Nguồn gốc và bản chất của tiền là gì?

Nguồn gốc và bản chất của tiền là gì?

Nguồn gốc và bản chất của tiền là gì?

Tiền là một loại hàng hóa được lưu thông phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, để hiểu rõ về nguồn gốc và bản chất của loại hàng hóa đặc biệt này, thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ lý giải: Nguồn gốc và bản chất của tiền, các bạn nhé!
Nguồn gốc và bản chất của tiền
Nguồn gốc và bản chất của tiền
Trong cuộc sống thường nhật, tiền tệ là một thứ rất quen thuộc, gắn liền với mọi sinh hoạt, học tập và lao động của con người. Tiền không chỉ là mục tiêu, ước mơ, là động lực của người lao động mà nó còn được coi là một trong những thước đo của sự giàu có; của sự thành công. Quen thuộc là vậy, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được lịch sử ra đời, bản chất cũng như chức năng thực sự của tiền. Chính Các Mác là người đầu tiên đã nghiên cứu một cách hệ thống và sâu sắc về nguồn gốc, bản chất của tiền tệ. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu điều đó nhé!

LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TIỀN TỆ

Như chúng ta đã biết, mỗi sản phẩm lao động khi được đem ra trao đổi thì trở thành hàng hóa. Do đó, các hàng hóa đều có giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi này chính là biểu hiện bên ngoài của giá trị hàng hóa. Mác chứng minh rằng, Trong thế giới hàng hóa, Tiền tệ ra đời là kết quả phát triển tất yếu và lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi các hình thái biểu hiện giá trị được phát triển từ thấp đến cao.
Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn nguồn gốc, Bản chất tiền theo quan điểm của Mác, Để đơn giản, tôi sẽ lý giải bằng Ví dụ sau:
Khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, đã xuất hiện sản phẩm thặng dư, anh A nuôi gà, nhưng lại rất thích ăn cá; bèn gặp chị B để đổi lấy cá theo tỷ lê 1 con gà = 10 con cá. Tỷ lệ trao đổi 1-10 này hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên, đơn lẻ, miễn là 2 chủ thể của hai hàng hóa đều đồng ý. Các Mác gọi đây là hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị; bởi giá trị của 1 hàng hóa này, chỉ được biểu hiện đơn nhất ở một hàng hóa khác; và tỷ lệ trao đổi hoàn toàn ngẫu nhiên. Hàng hóa thứ hai (là cá) là hình thái phôi thai của tiền tệ.
Rồi thì quá trình sản xuất hàng hóa phát triển hơn, hàng hóa được sản xuất ra phong phú hơn, nhu cầu con người cũng đa dạng hơn, trao đổi được mở rộng và thường xuyên hơn.
Hình thái mở rộng của giá trị xuất hiện. Anh A lúc này có cơ hội để đổi lấy nhiều loại sản phẩm đa dạng hơn.
Ví dụ: 1 con gà = 5kg táo
1 con gà = 1 cái rìu = 1 cái áo…
Giá trị của hàng hóa (1 con gà) được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau đóng vai trò là vật ngang giá. Đồng thời, tỷ lệ trao đổi không còn mang tính chất ngẫu nhiên nữa mà dần dần do lao động quy định.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của hình thái giá trị này là : nhu cầu trao đổi giữa những người chủ hàng hóa không phù hợp sẽlàm cho trao đổi không thực hiện được. Ví dụ như trong trường hợp này:
Người có gà muốn đổi lấy táo, nhưng người có táo không muốn gà mà lại muốn rìu, còn người có rìu lại muốn có áo. Vì vậy, để có được táo, thì anh A phải vòng đi vòng lại qua trao đổi rất nhiều.
Bởi vậy, khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển cao hơn, sản phẩm thặng dư nhiều hơn, người sản xuất quy ước thống nhất sử dụng một loại hàng hóa đóng vai trò trung gian, khi đó xuất hiện hình thái thứ ba:

Hình thái chung của giá trị

Thí dụ:
1 con gà
5 kg táo=10 m vải
1 cái rìu
1 cái áo
Tức là, các hàng hóa đều được đổi lấy vật ngang giá chung trước, sau đó mới mang đổi lấy hàng hóa cần dùng. Vật ngang giá chung là vật ngang giá trung gian cố định lại được nhiều người biết đến và ưu chuộng. Thường thì nó là sản vật ở từng vùng, từng địa phương. Như: Ngọc trai (ở vùng biển), da thú, sừng động vật (ở vùng núi).
Tuy nhiên, ở hình thái này, vẫn gặp hạn chế khi người dân ở các vùng miền khác nhau, không biết được giá trị của các vật ngang giá chung vùng miền. Như, người miền núi không biết ngọc trai là cái gì, còn người miền biển cũng không biết sừng con tê giác khác gì với sừng trâu, sừng bò… hay không?
Do đó, cần 1 loại hàng hóa đặc biệt có tính thống nhất hơn nữa. Hàng hóa cố định đặc biệt và thống nhất đó chính là tiền tệ. Lúc đầu, có nhiều kim loại đóng vai trò là tiền tệ nhưng về sau, được cố định lại ở kim loại quý là vàng và bạc, cuối cùng người ta chọn duy nhất vàng là tiền. (gọi là chế độ bản vị vàng). Sở dĩ, vàng có thể đóng vai trò là phương tiện trung gian, phương tiện trao đổi các hàng hóa là vì Bản thân vàng cũng là hàng hóa, nó cũng có giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dung của vàng dùng làm đồ trang sức, dụng cụ y học, linh kiện điện tử. Giá trị của vàng do thời gian hao phí lao động của hoạt động khai thác, chế biến vàng. Vàng lại có thuộc tính lý học, hóa học ít bị hao mòn, dễ dát mỏng, chia nhỏ…
Bởi vậy, giá trị hàng hóa đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất , dần dần tỷ lệ trao đổi được cố định lại.
Ví dụ:
1 con gà = 5 kg táo = 1 cái rìu= 10 con cá= = 0,02 gr vàng.
Đến đây, thì tiền tệ xuất hiện như một tất yếu khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển phải không?.
Một vấn đề khác, đó là: hiện nay, chúng ta đang sử dụng tiền giấy, tiền séc và tiền điện tử (chuyển khoản) để giao dịch, và chúng ta vẫn gọi đó là tiền. Vậy loại tiền này và tiền tệ theo cách giải thích của Mác có khác nhau không?
Tôi sẽ giải thích như sau:
Nhìn lại lịch sử ra đời của tiền tệ, coi vàng là hình thái tiền tệ duy nhất, lúc đó mọi mua bán giao dịch trao đổi hàng hóa bằng vàng nén, vàng thỏi hay tiền vàng .. . là phổ biến. Trong quá trình giao dịch, trao đổi, tiền vàng đã bị hao mòn một phần giá trị của nó song người ta vẫn mặc định nén vàng, hay đồng tiền vàng đó vẫn giữ nguyên giá trị. Tiền vàng có quy ước giá trị giữa những người mua bán hàng hóa. Dần dần, để đại diện cho 1 lượng vàng trong lưu thông, tránh hao mòn hữu hình,người ta làm ra các loại tiền khác như tiền đồng, tiền nhôm, tiền giấy và tiền polyme để thay thế. Tiền giấy, thực chất chỉ là ký hiệu của giá trị của một lượng tiền vàng mà thôi. ở các quốc gia, chính phủ sẽ in 1 loại tiền giấy đại diện cho lưu thông trong quốc gia của mình, số lượng tiền giấy tương xứng với lượng tiền vàng nhất định trong tại quốc gia.
Ví dụ tiền giấy: Đồng Đola ở Mỹ, đồng nhân dân tệ ở TQ, đồng Bảng Anh, Việt Nam đồng… Số lượng tiền giấy này, chỉ có chính phủ mới được in, và do chính phủ đảm bảo về mặt giá trị và cho phép tiền giấy lưu thông. Nên, mọi hành vi in tiền đều là bất hợp pháp các bạn nhé. Chính phủ cũng chỉ in 1 lượng tiền nhất định mà thôi, vì nếu in nhiều tiền giấy sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát, tiền giấy mất giá, kéo theo giá cả hàng hóa tăng.
Một điểm nữa là, khi sản xuất trao đổi hàng hóa càng phát triển, thì các loại tiền điện tử, thẻ tín dụng cũng ra đời. Lúc đó, Người ta giao dịch với nhau không cần tiền thật nữa, mà thông qua hình thức chuyển khoản, giao dịch tiền điện tử, vừa tiết kiệm thời gian, vừa an toàn mà vẫn bảo toàn được giá trị. Cho nên, nhiều quốc gia coi giao dịch mua bán không bằng tiền mặt là biểu hiện của xã hội văn minh, tiến bộ.

BẢN CHẤT CỦA TIỀN

Đến đây, tóm lại : bản chất tiền tệ là hàng hóa đặc biệt là kết quả của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền là vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa. Nó biểu hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa, các bạn nhé!
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *