TÓM TẮT
Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là:
- Về mục tiêu của kinh tế tthij trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Về vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Về hoạt động quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- Về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối
- Về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời đảm bảo côngg bằng xã hội nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Phân tích đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường
Đặc trưng của kinh tế thị trường đầu tiên là về mục tiêu phát triển. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đó là công cụ phương thức để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ xã hội hóa đạt được của lực lượng sản xuất.
Mục tiêu phát triển đó là nâng cao đời sống nhân dân, hướng đến: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đây là điều khác biệt căn bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa nói chung, bởi KTTT tư bản chủ nghĩa mục tiêu đặt ra chủ yếu là hiệu quả kinh tế tối đa, gia tăng lợi nhuận cho một bộ phận giai cấp tư sản, giai cấp cầm quyền.
Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thứ 2 là về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế. Cùng giasuglory.edu.vn tìm hiểu từng quan hệ ngay sau đây:
Quan hệ sở hữu
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay có hai loại hình sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm là sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng. Loại hình sở hữu tư nhân có các hình thức: sở hữu cá thể, tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.
Sở hữu công hữu tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể của người lao động. Đặc biệt, các loại hình sở hữu trên đan xen vào nhau tạo thành những hình thức sở hữu hỗn hợp (tức là vừa có sở hữu nhà nước vừa có sở hữu tư nhân, như các công ty Cổ phần hóa).
Việc xác định rõ các hình thức sở hữu TLSX là cơ sở để xây dựng các thành phần kinh tế.
Thành phần kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do nhiều hình thức sở hữu, nên biểu hiện bên ngoài đó là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế. Mỗi thành phần kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định
Về quan hệ quản lý nền kinh tế
Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có sự can thiệp của nhà nước vào quá trình kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế khuyết tật của thị trường và định hướng thị trường theo mục tiêu đã định.
Sự can thiệp này có thể bằng công cụ quy định của Pháp luật, hoặc bằng các thực thể điều tiết khác như doanh nghiệp nhà nước. Nhưng sự can thiệp này không áp đặt cực đoan, vẫn phải tôn trọng quy luật khách quan của thị trường.
Sự khác biệt ở Việt Nam với các nước TBCN về quan hệ quản lý là ở chỗ: Bản chất nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bản chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Còn ở 1 số quốc gia TBCN, đó là sự quản lý của nhà nước TBCN vì lợi ích 1 bộ phận giai cấp tư sản.
Về quan hệ phân phối
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường tiếp theo là về quan hệ phân phối. Hiện nay, do nhiều hình thức sở hữu do vậy chúng ta đang thực hiện nhiều hình thức phân phối khác nhau đối với các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất. Cụ thể chúng ta có các hình thức phân phối để hình thành thu nhập cá nhân như sau:
- Phân phối theo kết quả lao động: bản chất của hình thức này dựa trên kết quả về chất lượng, số lượng lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.
- Phân phối theo hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn: ví dụ, như dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp lỗ hay lãi, hoặc dựa trên lợi tức đóng góp vốn là nhiều hay ít.
- Phân phối thông qua hệ thống phúc lợi tập thể và xã hội: như hệ thống quỹ phúc lợi hưu trí, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa… các các công trình phúc lợi xã hội mà nhân dân được hưởng.
Về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Mục tiêu cơ bản đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Cho nên, chúng ta không thực hiện tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, mà ngoài mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế còn phải đảm bảo tính công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa – xã hội.
Công bằng xã hội được biểu hiện ở các khía cạnh công bằng về thu nhập, lao động việc làm, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách thu nhập, chính sách ưu đãi với ngườii có công…
Khi thực hiện các chính sách công bàng xã hội, sẽ tạo điều kiện bảo đảm sự phát triển bền vững, nó cũng chính là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Theo chủ tịch đặc trưng kinh tế nổi bật nhất là gì?
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cho rằng đặc trưng của kinh tế thị trường nổi bật nhất bấy giờ là sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất.