TÓM TẮT
- 1 Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích như thế nào?
- 1.1 Vai trò thứ nhất : Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế.
- 1.2 Vai trò thứ 2 của nhà nước. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội
- 1.3 Vai trò thứ 3 của nhà nước. Kiểm soát, ngăn chặn các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội
- 1.4 Vai trò thứ tư. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích như thế nào?
Nguyên nhân của những mâu thuẫn, xung đột xã hội chủ yếu bắt nguồn từ quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể như: người lao động với người sử dụng lao động; như mâu thuẫn giữa những người sử dụng lao động; mâu thuẫn lợi ích giữa những người lao động… Nếu mâu thuẫn này diễn ra thái quá, căng thẳng có thể dẫn đến những bất ổn về mặt chính trị – xã hội, như: biểu tình, bãi công, đấu tranh giai cấp …. Để bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế thì vai trò quản lý của Nhà nước là điều vô cùng cần thiết.
Để bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích, thể hiện ở 4 nội dung chính: vai trò của Nhà nước
Vai trò thứ nhất : Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế.
Các hoạt động kinh tế bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường nhất định. Hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa diễn ra trong môi trường siêu thị, chợ, thương mại điện tử …; hoạt động đầu tư sẽ diễn ra trong thị trường vốn, bất động sản, chứng khoán… Môi trường càng thuận lợi, các hoạt động kinh tế càng hiệu quả và sẽkhông ngừng mở rộng. Điều đặc biệt là, môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi không tự hình thành, mà phải được nhà nước tạo lập quan hành lang pháp lý là pháp luật. Vai trò của nhà nước thể hiện ở chỗ:
– Giữ vững ổn định chính trị để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Điều này rất quan trọng, vì ổn định chính trị mới tạo sức hút cho các nhà đầu tư quốc tế yên tâm làm ăn.
– Nhà nước cũng cần, xây dựng được môi trường pháp luật thông thoáng bảo vệ được lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế và của đất nước, đồng thời phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế;
Ví dụ như: Tại Việt Nam, Luật qui định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá; điều này khá thông thoáng tạo niềm tin cho chủ thể đầu tư, khác với 1 số nước qui định rằng trong những trường hợp đặc biệt sẽ quốc hữu hoá và có khoản đền bù xứng đáng.
– Tiếp theo, nhà nước xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế; có các chính sách phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn;
– Nhà nước cũng , tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường ( Ví dụ như : khuyến khích tính năng động, sáng tạo, kỷ cương, giữ chữ tín…).
Tất cả những điều trên, nhằm mục đích tạo lập môi trường thuận lợi nhất cho các chủ thể kinh tế cùng phát triển.
– Giữ vững ổn định chính trị để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Điều này rất quan trọng, vì ổn định chính trị mới tạo sức hút cho các nhà đầu tư quốc tế yên tâm làm ăn.
– Nhà nước cũng cần, xây dựng được môi trường pháp luật thông thoáng bảo vệ được lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế và của đất nước, đồng thời phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế;
Ví dụ như: Tại Việt Nam, Luật qui định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá; điều này khá thông thoáng tạo niềm tin cho chủ thể đầu tư, khác với 1 số nước qui định rằng trong những trường hợp đặc biệt sẽ quốc hữu hoá và có khoản đền bù xứng đáng.
– Tiếp theo, nhà nước xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế; có các chính sách phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn;
– Nhà nước cũng , tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường ( Ví dụ như : khuyến khích tính năng động, sáng tạo, kỷ cương, giữ chữ tín…).
Tất cả những điều trên, nhằm mục đích tạo lập môi trường thuận lợi nhất cho các chủ thể kinh tế cùng phát triển.
Vai trò thứ 2 của nhà nước. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội
Trong kinh tế thị trường, do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và tác động của các quy luật thị trường, như quy luật cạnh tranh chẳng hạn ; nên sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư là tất yếu. Sẽ có bộ phận dân cư có thu nhập cao, ngược lại sẽ có bộ phận dân cư thu nhập thấp. Sự phân hóa xã hội thái quá có thể dẫn đến căng thẳng, thậm chí xung đột xã hội. Sự phân tầng giai cấp xuất hiện, kéo theo hệ lụy đấu tranh giai cấp. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách phân phối thu nhập nhằm đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế.
Vậy, Các chính sách đó là gì ?
Đầu tiên có thể nói đến chính sách « Thuế thu nhập cá nhân » các bạn nhé. Thuế thu nhập cá nhân hướng tới việc thu thuế các đối tượng có thu nhập cao. Khoản thuế sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước ; từ đó một phần được phân phối lại cho các đối tượng có thu nhập thấp thông qua các quỹ phúc lợi xã hội, quỹ trợ cấp, bảo hiểm … Như vậy, chính sách thuế thu nhập cá nhân là một giải pháp để điều hòa phân hóa xã hội , cụ thể ở đây chính là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư.
Chính sách thư hai có thể kể đến, đó là « tiền lương tối thiểu ». Mức tiền lương tối thiểu được áp dụng phạm vi các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, mà ở Việt Nam có sự phân chia thành 04 khu vực khác nhau. Ý nghĩa của tiền lương tối thiểu, nhằm : tạo ra lưới an toàn bảo vệ người lao động ; giảm bớt sự nghèo đói, Phòng ngừa sự xung đột giữa giới chủ và giới thợ làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế….
Ngoài 2 chính sách trên, còn nhiều chính sách khác của nhà nước để hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bộ phận dân cư, các bạn có thể tìm hiểu thêm.
Tuy nhiên, phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, mà còn phụ thuộc vào sản xuất (tức là kết quả số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ). Do đó, vấn đề sâu xa để điều hòa lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế là làm thế nào phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế. Chúng ta cứ hình dung, khi lực lượng sản xuất phát triển, nền kinh tế ngày càng đi lên, ngân sách nhà nước dồi dào, đời sống của mọi tầng lớp dân cư đều được đảm bảo thì vấn đề đấu tranh, xung đột lợi ích kinh tế có thể được giảm đi nhiều.
Chính sách thư hai có thể kể đến, đó là « tiền lương tối thiểu ». Mức tiền lương tối thiểu được áp dụng phạm vi các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, mà ở Việt Nam có sự phân chia thành 04 khu vực khác nhau. Ý nghĩa của tiền lương tối thiểu, nhằm : tạo ra lưới an toàn bảo vệ người lao động ; giảm bớt sự nghèo đói, Phòng ngừa sự xung đột giữa giới chủ và giới thợ làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế….
Ngoài 2 chính sách trên, còn nhiều chính sách khác của nhà nước để hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bộ phận dân cư, các bạn có thể tìm hiểu thêm.
Tuy nhiên, phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, mà còn phụ thuộc vào sản xuất (tức là kết quả số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ). Do đó, vấn đề sâu xa để điều hòa lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế là làm thế nào phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế. Chúng ta cứ hình dung, khi lực lượng sản xuất phát triển, nền kinh tế ngày càng đi lên, ngân sách nhà nước dồi dào, đời sống của mọi tầng lớp dân cư đều được đảm bảo thì vấn đề đấu tranh, xung đột lợi ích kinh tế có thể được giảm đi nhiều.
Vai trò thứ 3 của nhà nước. Kiểm soát, ngăn chặn các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội
Lợi ích kinh tế được thực hiện qua kết quả phân phối thu nhập như: Tiền lương, tiền thưởng ….. Phân phối thu nhập công bằng hợp lý (ví dụ : trả công theo năng lực, theo thành quả lao động …) sẽ góp phần quan trọng đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế, qua đó tạo động lực thúc đẩy kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển. Bởi vậy, nhà nước phải tích cực, chủ động thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập, trước hết nhà nước phải chăm lo đời sống vật chất cho mọi người dân, người dân phải đạt được mức sống tối thiểu. Nhà nước cần đưa ra các chính sách xã hội (xóa đói, giảm nghèo, ưu đãi xã hội, từ thiện…), các chính sách khuyến khích làm giàu hợp pháp.
Để lợi ích kinh tế thực sự là động lực của các hoạt động kinh tế, các chủ thể kinh tế phải có nhận thức và hành động đúng trong lĩnh vực phân phối thu nhập, cần phải hiểu được các nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường. Vì thế, việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân phối thu nhập cho các chủ thể kinh tế – xã hội là rất cần thiết để loại bỏ những đòi hỏi không hợp lý về thu nhập, trong đó vai trò của nhà nước là rất quan trọng.
Trong kinh tế thị trường không tránh khỏi có những thu nhập từ những hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, lừa đảo… làm tổn hại đến lợi ích của các chủ thể làm ăn chân chính. Để chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hòa các lợi ích, đòi hỏi phải có bộ máy nhà nước liêm chính, có hiệu lực; nhà nước phải kiểm soát được thu nhập của công dân, thực hiện công khai, minh bạch mọi cơ chế, chính sách và quy định; thực hiện mọi công dân, mọi chủ thể kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
Cùng với đó, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là đặc biệt cần thiết để xử lý, ngăn chặn các hình thức thu nhập bất hợp pháp để khắc phục các bất cập và thực hiện công bằng xã hội.
Để lợi ích kinh tế thực sự là động lực của các hoạt động kinh tế, các chủ thể kinh tế phải có nhận thức và hành động đúng trong lĩnh vực phân phối thu nhập, cần phải hiểu được các nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường. Vì thế, việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân phối thu nhập cho các chủ thể kinh tế – xã hội là rất cần thiết để loại bỏ những đòi hỏi không hợp lý về thu nhập, trong đó vai trò của nhà nước là rất quan trọng.
Trong kinh tế thị trường không tránh khỏi có những thu nhập từ những hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, lừa đảo… làm tổn hại đến lợi ích của các chủ thể làm ăn chân chính. Để chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hòa các lợi ích, đòi hỏi phải có bộ máy nhà nước liêm chính, có hiệu lực; nhà nước phải kiểm soát được thu nhập của công dân, thực hiện công khai, minh bạch mọi cơ chế, chính sách và quy định; thực hiện mọi công dân, mọi chủ thể kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
Cùng với đó, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là đặc biệt cần thiết để xử lý, ngăn chặn các hình thức thu nhập bất hợp pháp để khắc phục các bất cập và thực hiện công bằng xã hội.
Vai trò thứ tư. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế.
Ví dụ như : mâu thuẫn lợi ích kinh tế chủ và thợ có thể dẫn đến biểu tình, đạp phá nhà máy.
Mâu thuẫn giữa những người lao động với nhau, trả công không công bằng có thể tạo ra căng thẳng, ảnh hưởng đến năng suất lao động…
Do đó, khi mâu thuẫn phát sinh cần được giải quyết kịp thời. Muốn vậy, các cơ quan chức năng của nhà nước cần phải thường xuyên quan tâm phát hiện mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp giải quyết mâu thuẫn. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là phải có sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và quan trọng nhất là đặt lợi ích đất nước lên trên hết.
Ở Việt Nam, nếu xảy ra mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa người lao động với người sử dụng lao động, thì trước hết các tổ chức hòa giải cần can thiệp kịp thời ; nếu không, sẽ cần đến của trọng tài, tòa án. Nhưng điều quan trọng cuối cùng cần hướng đến, đó là đảm bảo hài hòa, công bằng lợi ích kinh tế của các bên liên quan.
Các bạn thân mến, với bốn nội dung về Vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích như trên, chúng ta thấy được vai trò của Nhà nước rất quan trọng, là cầu nối đồng thời cũng là trọng tài để điều hòa lợi ích kinh tế các bên.
Ví dụ như : mâu thuẫn lợi ích kinh tế chủ và thợ có thể dẫn đến biểu tình, đạp phá nhà máy.
Mâu thuẫn giữa những người lao động với nhau, trả công không công bằng có thể tạo ra căng thẳng, ảnh hưởng đến năng suất lao động…
Do đó, khi mâu thuẫn phát sinh cần được giải quyết kịp thời. Muốn vậy, các cơ quan chức năng của nhà nước cần phải thường xuyên quan tâm phát hiện mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp giải quyết mâu thuẫn. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là phải có sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và quan trọng nhất là đặt lợi ích đất nước lên trên hết.
Ở Việt Nam, nếu xảy ra mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa người lao động với người sử dụng lao động, thì trước hết các tổ chức hòa giải cần can thiệp kịp thời ; nếu không, sẽ cần đến của trọng tài, tòa án. Nhưng điều quan trọng cuối cùng cần hướng đến, đó là đảm bảo hài hòa, công bằng lợi ích kinh tế của các bên liên quan.
Các bạn thân mến, với bốn nội dung về Vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích như trên, chúng ta thấy được vai trò của Nhà nước rất quan trọng, là cầu nối đồng thời cũng là trọng tài để điều hòa lợi ích kinh tế các bên.