TÓM TẮT
Bản chất của tích lũy tư bản là gì?
Bản chất của tích lũy tư bản là:
- Xuất phát từ lợi ích nhà tư bản mong muốn.
- Có tính liên tục và tái sản xuất.
- Hướng đến tái sản xuất mở rộng.
Xuất phát từ lợi ích nhà tư bản mong muốn
Bản chất của tích lũy tư bản là xuất phát từ lợi ích nhà tư bản mong muốn. Tích lũy tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm, tức là tư bản mới. Các giá trị thông qua đầu tư mang đến các giá trị mới được sinh ra. Nếu xét được thời điểm này được gọi là tư bản mới, nhưng khi thực hiện đầu tư nó đóng vai trò là tích lũy tư bản. Thường thì các giá trị thặng dư sẽ được dùng một phần để tham gia vào các tích lũy mới.
Tư bản muốn giàu lên, nắm giữ giá trị thặng dư lớn hơn. Vì vậy nhu cầu trong đầu tư luôn được thể hiện. Họ mua giá trị từ hàng hóa sức lao động của công nhân và tiến hành công việc, tìm kiếm giá trị từ hàng hóa tạo ra. Cũng vì những tính toán đó mà sau khi trừ chi phí ban đầu, họ vẫn nhận lại những giá trị thặng dư nhất định.
Tính liên tục và tái sản xuất
Bản chất của tích lũy tư bản là tính liên tục và tái sản xuất. Các lợi ích có thể tìm kiếm khi sản xuất, kinh doanh ổn định. Nhà tư bản với nhu cầu tiêu dùng hay tích lũy không dừng lại. Vì thế nên tái sản xuất là bản chất của tích lũy tư bản.
Tái sản xuất là quá trình sản xuất lăppj đi lặp lại không ngừng. Tính chất thực hiện hoạt động bên cạnh các lợi thế, tiềm năng tư bản xác định. Bên cạnh đó, tư bản với tham vọng tìm kiếm lợi ích đã xây dựng chiến lược cho mở rộng quy mô. Điều này thể hiện với các đổi mới trong dây chuyền sản xuất, bằng cách thay thế tư liệu sản xuất phù hợp.
Công nhân cũng cần phải đáp ứng tiêu chí lao động ngày một tăng cao giúp giá trị trả cho tiền lương được thực hiện hiệu quả. Từ đó giá trị thặng dư kiếm về cho tư bản lớn hơn.
Hướng đến tái sản xuất mở rộng
Bản chất của tích lũy tư bản là hướng đến tái sản xuất mở rộng. Trong tính chất sản xuất quan tâm đến yếu tố lâu dài, bền vững. Đây là yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến thặng dư. Tuy nhiên đều mang hiệu quả, thuận lợi cho tư bản khi thu hút nhiều nhu cầu hơn. Gồm có:
Tái sản xuất sức lao động của con người thông qua máy móc hiện đại thay thế sức lao động. Tư bản cũng khai thác trình độ kỹ thuật cao hơn nên sức lao động được sử dụng hiệu quả, đảm bảo.
Tái sản xuất môi trường sống của con người, phản ánh điều kiện sống được nâng cao. Từ đó khắc phục những tác động đến môi trường, mang đến môi trường xanh sạch đẹp.
Lấy ví dụ về tích lũy tư bản
Cùng giasuglory.edu.vn phân tích ví dụ về tích lũy tư bản sau:
Năm thứ nhất, nhà tư bản có tư bản ứng trước là 5000, gồm 4000C và 1000V, giả sử cứ 1V tạo ra được 1M và chu kỳ sản xuất là 1 năm, thì cuối năm thứ nhất, nhà tư bản sẽ có lượng giá trị là :
4000C + 1000V + 1000M
Trong tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không tiêu dùng hết toàn bộ 1000M đó cho cá nhân mà chỉ tiêu dùng một nửa, chẳng hạn 500M, nửa còn lại dùng làm tư bản phụ thêm để mở rộng kinh doanh. Giả sử mọi điều kiện khác không thay đổi, thì sang năm thứ hai, quy mô tư bản sẽ là: (4000 + 400)C + (1000 + 100)V = 5.500
Hết năm thứ hai, nhà tư bản sẽ có lượng giá trị là : (4000 + 400)C + (1000 +100)V + 1100M
Nếu trong số giá trị thặng dư mới tạo ra đó, nhà tư bản lại cũng chỉ tiêu dùng một nửa (550), thì năm thứ ba, quy mô tư bản sẽ là: (4.400 + 440)C + (1100 + 110)V = 6050
Hết năm thứ ba, nhà tư bản sẽ có lượng giá trị là : (4.400 + 440)C + (1.100 + 110)V + 1.210M
Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản
Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản đó là: Trình độ khai thác sức lao động, năng suất lao động xã hội, sử dụng hiệu quả máy móc và đại lượng tư bản ứng trước.
Trình độ khai thác sức lao động
Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản đầu tiên là trình độ khai thác sức lao động (chính là yếu tố tỷ suất giá trị thằng dư m’). Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, nhà tư bản sẽ sử dụng cách như: tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian lao động, tăng năng suất lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân…
Năng suất lao động xã hội
Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản là năng suất lao động xã hội (nhân tố này ảnh hưởng tới tư bản khả biến V). Nếu năng suất lao động xã hội tăng sẽ dẫn đến giá trị của tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt dịch vụ giảm, giúp nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn.
Sử dụng hiệu quả máy móc
Nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản là sử dụng hiệu quả máy móc. Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải bỏ ra tư bản mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng … Bộ phận tư bản này tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị thì chuyển dần vào sản phẩm. Mặc dù giá trị đã chuyển một phần vào sản phẩm nhưng bộ phận tư bản này vẫn hoạt động với tư cách còn đầy đủ giá trị.
Bộ phân gía trị của tư bản cố định đã chuyển vào sản phẩm được nhà tư bản thu hồi, có thể đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc cho vay. Sự chênh lệch giữa tư bản cố định sử dụng và tư bản cố định đã tiêu dùng ngày càng lớn và trở thành nguồn tích lũy tư bản quan trọng.
Đại lượng tư bản ứng trước
Nhân tố thứ tư ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản là đại lượng tư bản ứng trước. Tư bản ứng trước càng lớn, quy mô bóc lột giá trị thặng dư càng lớn. Hơn nữa, tư bản ứng trước càng lớn, việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ càng thuận lợi. Do đó, quy mô của tư bản ứng trước càng lớn, tích lũy tư bản càng tăng.