Khái niệm thị trường là gì? Vai trò của thị trường kinh tế chính trị

Khái niệm thị trường là gì? Vai trò của thị trường kinh tế chính trị

Khái niệm thị trường là gì?

Thị trường là gì
Thị trường là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể mua, chủ thể bán, xác định giá cả, lượng cung, lượng cầu các hàng hóa và dịch vụ.

Thị trường là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trao đổi các loại hàng hóa, dịch vụ, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác trong nền kinh tế.

Trong phạm vi kinh tế học, thị trường là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể mua, chủ thể bán, xác định giá cả, lượng cung, lượng cầu các hàng hóa và dịch vụ. Qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội.

Vai trò của thị trường kinh tế chính trị là gì?

Vai trò của thị trường kinh tế chính trị là gì
Vai trò của thị trường là điều kiện cho sản xuất phát triển, tạo cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả và gắn kết kinh tế quốc gia với kinh tế thế giới

Vai trò của thị trường kinh tế chính trị là:

  • Thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển.
  • Thị trường giúp tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả.
  • Thị trường gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

Cùng giasuglory.edu.vn phân tích từng vai trò của thị trường ngay sau đây: 

Thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển

Thị trường là điều kiện cho sản xuất phát triển
Thị trường chính là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nó đặt ra các nhu cầu cho sản xuất, nhu cầu cho tiêu dùng và thỏa mãn các nhu cầu đó

Thị trường chính là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nó đặt ra các nhu cầu cho sản xuất, nhu cầu cho tiêu dùng và thỏa mãn các nhu cầu đó. Do đó thị trường có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Hàng hóa được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán. Và đương nhiên, nó phải thông qua thị trường. Nếu một hàng hóa, không được thị trường chấp nhận, có nghĩa là hàng hóa đó không bán được, quá trình sản xuất sẽ bị thu hẹp thậm chí là đổ gãy.

Ngược lại, nếu quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ được thị trường chấp nhận rộng rãi, thì đó là động lực thúc đẩy sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường đòi hỏi. Thị trường điện thoại di động ở Việt Nam là một ví dụ, chỉ trong khoảng 15 năm gần đây, tốc độ tăngtrưởng của thị trường điện thoại thông minh tăng rất nhanh do thị hiếu và nhu cầu của người dân Việt Nam về điện thoại rất lớn.

Thị trường giúp tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả

Thị trường tạo cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả
Dưới sức ép của quy luật cạnh tranh, các chủ thể sản xuất luôn phải đối mặt với nguy cơ bị thôn tính nếu không có sự phân bổ nguồn lực và một chiến lược hiệu quả

Thị trường không chỉ kích thích sự sáng tạo, mà nó còn là sự thanh lọc tự nhiên đối với các chủ thể sản xuất. Dưới sức ép của quy luật cạnh tranh, các chủ thể sản xuất luôn phải đối mặt với nguy cơ bị thôn tính nếu không có sự phân bổ nguồn lực và một chiến lược hiệu quả.

Hãng nokia là một thương hiệu mạnh hàng đầu vào đầu những năm nghìn, nhưng hiện nay, dòng điện thoại này, đã bị tụt lại dưới sức ép của các hãng lớn như Iphone, Samsung…

Như vậy, dưới sự tác động khắc nghiệt của các quy luật thị trường buộc các chủ thể tham gia thị trường phải tích cực, năng động, sáng tạo và nhạy bén để tồn tại và phát triển.

Thị trường gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới

Thị trường gắn kết kinh tế quốc gia với kinh tế thế giới
Thị trường chính là chất xúc tác gắn kết chặt chẽ, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau, quy định lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, giữa các địa phương, các ngành nghề, các lĩnh vực tạo thành một thị trường chung

Một nền kinh tế thì bao gồm nhiều quá trình sản xuất. Các đơn vị sản xuất, không tồn tại độc lập với nhau mà ít nhiều liên quan, tác động với nhau. Hay nói cách khác, nền sản xuất là một bức tranh tổng thể được tạo bởi nhiều miếng ghép khác nhau. Sự kết dính của các miếng ghép này chính là thị trường.

Thị trường chính là chất xúc tác gắn kết chặt chẽ, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau, quy định lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, giữa các địa phương, các ngành nghề, các lĩnh vực tạo thành một thị trường chung.

Khi thị trường chấp nhận đó là sản phẩm rất thuận tiện trong sinh hoạt của người dân, thì các loại sản xuất kia cũng sẽ được chấp nhận, nó chính là cơ hội, là chất kết dính các quá trình sản xuất lại với nhau. Cái mà chúng ta vẫn gọi là sự phân công lao động xã hội.

Ví dụ về vai trò của thị trường

Ví dụ về vai trò của thị trường
Ví dụ về vai trò của thị trường trong nền kinh tế hiện nay

Ví dụ 1: Sầu riêng là trái cây nhiệt đới trồng chủ yếu ở miền Nam nên thị trường đầu tiên của trái cây sầu riêng là các tỉnh phía Nam. Nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thì sầu riêng bắt đầu mở rộng ra thị trường miền Bắc.

Ví dụ 2: Gia đình ông A kinh doanh cà phê. Nhằm tăng tính cạnh tranh, thu được lợi nhuận cao gia đình ông A đã sáng tạo cách chế biến cà phê mới tiết kiệm chi phí mà vẫn bán ra với giá cũ.

Khi đó, giá trị sẽ thấp hơn giá cả thì các quy luật kinh tế thông báo cho những người kinh doanh khác biết đó là một lĩnh vực đầu tư có lợi, họ sẽ dồn nguồn lực sang sản xuất cà phê.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *