Khái niệm tư bản cố định và tư bản lưu động – Ý nghĩa của việc phân chia cặp phạm trù trên?

Khái niệm tư bản cố định và tư bản lưu động – Ý nghĩa của việc phân chia cặp phạm trù trên?

Khái niệm tư bản cố định và tư bản lưu động 

Khái niệm tư bản cố định và tư bản lưu động
Tìm hiểu khái niệm tư bản cố định và tư bản lưu động trong nền kinh tế thị trường

Tư bản cố định là gì?

Tư bản cố định là gì
Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần, từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn

Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần, từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.

Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất, bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Có 2 loại hao mòn chính là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Tư bản lưu động là gì?

Tư bản lưu động là gì
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển ngay một lần và toàn bộ vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển ngay một lần và toàn bộ vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.
Giá trị của tư bản lưu động được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất, sau khi hàng hóa được bán xong.

Việc phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa gì?

Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa gì
Việc phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Việc phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa là:

  • Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định: Đây là biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên và tránh được thiệt hại do hao mòn hữu hình do tự nhiên phá hủy hoặc hao mòn vô hình gây ra. Nhờ vậy mà có thêm nhiều cơ hội, điều kiện để đổi mới thiết bị nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản.
  • Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Một mặt nó giúp tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động tăng lên, làm tăng lượng tư bản lưu động sử dụng trong năm. Nhờ vậy mà tiết kiệm được tư bản ứng trước. Mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả biến làm tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm tăng lên.

Ví dụ về tư bản cố định và tư bản lưu động

Ví dụ về tư bản cố định và tư bản lưu động
Lấy ví dụ về tư bản cố định và tư bản lưu động trong thực tiễn đời sống

Sau đây, giasuglory.edu.vn sẽ chia sẻ những ví dụ về tư bản cố định và tư bản lưu động để giúp bạn được hiểu rõ hơn về những khái niệm kinh tế này nhé.

Ví dụ về tư bản cố định

Tư bản cố định là gì
Ví dụ về tư bản cố định như nhà máy, nhà xưởng, mát móc, thiết bị, đất, tài sản bất động sản,….
  • Nhà máy và nhà xưởng: Đây là các công trình xây dựng dùng để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
  • Máy móc và thiết bị: Bao gồm các thiết bị công nghiệp, máy móc, công cụ và phương tiện vận chuyển.
  • Đất và tài sản bất động sản: Đất và các tài sản bất động sản như tòa nhà, địa điểm kinh doanh, kho bãi.

Ví dụ về tư bản lưu động

Tư bản lưu động là gì
Ví dụ về tư bản lưu động như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, hàng tồn kho,….
  • Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Bao gồm tiền mặt, tiền trong tài khoản ngân hàng và các công cụ thanh toán như séc, hối phiếu.
  • Chứng khoán: Bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác có thể mua bán trên thị trường tài chính.
  • Hàng tồn kho: Bao gồm hàng hóa, nguyên vật liệu và thành phẩm đang được lưu trữ trong quá trình sản xuất hoặc xuất khẩu.

Bởi bản chất tư bản cố định và lưu động có tính chất và vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất và kinh doanh, việc hiểu và quản lý chúng là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công và tăng trưởng của một doanh nghiệp.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *