Cách Viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Bạn đang gặp khó khăn trong việc viết và trình bày bài sáng kiến kinh nghiệm? Những hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm cùng một số lưu ý khi làm bài sáng kiến kinh nghiệm mà Luận Văn Việt gửi đến sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong lộ trình làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

hinh-anh-cach-viet-sang-kien-kinh-nghiem-1

1. Viết sáng kiến kinh nghiệm là gì?

Viết sáng kiến kinh nghiệm là viết lại về một sự việc, công việc, một quy trình làm việc mà bản thân đã có nhiều kinh nghiệm và để trình bày cho những người không có kinh nghiệm hiểu, và làm việc đạt kết quả như mong muốn.

Khi chọn cho mình cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm bạn cần phác thảo cho mình những luận cứ và luận điểm quan trọng, phần cần nhấn mạnh đặt lên trước, và sắp xếp một cách thật logic với nội dung bài làm của mình. Một số hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm bên dưới và các yêu cầu cần đáp ứng để có được một đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

  • Tính sáng tạo: Nội dung mang tính cấp thiết cao, có sự quan trọng đối với tổ chức.
  • Tính logic: Bố cục bài sáng kiến có tính liên kết và và hấp dẫn người đọc.
  • Tính khoa học: Nội dung phù hợp, đưa ra quan điểm phù hợp cho người đọc và phù hợp đối tượng.
  • Tính thẩm mỹ: Hình ảnh, font chữ đúng tiêu chuẩn, bắt mắt, dễ nhìn.

2. Cách viết bố cục bài sáng kiến kinh nghiệm

Với bố cục mẫu bên dưới, chúng tôi xin gửi đến bạn trong hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm mới nhất như sau:

Hình thức trình bày

Như các bài luận văn khác, sáng kiến kinh nghiệm được soạn thảo bằng máy tính, trang trí khoa học và in 1 mặt trên khổ giấy A4; font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, định lề trên 1.5cm, lề dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 2,0 cm, dòng cách dòng 1,5 lines; số trang/tổng số trang được đánh ở giữa và được đóng thành tập có bìa cứng có tối đa 15 trang.

Xem Thêm Bài Viết  Kho Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tiểu Học

Trang bìa: bạn cần đảm bảo được trang bìa sáng kiến kinh nghiệm của bạn được trình bày đầy đủ các thông tin sau:

Cơ quan bạn đang công tác:

  • Đơn vị giáo dục cao nhất
  • Đơn vị giáo dục bạn trực thuộc
  • Logo đơn vị mà bạn đang công tác

*Yêu cầu: Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm phải dễ hiểu, rõ ràng, ngắn gọn

Thông tin của người thực hiện

  • Họ tên của bạn
  • Tên đơn vị bạn đang công tác (đơn vị trực tiếp)
  • Thời gian làm đề tài
  • Nơi chốn làm đề tài (thành phố bạn đang sinh sống và công tác)

Một số hình ảnh trang bìa mẫu:

hinh-anh-cach-viet-sang-kien-kinh-nghiem-2

Cấu trúc bài sáng kiến kinh nghiệm

Một bản sáng kiến kinh nghiệm gồm có trang bìa, mục lục, phần nội dung, tài liệu tham khảo, nhận xét đánh giá và được trình bày như sau:

Phần mục lục

Tên phần/chương:………………………………………………………………….. Trang

Tên các mục lớn:……………………………………………………………………

Tên các mục con:…………………………………………………………………..

Cách sắp xếp mục: Số thứ tự các mục được đánh như sau:

1………………………………………………………………………………………………………….

1.1……………………………………………………………………………………………………….

1.1.1…………………………………………………………………………………………………….

Nội dung

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm

2. Mục đích nghiên cứu

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Cơ sở lý luận

2. Cơ sở thực tiễn

3. Các biện pháp nghiên cứu

III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

  • Kết quả (chính là hiệu quả của sáng kiến cũ – có sự so sánh kết quả của đầu năm và cuối năm).
  • Ứng dụng: phạm vi ứng dụng, ở độ tuổi nào, nhóm đối tượng nào? phạm vi toàn trường nào, toàn thành phố, toàn tỉnh).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  • Kết luận

+ Nêu ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

+ Bài học kinh nghiệm

  • Kiến nghị: Đối với Phòng GD&ĐT; Đối với nhà trường những gì?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo được sắp xếp trên một trang riêng theo thứ tự ưu tiên như sau:

Xem Thêm Bài Viết  Kinh Nghiệm Mua Xe đạp điện

Tài liệu trong nước xếp trước, tài liệu nước ngoài xếp sau theo thứ tự chữ cái tên tác giả: tiếng Việt, tiếng nước ngoài.

Cách viết tài liệu tham khảo: Số TT đặt trong [ ], Tên tác giả, năm xuất bản đặt trong ( ), tên sách/bài báo (in nghiêng), tên nhà xuất bản/tên báo (nếu là các bài báo thì viết tháng, năm xuất bản trước, tên bài báo in nghiêng sau đó đến tên nhà xuất bản/tên báo).

Ví dụ: TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thanh Hải (2005), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Nhận xét, đánh giá (trang cuối – theo mẫu):

Thể hiện nội dung đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của Hội đồng khoa học.

hinh-anh-cach-viet-sang-kien-kinh-nghiem-3

Tham khảo ngay 100 đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay nhất 2021 để có thêm nhiều sự lựa chọn cho bài sáng kiến kinh nghiệm của mình.

3. Các bước viết sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh

Các bước bên dưới sẽ giúp bạn có một bài sáng kiến kinh nghiệm hay và logic nhất:

Bước 1: Xác định đề tài, viết đề cương

Đầu tiên bạn cần chọn được một đề tài độc đáo và có ý nghĩa thực tiễn, sau đó bắt tay vào viết đề cương chi tiết.

Bước này giúp bạn định hướng được những công việc mà bạn sẽ phải làm, nguồn tài liệu nào cần thu thập. Càng chi tiết cho phần đề cương, các bước sau này bạn càng dễ dàng thực hiện.

Bước 2: Tìm kiếm, tổng hợp thông tin

Tìm kiếm các tài liệu liên quan đến đề tài, thu thập các số liệu để dẫn chứng và lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng loại.

Bước 3: Viết bản thảo sáng kiến kinh nghiệm

Viết bản thảo theo khung xương đã chuẩn bị trong phần đề cương và các nguồn thông tin dựa vào thông tin đã thu thập.

Bước 4: Hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm, in thành tập

Sau khi đã hoàn tất nội dung, bạn kiểm tra thật kỹ lại một lần nữa, xem nội dung có logic hay không, có tính liên kết với nhau hay chưa. Cuối cùng in tập thật đẹp và đi nộp đề tài.

Xem Thêm Bài Viết  Sáng Kiến Kinh Nghiệm Là Gì

Xem thêm: Tổng hợp mẫu bìa sáng kiến kinh nghiệm độc đáo nhất

4. Một số lưu ý trong cách viết sáng kiến kinh nghiệm

  • Ý tưởng đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Nên chọn những đề tài dựa trên những kinh nghiệm cá nhân và thực tiễn công việc của bạn. Với những kiến thức bạn thật sự tự tin sẽ giúp cho đề tài của bạn hay hơn và hấp dẫn hơn nhiều.

Ví dụ như: Kinh nghiệm trong giảng dạy; Kinh nghiệm trong quản lý, Kinh nghiệm bồi dưỡng, phụ đạo học sinh; Kinh nghiệm tổ chức hoạt động Đoàn Hội,…

  • Tên đề tài

Tên đề tài nên khái quát được nội dung bài làm, người đọc nhìn thấy là hiểu được đề tài nghiên cứu gì sẽ đưa người đọc đi tới đâu. Tác giả nên đặt tên ngắn gọn, đúng trọng tâm và xúc tích nhất.

  • Tính mới mẻ và sáng tạo

Tính mới mẻ và sáng tạo của sáng kiến kinh nghiệm thể hiện ở nội dung phải là độc nhất, có ý nghĩa và chưa từng được công khai dưới bất kỳ hình thức nào.

hinh-anh-cach-viet-sang-kien-kinh-nghiem-4

  • Tính thực tiễn và khả năng áp dụng cao

Tác giả phải đưa ra những dẫn chứng, những số liệu thực tiễn về kết quả, hiệu quả so sánh giữa cách làm mới và cách làm cũ. Đồng thời phân tích triển vọng, tính hiệu quả về khả năng áp dụng và nhân rộng.

  • Tính hiệu quả

Bạn nên nêu rõ những hiệu quả sẽ có nếu thực hiện thành công sáng kiến kinh nghiệm này. Chẳng hạn như tiết kiệm được thời gian dạy học, quản lý; hiệu quả trong việc tiếp nhận tri thức, phát triển tư duy, hình thành kỹ năng của học sinh,… Tất cả đều cần chứng minh qua số liệu, và luận cứ có tính xác thực cao.

Trên đây là tất cả những hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm mà Luận Văn Việt gửi đến các bạn. Hy vọng những kiến thức trên đã phần nào giúp ích được cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau hotline 0915 686 999 hoặc email: [email protected] đề được tư vấn hỗ trợ.

Rate this post