Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với thuật ngữ “leader” trong quá trình làm việc nhóm. Nhưng liệu chúng ta có hiểu thực sự về khái niệm này và những thuật ngữ liên quan đến nó không? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm leader và khám phá những kỹ năng, tố chất cần có để trở thành một leader giỏi, chuyên nghiệp. Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài viết này!
TÓM TẮT
I. Leader là gì?
Leader hay người dẫn đầu trong tiếng Việt thường được sử dụng để chỉ vị trí trưởng nhóm, người chỉ huy hay người kiểm soát một tổ chức, tập thể riêng biệt. Một leader sẽ có trách nhiệm xác lập phương hướng, tạo ra kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng cho tập thể. Công việc chung của họ bao gồm phân bố công việc, chia sẻ kỹ năng và đào tạo cho các thành viên, đồng thời đánh giá hiệu quả công việc mà các thành viên tạo ra. Với vị trí hàng đầu, leader luôn phải chịu trách nhiệm cao nhất trong cơ cấu tổ chức của đội nhóm.
II. Leadership là gì?
Leadership được hiểu là khả năng lãnh đạo của leader trong việc vận hành một tổ chức. Đây là quá trình mà một cá nhân có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới người khác thông qua hành động và lời nói. Nó giúp cho tập thể hoàn thành mục tiêu chung một cách xuất sắc.
Nhiều người hiểu sai rằng leadership đồng nghĩa với việc sai khiến hay ra lệnh. Tuy nhiên, leadership thực sự là việc kết nối nhân viên để tạo nên một tập thể tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Thông qua đó, leader sẽ được công nhận năng lực và nhận được sự tín nhiệm của các thành viên khác.
Thêm vào đó, sự khác biệt của leadership nằm ở khả năng khiến các thành viên có mong muốn đạt được mục tiêu cao hơn. Năng lực lãnh đạo thể hiện khi cá nhân truyền cảm hứng làm việc đến tập thể bằng cách khơi dậy nguồn năng lượng làm việc của nhân viên.
III. Tầm quan trọng của Leader trong tổ chức
Ngày nay, leader đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của bất kỳ tổ chức hoặc doanh nghiệp nào. Họ đề ra các phương án phát triển và sau khi được ban lãnh đạo thống nhất, sẽ truyền đạt các kế hoạch công việc cho cấp dưới. Nhân viên trong tổ chức sẽ thực hiện những công việc cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra. Lúc này, leader giữ vai trò là người dẫn dắt và truyền cảm hứng cho các thành viên phấn đấu vì mục tiêu chung.
Ngoài ra, người lãnh đạo còn phụ trách hướng dẫn cấp dưới để giúp nhân viên có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả. Điều này thúc đẩy tinh thần làm việc của thành viên trong tập thể, xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả cho toàn bộ nhân viên. Vì vậy, vai trò của leader ngày càng trở nên cần thiết để kiểm soát hoạt động của nhóm một cách hiệu quả.
IV. Để trở thành Leader giỏi, thông thái
1. Tố chất nền tảng của Leader
– Có tầm nhìn tốt: Một leader phải là người có tầm nhìn xa và biết cách chia sẻ nó với những thành viên trong đội. Tầm nhìn tốt giúp bạn lường trước được nhiều vấn đề và giảm thiểu xác suất xảy ra các rủi ro không đáng có. Một người chỉ được coi là leader thực sự khi biết nhìn xa trông rộng và mang điều mình nhìn ra được chia sẻ cho các thành viên khác trong đội.
– Tạo động lực, truyền cảm hứng: Đây là một trong những tố chất quan trọng mà một người team leader cần có. Biết cách tạo động lực cho đội nhóm sẽ giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Thông qua động lực làm việc, người lãnh đạo mới có thể giúp thành viên đội nhóm hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Một người lãnh đạo giỏi phải có động lực tốt hơn các thành viên khác, và biết khơi dậy động lực làm việc của mọi thành viên dưới quyền.
– Tạo mục tiêu chung cho nhóm: Tạo mục tiêu chung giúp các thành viên trong tổ chức có cùng một điểm nhìn, tạo nên một khối thống nhất trong quá trình vận hành. Thông qua mục tiêu chung, nhân viên có thể tự lên kế hoạch phấn đấu. Ngoài ra, việc leader tìm hiểu về mục tiêu và tầm nhìn cá nhân của thành viên giúp mọi người cảm thấy có giá trị và được bao trùm trong sứ mệnh lớn hơn của công ty. Tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm tìm thấy ý nghĩa và sự hoàn thiện hơn trong công việc, thúc đẩy họ làm việc vượt mức nhiệm vụ được giao theo hướng đổi mới.
– Phân bổ các mục tiêu chức năng: Sau khi đã đề ra mục tiêu chung, leader cần phân bổ mục tiêu đó thành các mục tiêu chức năng. Xem xét kỹ mục tiêu nào nhóm có thể hoàn thành trong ngắn hạn và mục tiêu nào cần thời gian dài mới có thể đạt được kết quả. Điều này đảm bảo công việc được triển khai đúng theo tiến độ kế hoạch đề ra.
– Biết giao nhiệm vụ đúng người: Khi đã có kế hoạch và mục tiêu chi tiết, bạn cần căn cứ trên sở trường và năng lực của nhân viên để giao việc cho người phù hợp. Leader giỏi biết khai thác tiềm năng của các thành viên, dẫn dắt và khơi gợi họ phát huy năng lực tốt nhất thông qua công việc được phân bổ. Tránh tình trạng giao việc sai người vừa tạo áp lực cho nhân viên, vừa làm chậm trễ tiến độ chung của cả tập thể.
– Hỗ trợ tối đa mọi thành viên: Một leader giỏi phải sẵn sàng hỗ trợ tối đa các thành viên trong đội nhóm bất kỳ khi nào họ gặp khó khăn trong công việc. Nếu bạn là trưởng nhóm, hãy sẵn sàng tham gia hỗ trợ công việc của cấp dưới một cách tối đa. Điều này sẽ làm cho các thành viên dưới quyền của bạn cảm thấy nể phục và tận tâm hơn với công việc họ được giao.
– Biết cách công nhận, thưởng phạt: Ở vị trí leader, bạn phải công nhận năng lực của từng thành viên một cách công tâm và khách quan. Thưởng cho họ một phần quà, hay lời khen ý nghĩa khi có những ý tưởng hay hay kỹ năng giỏi là điều vô cùng cần thiết. Điều này tạo ra động lực, khích lệ tinh thần làm việc của cả tập thể. Ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng những biện pháp phạt thích đáng đối với các hành vi vi phạm quy định hoặc tiến độ công việc. Điều này giúp xây dựng một tổ chức, tập thể có tính kỷ luật.
2. Kỹ năng mềm cần có của Leader
– Kỹ năng lập kế hoạch: Mọi công việc cần một bảng kế hoạch làm việc cụ thể để đạt được kết quả tốt nhất. Trong vai trò leader, việc lập bảng kế hoạch hoàn chỉnh tạo ra sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng trong công ty. Cùng với đó, bảng kế hoạch giúp thành viên nắm bắt trọng tâm công việc một cách nhanh chóng.
– Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe: Đây là kỹ năng không thể thiếu trong bất kỳ ngành nghề hay vị trí công việc nào. Đặc biệt đối với leader, kỹ năng giao tiếp giúp bạn gắn kết hơn với các thành viên trong đội nhóm. Từ đó, bạn nhận được sự yêu mến và tín nhiệm trong công việc.
– Kỹ năng đàm phán, thuyết phục: Để nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc, bạn phải truyền đạt thông điệp hoặc kỳ vọng một cách hiệu quả. Thuyết phục nhân viên không chỉ làm việc, mà còn làm thúc đẩy họ tin tưởng và làm theo. Nếu bạn không thể làm tốt điều này, bạn sẽ không trở thành người lãnh đạo giỏi.
– Kỹ năng ra quyết định: Đây là một thử thách khó đối với một leader. Khi đối mặt với quyết định 50-50, chúng ta thường rất khó đưa ra quyết định một cách quyết đoán. Tuy nhiên, là một leader, bạn phải có quyết định tối ưu nhất để không gây ảnh hưởng đến tập thể. Để đưa ra quyết định chính xác và kịp thời, hãy thu thập thông tin càng nhiều càng tốt để đánh giá chính xác ưu và nhược điểm của mỗi phương án. Sau đó, hãy chọn phương án mà bạn cảm thấy tự tin nhất, nhưng nếu vẫn chưa chắc chắn, hãy thảo luận với các thành viên khác, bao gồm cả cấp trên. Cuối cùng, hãy chấp nhận thất bại nếu bạn đã quyết định sai và rút bài học từ đó.
– Kỹ năng quản lý nhân sự tốt: Là một leader, kỹ năng quản lý đội nhóm là điều rất quan trọng. Bạn cần nắm bắt được tiến độ công việc của từng thành viên và theo sát nó cho đến khi mục tiêu được hoàn thành. Tuy vậy, bạn cần tùy vào tình hình cụ thể để chọn thời điểm hợp lý để giao quyền cho nhân viên và tạo sự chủ động trong đội nhóm của mình.
3. Phẩm chất quan trọng của Leader
– Tự tin vào chính mình: Sự tự tin là điều không thể thiếu ở một leader. Chỉ khi bạn đủ tự tin vào chính mình, nhân viên mới tin tưởng vào bạn. Khi tập thể tin tưởng lẫn nhau, đó là bước đầu vững chắc tạo nên thành công chung.
– Luôn sáng tạo, đổi mới: Tư duy sáng tạo và không ngừng đổi mới giúp người lãnh đạo nhận được sự tín nhiệm của tập thể. Thay vì ở mãi trong vùng an toàn, leader nên là người dám nghĩ, dám làm một cách khác biệt để biến những ý tưởng độc đáo thành hiện thực.
– Thấu hiểu và đồng cảm: Khi trở thành người lãnh đạo, chúng ta thường có xu hướng trở nên độc tài, ra lệnh hơn là đồng cảm với nhân viên. Tuy nhiên, chỉ có sự thấu hiểu và chia sẻ với nhau mới có thể tạo nên tập thể đoàn kết. Vì vậy, khi giữ vai trò leader, bạn nên học thêm kỹ năng lắng nghe chân thành tâm tư, nguyện vọng hay khó khăn của các thành viên trong quá trình làm việc. Thông qua đó, có những biện pháp hỗ trợ nhân viên phù hợp nhất.
– Trao quyền và tin tưởng: Một tập thể phát triển khi thành viên tin tưởng lẫn nhau. Điều này càng quan trọng khi bạn là leader. Hãy tin vào năng lực nhân viên và tự tin giao việc cho họ để bạn có đủ thời gian để quản lý. Chắc chắn mỗi thành viên hiểu rõ ý của bạn và mục tiêu đã đề ra. Hãy duy trì việc kiểm soát tiến độ và thành quả hàng ngày. Nếu có vấn đề xảy ra, hãy để thành viên tự giải quyết với sự hỗ trợ từ bạn thay vì bạn đứng ra giải quyết hộ hoàn toàn.
– Tinh thần trách nhiệm cao: Khi là leader, bạn không chỉ đóng vai trò lãnh đạo, mà còn nắm rõ từng công việc và rủi ro trong từng hạng mục. Vì vậy, khi có vấn đề, đừng đổ lỗi cho thành viên mà hãy dành thời gian đánh giá lại cách quản lý cũng như thừa nhận sai sót của bản thân. Với cương vị leader, khi có vấn đề phát sinh, hãy cố gắng giải quyết càng sớm càng tốt. Cách tốt nhất chính là cùng bàn bạc, lắng nghe ý kiến từ mọi thành viên và giữ lại quyền quyết định của chính mình. Khi đã thống nhất, mọi vấn đề sẽ trở nên dễ dàng giải quyết hơn.
– Trung thực và liêm chính: Để trở thành một leader tốt, không thể bỏ qua tính trung thực và liêm chính. Hai yếu tố này cực kỳ quan trọng và bắt buộc phải có ở người lãnh đạo. Bởi bạn không thể yêu cầu nhân viên làm việc và sống trung thực trong khi chính bạn lại không có những phẩm chất đó. Hầu hết những nhà lãnh đạo thành công phải biết làm thế nào để gắn chặt các giá trị này.
– Làm việc chăm chỉ, nhiệt huyết: Một tầm nhìn xa trông rộng, tinh thần chịu trách nhiệm, lãnh đạo và quản lý tài ba là những yếu tố một leader cần có. Không phải ai sinh ra cũng có tố chất để làm leader, họ phải trải qua những quá trình tôi luyện và tích lũy kinh nghiệm thực tế mới có đầy đủ những yếu tố trên. Vì vậy, nếu muốn trở thành người lãnh đạo, bạn cần làm việc chăm chỉ hơn nữa.
– Phát triển bản thân trở thành tấm gương: Vì là người dẫn dắt, leader chính là tấm gương để các thành viên phấn đấu theo. Mỗi hành động, thái độ và cách xử lý vấn đề của bạn sẽ là yêu cầu của bạn đối với người khác. Cho nên, đừng bao giờ đi ngược lại điều này. Bạn kỳ vọng điều gì thì chính bạn phải thể hiện cách đạt được điều đó để các thành viên có thể làm theo.
V. Một số khái niệm liên quan đến Leader
1. Core Team là gì? Core team (nhóm cốt lõi) là thuật ngữ chỉ nhóm chủ lực của một tổ chức, tập thể. Thông thường, core team gồm các nhân viên ưu tú phụ trách công việc hoặc dự án chính yếu của doanh nghiệp. Nhờ họ, các tổ chức ngày càng hoàn thiện hơn thông qua các kế hoạch và mục tiêu được vạch ra. Core team giúp xây dựng một thể thống nhất.
2. Team Leader là gì? Team Leader là thuật ngữ chỉ người chỉ huy, đội trưởng hay người lãnh đạo trong một nhóm hay tập thể. Nhiệm vụ của nhóm làm việc này là thực hiện công việc để hoàn thành đúng tiến độ các mục tiêu mà trưởng nhóm đã đề ra.
3. Sub Leader là gì? Sub Leader là thuật ngữ dùng để gọi chung cho đội phó, phó phòng, phó chủ tịch,… Đây là những người giữ vai trò và chức vụ thấp hơn so với leader và cao hơn những thành viên khác trong tập thể.
4. Những khái niệm leader khác:
- Loss Leader: Thuật ngữ dùng để nói về một món hàng hay dịch vụ được bán với mức giá rẻ để quảng cáo và tạo hiệu ứng tích cực với khách hàng.
- Category Leader: Thuật ngữ ít được sử dụng, nhưng ý nghĩa của nó là công ty này bán nhiều loại sản phẩm hơn bất kỳ công ty nào khác.
- Cost Leader: Thuật ngữ dùng để nói về công ty bán sản phẩm với giá rẻ hơn so với các công ty còn lại.
- Price Leader: Thuật ngữ chỉ đơn vị đầu tiên quyết định giá cả của một sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Sau đó, các đơn vị khác bán sản phẩm, dịch vụ đó với mức giá đã được ấn định.
- Market Leader: Thuật ngữ phổ biến trong các ngành kinh tế, mang ý nghĩa là người hoặc công ty dẫn đầu thị trường. Đơn vị này có doanh thu, sản lượng tiêu thụ sản phẩm cao nhất trên thị trường.
- Shift Leader: Là thuật ngữ cho vị trí trưởng ca, tổ trưởng trong các nhà hàng, khách sạn. Họ giữ vai trò quản lý và điều hành một nhóm nhân viên trong khung thời gian nhất định. Một số công việc chính của Shift Leader là theo dõi chấm công, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành, giải quyết khiếu nại,…
Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về khái niệm leader cũng như những thuật ngữ liên quan. Bạn đã nắm vững các tố chất, kỹ năng để trở thành một leader giỏi. Chúc bạn thành công hơn nữa trong công việc, và đừng quên chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này hay nhé!