TÓM TẮT
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa là gì?
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa theo Mác là:
- Một là, phân công lao động xã hội.
- Hai là sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất (hay sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất).
Phân công lao động xã hội
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa trước tiên là phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau của nền sản xuất xã hội.
Trước kia trong nền kinh tế tự nhiên, người ta phải làm tất cả các công việc từ trồng trọt, chăn nuôi, may vá… thì trong sản xuất hang hóa, mỗi người sẽ đảm nhiệm 1 công việc khác nhau. Có người chuyên trồng trọt, có người chuyên chăn nuôi, có người chuyên may vá… Trong phân công lao động xã hội , mỗi người sẽ chuyên môn hóa sản xuất một công việc nhất định.
Khi chuyên môn hóa, năng suất lao động tăng lên, số lượng sản phẩm có được vượt xa so với nhu cầu của họ. Sản phẩm dư thừa đó được đem trao đổi với nhau. Đây chính là điều kiện cần để dẫn đến việc trao đổi hàng hóa.
Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa tiếp theo đó là sự tách biệt mang tính tương đối về kinh tế của những người sản xuất.
Sự tách biệt kinh tế tương đối nghĩa là những người sản xuất có thể tách biệt, độc lập với nhau. Từ đó mọi sản phẩm mà họ làm ra sẽ chỉ thuộc về sở hữu của một mình họ, có thể tự do chi phối. Nếu ngươif đó muốn tiêu dùng hàng hóa do người khác làm ra thì phải tiến hành trao đổi, mua bán theo tỷ lệ nhất định. Sự tách biệt kinh tế giữa những người sản xuất dựa trên 3 cơ sở.
Trông lịch sử, điều này xuất hiện là do chế đọ tư hữu vật tư sản xuất. Còn hiện nay, việc tách biệt kinh tế xảy ra do nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau. Cùng với đó là những tách biệt về quyênf sở hữu, quyền sử dụng với các tư liệu sản xuất.
Tư liệu sản xuất thuộc sở hữu cá nhân thì những sản phẩm được sản xuất ra cũng là của họ, họ có toàn quyền sử dụng.
Sự tách biệt này xảy ra do các mối quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau. Điều này bắt nguồn từ chế độ tư hữu nhỏ, xác định quyền sở hữu các sản phẩm làm ra từ lao động, thuộc về người sở hữu tư liệu sản xuất. Vì thế các mối quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau tạo sự độc lập, đối lập. Song, họ vẫn nằm trong sự phân công lao động của xã hội nên sẽ có sự phụ thuộc về sản xuất, tiêu dùng.
Cơ sở thứ 3 là do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và sử dụng đối với tư liệu sản xuất. Tách biệt kinh tế không chỉ khác về quyền sở hữu mà còn khác về quyền sử dụng khối lượng tư liệu khác nhau ở cùng 1 chủ thể.
Ví dụ về điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Ví dụ 1: Người thợ chuyên dệt vải sẽ có nhiều vải hơn so vơi nhu cầu của bản thân mình nhưng họ lại cần nhiều loại sản phẩm khác, trong đó có lương thực. người thợ dệt vải đem vải đổi lấy gạo và ngược lại, người nông dân cũng cần vải để mặc nên dùng gạo đổi lấy vải.
Ví dụ 2: Người săn bắn, nuôi gà, nuôi lợn, trồng cây … để phục vụ nhu cầu cung cấp thực phẩm cho gia đình. Nuôi tằm dệt vải là để may mặc quần áo cho bản thân và các thành viên trong gia đình, bộ tộc.
Ví dụ 3: Anh A có nuôi một đàn gà. Chị B có một vườn táo. Anh A có nhiều gà ăn không hết, nhưng lại rất thích ăn táo, nên anh A đem gà đổi lấy táo của chị B. Đương nhiên, chị B cũng phải thích ăn gà thì hoạt động trao đổi này mới diễn ra.
Khi giả sử 1 con gà đổi lấy 10 kg táo diễn ra thì, 1 con gà và 10 kg táo trở thành hang hóa. Hoạt động trao đổi này được diễn ra thường xuyên, phổ biến, hàng hóa trao đổi đa dạng không chỉ có gà, táo mà còn có cá, gạo vải, rìu … thì có kinh tế hàng hóa xuất hiện.
Ví dụ về sản xuất tự cung tự cấp
Ví dụ sau của giasuglory.edu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản xuất tự cung tự cấp là gì.
Ví dụ: Giả sử bạn sống trong một ngôi làng nhỏ, và các hộ gia đình trong làng có thể sản xuất các mặt hàng cơ bản như lương thực, quần áo và đồ gỗ. Mỗi gia đình có thể trồng ngô và lúa, nuôi gia súc, và có thợ may và thợ mộc trong làng.
Một gia đình có thể sản xuất lương thực bằng cách trồng ngô và lúa trên mảnh đất của họ. Họ cũng có thể nuôi gia súc để lấy thịt và sữa. Họ sử dụng lao động của gia đình để canh tác đất, chăm sóc và thu hoạch các mặt hàng này.
Những gia đình khác trong làng có thể sản xuất quần áo và đồ gỗ. Họ có thể sử dụng nguyên liệu từ ngôi làng như sợi từ cây lanh, vải từ lúa, và gỗ từ các cây cận kề. Họ sử dụng lao động của gia đình để dệt vải, may quần áo và làm đồ gỗ.
Các gia đình trong làng có thể trao đổi hàng hóa với nhau để đáp ứng nhu cầu của mình. Ví dụ, gia đình sản xuất lương thực có thể trao đổi ngô và lúa với gia đình sản xuất quần áo và đồ gỗ để có được quần áo và đồ gỗ. Qua đó, mỗi gia đình có thể tự cung tự cấp các nhu cầu cơ bản của mình mà không phải mua từ bên ngoài.