Dich vụ có phải là hàng hóa đặc biệt? Bản chất của dịch vụ là gi?

Dich vụ có phải là hàng hóa đặc biệt? Bản chất của dịch vụ là gi?

Dịch vụ có phải là hàng hóa đặc biệt? Bản chất của dịch vụ là gì?

Hàng hóa vốn được nói đến chủ yếu là là các sản phẩm hữu hình (các hàng hóa tồn tại dạng vật thể) như: gạo, bàn, máy móc, nhà cửa. … Các hàng hóa vô hình ít được đề cập hơn. Có nhiều tranh luận xung quanh về học thuyết giá trị của Mác, khi ngày nay, có một số sản phẩm đặc biệt được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường như: dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ dạy học, dịch vụ giới thiệu việc làm… liệu bản chất nó có phải hàng hóa không? Nếu là hàng hóa, thì 2 thuộc tính của nó là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ điều đó.

TÓM TẮT

Dịch vụ có phải là hàng hóa ?

Xung quanh chúng ta xuất hiện nhiều các loại hình dịch vụ, như dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân, dịch vụ trông xe, dịch vụ dạy kèm , dịch vụ taxi, dịch vụ lau dọn nhà cửa, dịch vụ môi giới…. Và các dịch vụ này, có xu hướng ngày càng phát triển, ngày càng đa dạng, đáp ứng yêu cầu xã hội.
Về lý luận hàng hóa của Mác, tôi khẳng định, dịch vụ là 1 loại hàng hóa các bạn nhé. Có điều, dịch vụ là một loại hàng hóa vô hình, khác với những loại hàng hóa vật thể hữu hình như bàn, như gà, như gạo …mà chung ta thấy trong các ví dụ trước.
Lý do, dịch vụ cũng là sản phẩm của lao động, cũng thỏa mãn nhu cầu của người mua và cũng thông qua trao đổi

dịch vụ dọn vệ sinh nhà cửa

Hai thuộc tính của dịch vụ

Cụ thể, xét về thuộc tính, thì dịch vụ cũng có 2 thuộc tính là giá trị và giá  trị sử dụng. Giá trị sử dụng của dịch vụ là công dụng của dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người mua, còn giá trị của dịch vụ cũng được quyết định bởi hao phí lao động của người tạo ra dịch vụ.
Ta lấyví dụ: dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân chẳng hạn.
Trong dịch vụ khám chưa bệnh, bác sỹ sẽ phải bỏ hao phí sức lao động (về thần kinh, cơ bắp) để tư vấn, khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Mục đích của quá trình này, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân. Sau khi khám xong, bác sỹ sẽ nhận được tiền công (tức là xuất hiện trao đổi mua bán).
Về mặt thuộc tính, dịch vụ khám chưa bệnh có 2 thuộc tính cơ bản: Thuộc tính giá trị sử dụng là đáp ứng nhu cầu của khách hàng (bệnh nhân). Còn, thuộc tính giá trị chính là hao phí lao động của bác sỹ tạo ra dịch vụ.
Thời kỳ của Mác  nghiên cứu, thì dịch vụ chưa phát triển mạnh và đa dạng như bây giờ, chủ yếu vẫn là sản xuất hàng hóa vật thể. Mác chưa có điều kiện để trình bày dịch vụ với tư cách là một hàng hóa một cách sâu sắc, điều này làm cho nhiều người lầm tưởng Mác chỉ biết tới hàng hóa vật thể, nhưng trái lại, thì Mác cũng chia dịch vụ theo 2 khu vực: dịch vụ cho sản xuất và dịch vụ cho tiêu dùng.

Dịch vụ khác với hàng hóa thông thường ở đâu?

Thứ nhất, dịch vụ là hàng hóa vô hình, không cầm nắm, cân đo đong đếm được như hàng hóa dạng vật lý thông thường. Việc đánh giá dịch vụ cũng mang tính chất tương đối, phần nhiều mang tính chất chủ quan. Ví dụ: dịch vụ cắt tóc, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ khám chữa bệnh…
Thứ hai, phần lớn dịch vụ là hàng hóa không thể cất trữ . Việc sản xuất và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ phải diễn ra đồng thời.
Ví dụ: Với dịch vụ khám chữa bệnh, khi bác sỹ bỏ hao phí lao động thì bệnh nhân cũng là người sử dụng dịch vụ ngay tại thời điểm đó; với dịch vụ nhà hàng, khi người phục vụ nhà hàng phục vụ thực khách, cũng là lúc khách sử dụng dịch vụ ngay lúc đó.

Dịch vụ khám chữa bệnh
Dịch vụ khám chữa bệnh

Tuy nhiên, tôi vẫn dùng từ phần lớn thay vì khẳng định tất cả dịch vụ đều là hàng hóa không thể cất trữ, bởi, trong thời đại ngày này, vẫn có loại dịch vụ, theo tôi có thể cất trữ được.
Ví dụ: Dịch vụ dạy học truyền thống không thể cất trữ được, còn các sản phẩm số như Khóa học online người giáo viên có thể dạy và đóng gói sản phẩm và bán cho người học. Người tiêu dùng có thể mua , và có thể sử dụng dịch vụ dạy học đó bất cứ lúc nào. Tương tự như vậy, các sản phẩm số khác như ca nhạc, phim ảnh theo tôi, vẫn là những dịch vụ có thể bảo tồn và tích trữ được.

Rõ ràng, khi trình độ khoa học công nghệ càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần con người ngày càng cao, thì các loại hàng hóa đặc biệt theo đó xuất hiện càng nhiều.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *