Nhà tư bản mua 50 kg Nguyên liệu bông mất 50 $
Hao mòn máy móc cho chuyển 50 kg bông thành sợi: 3 $
Vậy, nhà tư bản phải ứng ra : 68 $
Giả định trong 4 giờ, người công nhân bằng lao động cụ thể đã biến 50kg bông thành sợi qua đó giá trị của bông (50USD) và hao mòn máy móc (3USD) chuyển vào giá trị của sợi. Bằng lao động trừ tượng tạo ra 15$. Như vậy, giá trị của 50kg sợi là : 50 + 3 +15 = 68 $
Nếu nhà tư bản dừng sản xuất ở điểm này nhà tư bản không có được giá trị thặng dư vì ứng ra 68$ đầu tư ban đầu, khi bán sợi được đúng giá trị 68$.
Tuy nhiên, Các bạn lưu ý, nhà tư bản mua sức lao động sử dụng trong 1 ngày (8 giờ) chứ không phải 4 giờ. Điều này, nhà tư bản sẽ tính toán trước.
Do vậy, 4 giờ tiếp theo, Nhà tư bản tiếp tục đầu tư cho sản xuất, cụ thể, nhà tư bản sẽ mua :
50$ cho nguyên liệu bông
3 $ cho hao mòn máy móc
Khác với giai đoạn 1, nhà tư bản không phải trả thêm tiền cho lao động của người công nhân nữa, vì hợp đồng anh ta ký kết với người công nhân là 1 ngày (8 h chứ không phải 4h).
Kết thúc ngày lao động công nhân tạo ra 100kg sợi có tổng giá trị 68 USD + 68USD = 136USD,
Rốt cuộc, Nhà tư bản ứng ra chi phí đầu tư là : (50 $ + 50 $) + (3$+3$) + 15$ = 121 $.
Nhà tư bản đã thu được giá trị thặng dư là : 136 USD – 121USD = 15$.
Sở dĩ có phần giá trị dôi ra đó là vì, hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, khi sử dụng, nó có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó. Trong ví dụ này, chỉ cần 4 giờ đầu tiên, người công nhân có thể tạo ra lượng giá trị bằng với giá trị sức lao động của mình rồi. Và đương nhiên, 4 giờ tiếp theo, đó là thời gian làm việc không công, nhà tư bản chiếm đoạt được. Mác gọi, thời gian 4 giờ đầu là thời gian lao động cần thiết, 4 giờ lao động tiêp theo là thời gian lao động thặng dư.
Từ ví dụ trên ta đi đến 1 số kết luận cốt lõi sau :
- Kết luận, thứ nhất, bản chất giá trị thặng dư (ký hiệu là m) là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người lao động làm thuê tạo ra, nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt. Nói tới giá trị thặng dư, là phản ánh mối quan hệ bóc lột sức lao động của nhà tư bản đối với người công nhân. Đương nhiên, nó là phạm trù lịch sử vì nó tồn tại trong giai đoạn sản xuất TBCN.
- Kết luận, thứ hai, ngày lao động của người công nhân được chia làm hai phần : một phần, ngày lao động, người công nhân tái sản xuất ra giá trị sức lao động, gọi là thời gian lao động cần thiết ; phần còn lại của ngày lao động là thời gian lao động thặng dư. Ví dụ sản xuất sợi ta chia thời gian lao động của người công nhân thành 4 giờ đầu và 4 giờ sau, để các bạn dễ hình dung. Còn thực tế, mác cho rằng, ngay từ giây phút lao động đầu tiên của người công nhân, đã có sự phân hóa 2 phần rõ rệt rồi, các em nhé.
- Kết luận thứ 3, quay trở lại khái niệm tư bản, tư bản được định nghĩa một cách chính xác hơn là : tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Cũng giống như khái niệm giá trị thặng dư, tư bản cũng phản ánh mối quan hệ xã hội, quan hệ bóc lột giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân làm thuê.