TÓM TẮT
Lý thuyết 5 con khỉ định kiến | Bài học cuộc sống
Thí nghiệm “5 con khỉ định kiến”
Các nhà tâm lý học bỏ 5 con khỉ vào trong một cái chuồng. Chúng được cho ăn uống rất thiếu thốn vì vậy lúc nào cũng thèm ăn.
Trong chuồng được đặt một cái thang, nếu con khỉ trèo lên đỉnh thang nó sẽ với được một nải chuối trên đó. Cái thang đủ nhỏ để chỉ 1 con khỉ trèo lên một thời điểm.
Cứ mỗi lần có con khỉ trèo lên thang với lấy quả chuối thì nhà khoa học lấy nước lạnh phụt vào 4 con ở phía dưới (mà không phải con trèo).
Sau một thời gian, cứ con khỉ nào trèo lên thang thì 4 con khỉ còn lại ngăn cản nó. 4 con khỉ đó nhận thức rằng cứ có con khi nào trèo lên thang là chúng sẽ bị trừng phạt.
Rồi sau một thời gian nữa chẳng còn con khỉ nào mon men trèo lên thang nữa, mặc kệ rất đói và nải chuối thì ở trước mắt. Tất cả đều xây dựng nhận thức rằng “Trèo lên thang sẽ bị trừng phạt bởi nước lạnh vì vậy mình phải ngăn cản bất cứ con khỉ nào trèo lên”.
Nhà khoa học đổi 1 con khỉ trong đó bằng một con khỉ mới. Con khỉ mới này ngay lập tức chạy đến cầu thang nhưng bị 4 con kia ngăn lại đánh cho một trận. Rồi nó cũng học được là không nên trèo lên thang. Nhà khoa học lại thay thế một con khỉ cũ bằng con khỉ mới. Con khỉ đó cũng lại chạy tới thang và bị 4 con vây đánh, trong đó có 1 con chưa từng bị phụt nước lạnh.
Dần dần sau vài lần đồi nữa thì cả 5 con khỉ trong chuồng đều là khỉ mới tinh. Chúng vẫn ngăn chặn không cho con khỉ nào trèo lên thang. Chẳng con nào trong số chúng hiểu tại sao phải ngăn cản.
Chúng ta thấy việc hình thành nhận thức của con khỉ mới là từ hành vi. Con khỉ mới thực hiện hành vi giống con khỉ khác, nó xây dựng nhận thức rằng:
- Nếu nó trèo lên thang thì 4 con khỉ còn lại sẽ đánh nó -> không được trèo
- Nếu có con khỉ nào trèo thang thì cần phải xông vào đánh (không hiểu tại sao phải làm thế)
Thí nghiệm khác
Khi ta làm cái gì đó thất bại, ta bị trừng phạt. Dần dần ta không còn dám thử sức nữa. Tự ta hình thành biên giới cho chính mình giống như con cá kia.
Thí nghiệm về con khỉ trừng phạt những người không vi phạm để những người không vi phạm ngăn cản vi phạm trong tương lai.
Ví dụ như trong các trại tập trung của phát xít Đức thế chiến thứ hai, cứ khi có người tù nào vượt ngục thì cai ngục sẽ trừng phạt những người còn lại (những người không trốn). Điều gì sẽ diễn ra chắc bạn đã hiểu.
Khi một ai đó phạm tội, người ta trừng phạt những người còn lại nhằm để họ tự kiểm soát lẫn nhau. Tất nhiên nhóm đó phải có một giới hạn số lượng nhất định. Việc này có vẻ nghe bất công nhỉ, trừng phạt những người không phạm tội.
Việc thay đổi nhận thức là vô cùng khó khăn vì vậy người ta sẽ tác động vào hành vi để thay đổi nhận thức. Ví dụ nếu bạn muốn ông chồng cai thuốc lá thì có hai cách tiếp cận:
- Tiếp cận trực tiếp vào nhận thức: khuyên bảo anh ý về các tác hại của thuốc lá.
- Tiếp cận vào hành vi: đưa ra những trừng phạt nếu như anh ta hút thuốc rất cụ thể. Ví dụ như khóc lóc thảm thiết, nộp tiền phạt 1tr/lần, đánh con ông ý thật dã man.
Tất nhiên là bạn có thể tiếp cận từ cả hai phía, và thực tế người ta vẫn làm thế.
Nhận thức tốt hình thành từ hành vi tốt và đương nhiên ngược lại. Một đứa trẻ mới lớn theo hội bạn, thực hiện các hành vi chung của hội đó rồi dần hình thành nhận thức giống như hội đó. Giống như những con khỉ mới xây dựng nhận thức chỉ từ việc thực hiện hành vi.
Con bạn bắt chước các hành vi của bạn rồi nó sẽ xây dựng được nhận thức giống như bạn. Đừng có mất công khuyên bảo thiệt hơn, hãy làm những thứ mà bạn muốn con bạn làm.
Khi bạn bước vào một công ty, bạn thực hiện các hành vi giống như với những đồng nghiệp khác trong khi chưa chắc đã hiểu tại sao phải làm thế. Khi bạn lần đầu tiên tham dự vào một nhóm nào đó, trước tiên bạn sẽ quan sát sau đó hành xử theo các quy tắc mà mặc dù thâm tâm phản đối vì khi phản đối bạn bị dội nước giống như khỉ. Dần dần bạn có được nhận thức giống như những thành viên khác, bạn không còn phản đối nữa.
Nhìn quy mô rộng như xã hội Việt Nam, đặc biệt là cái xã hội trên mạng xã hội, có rất nhiều tình huống đám đông phẫn nộ vì thấy người khác phẫn nộ mặc dù chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao. Họ phẫn nộ với tâm thế rằng mình là người đạo đức, người đạo đức phải lên tiếng. Đây là điều nguy hiểm, họ thực hiện hành vi gây hại với ý nghĩ rằng mình đang làm điều đúng./.