Nhà nước là gì? Giải thích khái niệm và bản chất của Nhà nước

Nhà nước là gì? Giải thích khái niệm và bản chất của Nhà nước

Nhà nước là gì? Giải thích khái niệm và bản chất của Nhà nước

Khi xã hội có sản phẩm thặng dư, khi đó, xã hội sẽ xuất hiện người giàu và người nghèo. Từ đó, có Phân loại giai cấp. Để bảo vệ địa vị cũng như tài sản đang có, giai cấp giàu đã lập ra một tổ chức gọi là nhà nước để thống trị, đàn áp các giai cấp khác

Khái niệm nhà nước

Trong video trước, chúng ta thấy rằng, khi xã hội có sản phẩm thặng dư, khi đó, xã hội sẽ xuất hiện người giàu và người nghèo. Từ đó, có Phân loại giai cấp. Để bảo vệ địa vị cũng như tài sản đang có, giai cấp giàu đã lập ra một tổ chức gọi là nhà nước để thống trị, đàn áp các giai cấp khác . Một lý do khác, Cùng với sự tan rã của thị tộc, những người cùng huyết thống không còn sinh sống trên địa bàn nhất định nữa, mà họ đã di chuyển và thực hiện những công việc khác nhau. Thị tộc tan rã đòi hỏi phải có tổ chức khác thay thế thị tộc quản lý xã hội cũng như điều hòa các mâu thuẫn giai cấp đang căng thẳng. Đây chính là lý do dẫn đến sự ra đời  của nhà nước.

 Vậy khái niệm Nhà nước được xác định là:

“Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền.”

Nhà nước tư sản
Nhà nước tư sản

Ví dụ thực tế: Nhà nước phong kiến khi xuất hiện, sẽ sử dụng quyền lực chính trị, bộ máy chuyên chế cưỡng chế nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ, phong kiến. Hay như, Nhà nước tư bản chủ nghĩa ra đời sau cũng sẽ sử dụng quyền lực chính trị để bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp tư sản.
Bây giờ, để hiểu rõ hơn về Nhà nước, ta sang phần tiếp theo:

Bản chất của Nhà nước

Bản chất nhà nước là thuộc tính bên trong gắn liền với nhà nước. Nhà nước xuất
hiện từ những nhu cầu chính là điều hòa mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng và quản
lý xã hội trong vòng trật tự, ổn định. Do đó, nhà nước luôn có hai thuộc tính, đó là tính
giai cấp và tính xã hội. Làm rõ bản chất của nhà nước cũng là cơ sở để phân biệt kiểu nhà nước này với kiểu nhà nước khác.

Nhà nước chủ nô
Nhà nước chủ nô

Ví dụ: Nhà nước chủ nô khác với Nhà nước phong kiến và khác với nhà nước Tư bản chủ nghĩa.

a .Tính giai cấp

Xuất phát từ việc Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong lòng xã hội có giai cấp nên nhà nước có tính giai cấp sâu sắc. Để đảm bảo quyền lực và lợi ích,  giai cấp thống trị sử dụng nhà nước như một công cụ sắc bén để thực hiện sự bảo vệ giai cấp mình, đồng thời, thiết lập, củng cố và duy trì trật tự, ổn định xã hội. Bộ máy cưỡng chế sắc bén của nhà nước gồm: quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù… Nhà nước có thể tác động một cách mạnh mẽ và toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội. thông qua ba dạng quyền lực sau: quyền lực về kinh tế, quyền lực về chính trị và quyền lực về tư tưởng.

