo thời gian cũng là mối liên hệ nhân quả. Cần phân biệt tính nhân quả với sự tiếp nối về thời gian là ở chỗ giữa nguyên nhân và kết quả còn có quan hệ sản sinh, quan hệ trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.

Tùy theo những điều kiện và hoàn cảnh khách quan nhất định, mà một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả hoặc ngược lại. Phân biệt sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả mang tính tương đối. Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò độc lập đối với nguyên nhân, trái lại, nó tác động trở lại nguyên nhân theo những hướng khác nhau.

Các hình thức của mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả mang tính đa dạng và phong phú. Về cơ bản nó được thể hiện: Nguyên nhân chủ yếu – thứ yếu, bên trong – bên ngoài, khách quan – chủ quan v.v…

Ví dụ về phạm trù nguyên nhân – kết quả

Ví dụ về phạm trù nguyên nhân - kết quả
Ví dụ mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả có thể thấy từ trong lĩnh vực đời sống, xã hội

Như vậy bạn đã rõ về khái niệm nguyên nhân và kết quả là gì. Sau đây, chúng tôi sẽ lấy ví dụ nguyên nhân và kết quả một cách rõ ràng, cụ thể nhất.

Thường thì với những mối liện hệ về nguyên nhân và kết quả trong tự nhiên, con người càng nghiên cứu nhiều thì càng tốt. Nhờ biết được các điều đó mà họ có thể sử dụng nguồn năng lượng lớn phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đời sống con người.

Xem Thêm Bài Viết  Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Ví dụ: Hiện tượng thủy triều là sức hút của mặt trăng tạo nên. Điều này khiến cho nước biển bị cuốn theo và gây ra những đợt thủy triều vào đất liền. Con người ta lợi dụng nó để sản xuất ra nguồn điện.

Ngoài ra, ví dụ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn có thể thấy từ trong lĩnh vực đời sống, xã hội. Mối quan hệ này có đặc điểm trước hết là xuất hiện khi có các hoạt động của con người. Chúng có thể đúng, có thể sai tùy vào từng lĩnh vực. Có những hoạt động được cho là ý thức cá nhân, nhưng cũng có hoạt động là vô ý thức với cộng đồng.

Chủ thể hoạt động thì bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của chính họ, song, tác động tới đời sống xã hội như thế nào còn tùy thuộc vào các mối liên hệ, các hậu quả xã hội nó gây ra.

Ví dụ về một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả

Ví dụ: Khi giảng viên truyền đạt kiến thức cho các sinh viên của họ thì có thể sinh ra rất nhiều kết quả. Có những sinh viên hiểu bài cực kỳ tốt, thế nhưng cũng có sinh viên chỉ hiểu từ 40 – 50% bài giảng hay thậm chí là không hiểu.

Trong sự vận động của thế giới vật chất thì không có nguyên nhân đầu tiên và cũng không có kết quả cuối cùng. Nguyên nhân và kết quả hoàn toàn có thể thay đổi vị trí lẫn nhau. Trong lúc này có thể là nguyên nhân, lúc khác có thể là kết quả và tương tự ngược lại.

Một ví dụ phổ biến hơn mà mọi người thường quan tâm. Đó là từ một quả trứng nở ra một con gà con. Từ một con gà con đó lại tiếp tục quá trình sinh sản, cho ra những quả trứng và những quả trứng quay lại vòng lặp cho ra những con gà. Cứ tiếp tục như thế.

Xem Thêm Bài Viết  Mô hình cung cầu là gì? Sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích các trường hợp thực tiễn

Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả
Mối liên hệ nhân quả có tính chất khách quan, tính phổ biến

Mối liên hệ của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả có tính chất khách quan, tính phổ biến. Điều này có nghĩa là không có bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào trong thế giới vật chất mà lại không có nguyên nhân cả. Thế nhưng không phải con người có thể nhận thức được ngay nguyên nhân của chúng. Nhận thức khoa học có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân để giải thích chúng.

Muốn tìm nguyên nhân, ta phải tìm chúng trong thế giới hiện thực, cụ thể là trong các sự vật, hiện tượng chứ không phải là tự tưởng tượng ra từ đầu óc. Như thế sẽ tách rời với thế giới hiện thực này.

Bởi vì nguyên nhân thì luôn có trước kết quả cho nên muốn tìm nguyên nhân, hãy tìm trong các sự kiện, các mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng xuất hiện. Một kết quả có thể từ nhiều nguyên nhân mà nên. Mỗi nguyên nhân có những vai trò khác nhau trong việc tạo ra kết quả.

Cho nên, trong thực tiễn, ta cần phân loại nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân khách quan. Đồng thời nắm bắt chiều hướng tác động để có các biện pháp phù hợp. Từ đó tạo điều kiện cho nguyên nhân tích cực hhoajt động, hạn chế các nguyên nhân tiêu cực.

Kết lại

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của giasuglory.edu.vn về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Hi vọng thông tin trong bài viết này là hữu ích và ý nghĩa với mọi người. Xin cám ơn!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *