Khi nhà tư bản bán hàng hóa với Giá cả < Giá trị thì nhà tư bản có lợi nhuận không? (Giả sử thị trường cung = cầu)
Câu hỏi ngắn xoay xung quanh mối quan hệ giá cả, giá trị và lợi nhuận trong Kinh tế chính trị.
Ta nhớ lại rằng, Giá trị hàng hóa là do hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, Công thức giá trị là G = c + v + m. Trong đó, c + v là chi phí sản xuất mà nhà tư bản bỏ ra, còn m là giá trị thặng dư nhà tư bản bóc lột được từ người công nhân.
Nếu giả định, thị trường cân bằng Cung = cầu, khi đó giá cả hàng hóa = giá trị hàng hóa. Tức là, nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả = c + v + m. Trừ đi phần chi phí c + v, thì nhà tư bản thu được lợi nhuận đúng bằng giá trị thặng dư m (p=m)
Tình huống đặt ra là nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả < giá trị thì sao?
Sẽ có 2 khả năng xảy ra:
Nếu giả định, thị trường cân bằng Cung = cầu, khi đó giá cả hàng hóa = giá trị hàng hóa. Tức là, nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả = c + v + m. Trừ đi phần chi phí c + v, thì nhà tư bản thu được lợi nhuận đúng bằng giá trị thặng dư m (p=m)
Tình huống đặt ra là nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả < giá trị thì sao?
Sẽ có 2 khả năng xảy ra:
- Khả năng thứ nhất là, nếu giá cả hàng hóa < giá trị hàng hóa và nhỏ hơn cả chi phí sản xuất TBCN (c+ v) thì, nhà TB sẽ bị lỗ vốn. (Tức là: doanh thu < chi phí)
- Khả năng thứ hai là, giá cả hàng hóa < giá trị nhưng vẫn lớn hơn chi phí sản xuất TBCN (c+v) thì nhà tư bản vẫn có lợi nhuận. (Cho dù lợi nhuận đó không bằng với giá trị thặng dư).
Tóm lại, khi hàng hóa được bán ra thị trường với Giá cả < Giá trị thì nhà tư bản có lợi nhuận không? Điều phụ thuộc vào giá nhà tư bán so với chi phí sản xuất (c+v) như thế nào? Nếu giá bán < chi phí, nhà tư bản sẽ lỗ và ngược lại, nếu giá bán > chi phí vẫn có lãi, các bạn nhé.