TÓM TẮT
Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt, trả lời cho 2 câu hỏi lớn.
Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, khi truy tìm nguyên nhân cuối cùng của sự vật, hiện tượng hay sự vận động đang cần giải thích thì nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần đóng vai trò là thứ quyết định.
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không? Nói cách khác, khi khám phá sự vật hiện tượng, con người có dám tin rằng mình sẽ nhận thức được sự vật và hiện tượng đó hay không?
Cách trả lời 2 câu hỏi ở trên quy định lập trường của nhà triết học và của trường phái triết học. Từ đó xác định việc hình thành các trường phái lớn của triết học.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Cùng giasuglory.edu.vn tìm hiểu, phân tích chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học ngay sau đây.
Chủ nghĩa duy vật là gì?
Chủ nghĩa đuy vật là thuyết duy vật hay duy vật luận. Đây là một trường phái của triết học, là một thế giới quan, một hình thức của chủ nghĩa triết học nhất nguyên.
Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất là chất cơ bản trong tự nhiên. Tất cả mọi thứ gồm trạng thái tinh thần, ý thức đều là kết quả của sự tương tác vật chất.
Chủ nghĩa duy tâm là gì?
Chủ nghĩa duy tâm hay là thuyết duy tâm, đuy tâm luận. Đây là trường phái triết học có nội dung khẳng định mọi thứ đều tồn tại bên trong tinh thần, thuộc về ý thức. Cách tiếp cận này hướng đến hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường đặt đối lấp với chủ nghĩa duy vật.
Cả hai chủ nghĩa duy vật duy tâm trong triết học đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hoặc đa nguyên.
Chủ nghĩa duy tâm lý luận về vấn đề cơ bản của triết học
Chủ nghĩa duy tâm chính là một trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới chính là ý thức. Ý thức sẽ quyết định vật chất.
Chủ nghĩa duy tâm một phần nào đó phản ánh nguồn gốc của xã hội, thể hiện sự xem xét một cách phiến diện, tuyệt đối hóa một mặt, một đặc tính nhất định trong quá trình nhận thức. Đồng thời nó cũng gắn liền với lợi ích giai cấp, tầng lớp áp bức bốc lột nhân dân lao động.
Chủ nghĩa duy tâm tồn tại 2 hình thức cơ bản là duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan.
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng là phức hợp của cảm giác cá nhân.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng ý thức, tinh thần nói chung như ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới là tồn tại khách quan.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng lý luận về vấn đề cơ bản của triết học
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do Mác – Anghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được Lênin phát triển.
Giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học thì chủ nghĩa duy vật đều thừa nhận vật chất là tính thứ nhất, là cái có trước, cái quyết định đối với ý thức còn ý thức là tính thứ hai, cái có sau, cái phụ thuộc vào vật chất.
Giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học thì chủ nghĩa duy vật khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới.
Cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Cơ sở phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đó là:
Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai, vật chất có trước và vật chất quyết định ý thức.
Chủ nghĩa duy tâm ngược lại cho rằng tư duy (ý thức) mới là thứ có trước vật chất và quyết định vật chất (tồn tại).