Đối với Quyền lực về kinh tế:

Nhà nước được quyền áp đặt chính sách kinh tế bắt buộc đối với mọi thành phần trong khuôn khổ quốc gia. Thường thì, các chính sách này của nhà nước bao giờ cũng thể hiện một cách trực tiếp lợi ích kinh tế của giai cấp cầm quyền. Mỗi kiểu nhà nước có chính sách kinh tế và ngân sách riêng. Ngân sách nhà nước được lập ra để nhà nước xây dựng và thực hiện các mục tiêu, nó thường được huy động từ nhiều nguồn: Ví dụ: các chính sách Thuế, Phí và các khoản đóng góp bắt buộc khác, các nguồn viện trợ và chính sách về đầu tư, chính sách tăng giảm lãi suất ngân hàng, chính sách giới hạn hàng hóa xuất nhập khẩu…. Nhà nước sẽ điều tiết nền kinh tế hướng theo mục tiêu mà mỗi nước hướng tới. Mỗi nhà nước có chính sách kinh tế riêng, phù hợp với đặc trưng và tính chất của giai cấp thống trị. Chẳng hạn, chính sách thuế của nhà nước phong kiến khác với chính sách thuế của nhà nước Tư bản chủ nghĩa. Nhà nước phong kiến chủ yếu thu địa tô và thuế của tiểu thương; trong khi , nhà nước tư bản chủ nghĩa thu thuế từ nhiều loại hình sản xuất kinh doanh khác nữa như lái buôn, thương nhân, thuế thuộc địa, thuế giá trị gia tăng…. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải nhấn mạnh, nhà nước có quyền lực bắt buộc về kinh tế đối với các chủ thể trong phạm vi quản lý.

Nhà nước tư sản Châu Âu
Nhà nước tư sản Châu Âu

  Đối với Quyền lực về chính trị:

Xuất phát từ bản chất nhà nước là một bộ máy cưỡng chế của giai cấp thống trị. Hay nói cách khác, Giai cấp thống trị đem ý chí của mình áp đặt thành ý chí nhà nước với các công cụ cưỡng chế. Nhà nước là tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác. Ý chí của nhà nước có sức mạnh bắt buộc các giai cấp khác phải tuân theo một trật tự do giai cấp thống trị đặt ra, phải phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước sử dụng các công cụ quân đội, nhà tù, cảnh sát, tòa án…. Để thực hiện quyền lực chính trị.
Ví dụ: nhà nước phong kiến sử dụng quân đội để đàn áp các lực lượng nổi dậy của nông dân để giữ vững quyền lực chính trị.

  Về Quyền lực tư tưởng :

Thông qua nhà nước giai cấp thống trị đã xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội, bắt các giai cấp khác lệ thuộc mình về mặt tư tưởng. Nhà nước sử dụng các công cụ thể hiện quyền lực tư tưởng như: giáo dục, văn hóa, tôn giáo… để thực hiện quyền lực tư tưởng.

b. Tính xã hội

Chúng ta biết rằng, nhà nước ra đời xuất phát từ mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Thành lập nhà nước, giai cấp thông trị vẫn phải đối mặt trước những thách thức từ sự vùng dậy bởi các giai cấp khác. Cho nên, để dung hòa các mâu thuẫn xã hội và củng cố địa vị thống trị, thì nhà nước phải quan tâm đến giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong lòng xã hội. Nhà nước cần phải giải quyết các công việc mang tính xã hội, phục vụ lợi ích chung của xã hội như xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, đê điều, trường học,
bệnh viện, đường xá, cầu cống, công viên, bảo vệ môi trường, phòng chống các
dịch bệnh, an ninh quốc phòng, các vấn đề xã hội có tính toàn cầu…
Thực tế cho thấy, khi nhà nước làm tốt tính xã hội thì càng củng cố quyền lực thống trị của giai cấp cầm quyền. Điều này, chúng ta có thể thấy ở các nước tư bản chủ nghĩa, khi giai cấp tư sản nắm chính quyền, nhà nước vẫn phải thực hiện chính sách phúc lợi xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo vệ môi trường, nghiệp đoàn… để thực hiện tính xã hội.
Như vậy, Ở bất kỳ nhà nước nào cũng luôn luôn tồn tại tính giai cấp và tính xã hội. Tuy nhiên, mức độ đậm nhạt của hai thuộc tính này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, đạo đức, tư tưởng… của các nước khác nhau.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *