Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng như thế nào?

Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng như thế nào?

Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng như thế nào?

Cuối năm 1929, ở Việt nam bấy giờ tồn tại 3 tổ chức cộng sản cùng hoạt động theo khuynh hướng vô sản. Tuy nhiên, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một đảng cộng sản thống nhất. Đó chính là lý do dẫn đến Hội nghị thành lập đảng từ 6/1 – 7/2/1930
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Hội nghị thành lập Đảng.

Như vậy, trong video trước, cuối năm 1929, ở Việt nam bấy giờ tồn tại 3 tổ chức cộng sản cùng hoạt động theo khuynh hướng vô sản. Tuy nhiên, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một đảng cộng sản thống nhất. Sự tồn tại và hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản làm cho lực lượng và sức mạnh của phong trào cách mạng bị phân tán. Điều đó không phù hợp với lợi ích của cách mạng và nguyên tắc tổ chức của đảng cộng sản.
Trước tình hình đó, ngày 27 tháng 10 năm 1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người cộng sản ở Đông Dương tài liệu: Về việc thành lập một đảng cộng sản ở Đông Dương, chỉ rõ: “Việc thiếu một Đảng Cộng  sản duy nhất trong lúc phong trào quần chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt của cuộc cách mạng ở Đông Dương”. Quốc tế Cộng sản nhấn mạnh: “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương” . Song, tài liệu này chưa đến tay những người cộng sản Việt Nam. Lúc đó Nguyễn Ái Quốc đang ở Xiêm tìm đường về nước thì nhận được tin Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt, “những người cộng sản chia thành nhiều phái”, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Hương Cảng (Trung Quốc). “Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương”, Người chủ động triệu tập “đại biểu của hai nhóm (Đông Dương và An Nam)” và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930. Sau này, Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (năm 1960) căn cứ vào những tài liệu hiện có, chọn lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng. Tham dự Hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng là (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh) và hai đại biểu của An Nam cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm). Tổng số đảng viên của Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng cho tới Hội nghị hợp nhất là 310 đồng chí (ở Xiêm: 40, Bắc Kỳ: 204, Nam Kỳ: 51, Trung Quốc và nơi khác: 15, Trung Kỳ thì ghép vào Bắc Kỳ và Nam Kỳ).
Hội nghị hoàn toàn nhất trí, tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng. Nhân dịp thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc viết Lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột hãy gia nhập Đảng, đi theo Đảng để đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và tư sản phản cách mạng “làm cho nước An Nam được độc lập” .
Hội nghị cũng vạch kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Sau Hội nghị hợp nhất, ngày 8 tháng 2 năm 1930 các đại biểu về nước thực hiện kế hoạch hợp nhất các cơ sở đảng ở trong nước. Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được
thành lập gồm có Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn Văn Hới, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt, Phan Hữu Lầu, Lưu Lập Đạo, do Trịnh Đình Cửu đứng đầu. Tiếp đến các xứ uỷ cũng được thành lập. Đỗ Ngọc Du là Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ, Ngô Gia Tự, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời họp và ra Quyết nghị chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta – Cương lĩnh Hồ Chí Minh. 

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Cương lĩnh chính trị

Nội dung cơ bản như sau:
Một là, Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Hai là, Xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:
Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.
Về kinh tế: tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ.
Về văn hóa xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá. Những nhiệm vụ trên đây bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc, chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
Ba là, Về lực lượng cách mạng, Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông,trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ. Chủ trương tập hợp lực lượng trên đây phản ánh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ
Chí Minh. “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”.
Bốn là, Về Lãnh đạo cách mạng: là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản. “Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”.
Năm là, Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, “liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với quần chúng vô sản Pháp”.
Như vậy, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự do, tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của Cách mạng của Việt nam, từ việc tìm hiểu quá trình ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, ta có thể rút ra những ý nghĩa quan trọng sau đây:
– Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến những năm 20 của thế kỷ 20.
Hai là, sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân, và phong trào yêu nước Việt Nam. Đó là sự phản ánh quy luật ra đời và cội nguồn sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa mác Lênin, vào đặc điểm của dân tộc Việt Nam, là thành quả của trí tuệ, sự nhạy bén chính trị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong công cuộc vận động thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam – một nước thuộc địa nửa phong kiến.
–  Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang.
Bốn là, Đảng cộng sản việt Nam thành lập đã khẳng định dứt khoát nội dung, xu hướng vận động, phát triển của xã hội Việt Nam là gắn liện độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội
Năm là, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *