Khái niệm về Cảng biển – Tiếp cận từ UNCTAD

Khái niệm về Cảng biển – Tiếp cận từ UNCTAD

TÓM TẮT

Khái niệm về Cảng biển – Tiếp cận từ UNCTAD

Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài và rộng trải dọc từ Bắc tới Nam, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Nước ta cũng có hệ thống cảng biển đa dạng và phong phú. Do vây, Cảng biển là khái niệm khá quen thuộc đối với người Việt Nam chúng ta, Tuy nhiên, sẽ có những sự nhầm lẫn nhất định ví dụ như: Cảng biển, Bến cảng, Cầu cảng, Cảng cạn…. Vì vậy, với mục đích chia sẻ thông tin,bài viết sẽ làm rõ cho các bạn nội dung trên.
Khái niệm về Cảng biển – Tiếp cận từ UNCTAD

    Trong vài thập kỷ trở lại đây, cùng với những thay đổi lớn lao trong phát triển kinh tế thế giới, quan niệm về cảng biển cũng đã có sự thay đổi đáng kể từ quan niệm truyền thống trước kia chuyển sang quan niệm hiện đại ngày nay.

    Sư thay đổi này, được Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển gọi tắt là UNCTAD mô tả qua 4 thế hệ quan niệm về cảng biển.

    Thế hệ cảng thứ 4 (Từ 2000 trở lại đây): theo quan niệm hiện đại, cảng biển đã trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị logistic toàn cầu. Chức năng cảng biển được mở rộng, phát triển ngày càng phức tạp và phong phú. Cảng biển có sự liên kết với chuỗi vận tải quốc tế. Các cảng biển trong nước và quốc tế liên kết với nhau. Quá trình xử lý hang hóa trong cảng được quy hoạch, thực hiện một cách chuyên nghiệp.
Thê hệ thứ ba (1980-2000): Cùng với sự phát triển kinh tế nói chung, yêu cầu khách quan cho việc mở rộng, hiện đại hóa nơi “neo đậu” và “bốc dỡ” hàng hóa tăng lên, và trong điều kiện phát triển của kỹ thuật và công nghệ, sức ép cạnh tranh trong kinh doanh, cảng biển đã có bước phát triển mới đó là: Cảng biển trở thành một ngành dịch vụ hậu cần trong thương mại, có nơi xử lý hàng hóa tại cảng, có quy hoạch các cảng cạn, hệ thống giao thông kết nối trong cảng.
Thế hệ thứ hai (Từ 1950 – 1980): Trải Qua nhiều thập kỷ, cùng với sự phát triển của thương mại hàng hóa giữa các nước, giữa các khu vực và với sự xuất hiện của các con thuyền lớn và tàu sắt có động cơ thì yêu cầu các bến cảng ngày phải mở rộng về quy mô, hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật và sinh ra các dịch vụ hỗ trợ. Từ đó,  bến tàu/bến đỗ dần thành các hải cảng. Cảng biển xuất hiện các hoạt động thương mại và các hoạt động công nghiệp mang lại giá trị gia tăng cho hàng hoá. So với giai đoạn trước, cảng biển đã trở thành một trung tâm dịch vụ trong chuỗi vận tải.
     Cảng biển chỉ là một khu vực bốc xếp và bốc dỡ hàng hoá lên và xuống tàu, là nơi khu vực lưu trú tạm thời của các con tàu. Thường thường nó có liên kết với các loại hình vận tải khác.Thế hệ thứ nhất (trước năm 1950): Trong thời gian đầu, quá trình đi biển của con người dù để đánh bắt hải sản hay vận chuyển hàng hóa trên biển, thì hạ tầng đầu tiên hình thành là các bến tàu, bến thuyền. Đó là nơi tập kết của tàu thuyền trước mỗi chuyến đi hay sau khi trở về. 

     Như vậy, với sự thay đổi lớn lao về chức năng, vai trò của cảng biển, Cảng biển từ chỗ chỉ là nơi neo đậu, bến đỗ tạm thời đã trở thành một trugn tâm dịch vụ hậu cần vận tải rộng lớn có sự liên kết với các ngành công nghiệp, ngành vận tải đa phương thức đặc biệt trở thành mắt xích kết nối ngoại thương trong nước và quốc tế.

     Một vấn đề đặt ra là: Vậy cảng biển và bến cảng có phải là một?
Câu trả lời là Không. Cảng biển khác với bến cảng các bạn nhé.

  • Khi nói đến cảng biển, tức là nói tới khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, có kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ và vận chuyển hành khác.
  • Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Ví dụ: Cảng biển Hải Phòng có hơn 40 bến cảng như: Bến cảng Đoạn Xá, Bến cảng Hải An, Bến cảng PTST Đình Vũ…

 Bên cảng lại có một hoặc nhiều cầu cảng. Cầu cảng thực chất đó chỉ là những kết cấu hạ tầng được xây dựng phục vụ khai thác trong bến cảng.

       Do chức năng của Cảng biển ngày nay được mở rộng, nên là khái niệm Cảng biển đã thay đối nhiều. Đôi khi chúng ta không rõ, cứ đánh đồng Cảng biển và Bến cảng như vậy là không đúng.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *