TÓM TẮT
Vừa hút sữa vừa cho con bú có tốt không? Có gây mất sữa?
Nhiều mẹ bỉm vẫn thắc mắc vừa hút sữa vừa cho con bú có tốt không, có gây mất sữa mẹ không? Việc hút sữa sẽ không gây mất sữa nếu mẹ bỉm biết hút sữa đúng cách. Khi hút sữa nếu mẹ hút đủ lượng sữa, đủ cữ thì sữa sẽ không bị mất mà còn giúp lượng sữa tăng lên. Vì thế, hút sữa còn được coi là trợ thủ giúp nguồn sữa của mẹ dồi dào hơn đáp ứng đủ nhu cầu của em bé.
Tuy nhiên, nếu các mẹ không hút sữa đúng cách sẽ rất dễ gây tắc sữa, mất sữa. Các mẹ trước khi hút sữa cần phải tạo cho mình một lịch hẹn để hút sữa đúng cữ và đảm bảo đủ lượng. Đồng thời, khi hút sữa mẹ cũng cần phải biết rõ cách hút sữa đúng cách vì máy hút sữa sẽ rất khác so với việc khi cho bé bú trực tiếp.
5+ Lợi ích khi hút sữa sau sinh gồm:
Dưới đây chính là 5+ lợi ích từ việc hút sữa mà cũng chính là lý do tại sao hút sữa được gọi là trợ thủ đắc lực của các mẹ bỉm.
-
Kích thích tiết sữa đều đặn: Hút sữa đều đặn sẽ giúp cho lượng sữa mẹ sản xuất ra không bị tồn đọng khi bé bú không hết. Bên cạnh đó còn kích thích tuyến vú tiết sữa đều đặn hơn, giúp mẹ không bị căng sữa gây đau nhức và đảm bảo đủ sữa cho bé.
-
Ngăn nguy cơ tắc tia sữa: Nhiều mẹ bỉm nhiều sữa, bé bú không hết sẽ dễ bị căng sữa, tắc sữa do lượng sữa sản xuất tồn đọng nhiều tại nang sữa. Tình trạng này kéo dài dẫn đến tắc sữa, mất sữa thậm chí là bị áp xe vú vô cùng nguy hiểm. Do đó, biện pháp giải quyết tốt nhất là khi dấu hiệu căng sữa thì mẹ bỉm phải dùng máy để hút sữa ngay.
-
Giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn: Sữa mẹ bao gồm sữa đầu và sữa cuối. Trong sữa đầu chứa nhiều vitamin và kháng thể còn sữa cuối chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân. Trong 10 phút đầu khi bé bú sữa đầu sẽ tiết ra và sau đó là sữa cuối.
Nhiều bé thường bú rất nhanh nên sẽ không bú được sữa cuối chứa nhiều dinh dưỡng. Việc hút sữa sẽ cung cấp đủ cho bé hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn trong cả sữa đầu và sữa cuối.
-
Giảm sự phụ thuộc của trẻ vào mẹ: Khi mẹ hút sữa ra để bé bú bình thì sẽ giảm bớt sự phụ thuộc của bé vào mẹ. Mẹ không cần phải lúc nào cũng phải túc trực bên bé để cho bé bú nhưng vẫn đảm bảo đủ nguồn sữa cho bé.
Nhờ vậy, mẹ bỉm sẽ có thêm thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe để hồi phục sau sinh. Đặc biệt, hút sữa còn giúp các mẹ thuận tiện hơn cho việc đi làm lại sau này.
-
Tiết kiệm chi phí: Nếu mẹ có nhiều sữa thì việc hút sữa sẽ giúp mẹ cung cấp đủ sữa cho bé mà không cần dùng thêm sữa công thức. Đồng thời, mẹ còn có thể tận dụng hết được nguồn sữa bổ dưỡng nhất cho sự phát triển của bé và giúp mẹ tiết kiệm được một khoản chi phí.
Vừa cho con bú vừa hút sữa như thế nào cho tốt?
Hút sữa sai cách sẽ khiến các mẹ rất dễ bị tắc sữa hoặc mất sữa. Do đó, trước khi hút sữa cho bé mẹ nên tham khảo cách hút sữa đúng chuẩn để đảm bảo được lượng sữa cho bé.
Hút sữa đúng cữ, nhiều lần trong ngày
Điều đầu tiên các mẹ cần làm là phải hút sữa đúng cữ, đủ cữ để duy trì lượng sữa mẹ cho bé và cũng để kích thích tăng sữa. Theo nhiều chuyên gia khuyến cáo, mẹ nên hút từ 20-30 phút cho mỗi cữ và nên dùng máy hút đôi để hút cân bằng lượng sữa hai bên.
Các mẹ nên có lịch hút sữa và thực hiện đều đặn mỗi ngày. Thời gian chênh lệch giữa mỗi cữ chỉ nên dao động khoảng 30 phút. Việc sắp xếp lịch hút sữa thì mẹ có thể dựa trên độ tuổi của bé để sắp xếp phù hợp. Đối với các bé nhỏ mới sinh thì mỗi cữ cách nhau khoảng 2-3 tiếng, còn với các bé trên 3 tháng tuổi thì mẹ có thể xếp từ khoảng 3,5- 4 tiếng.
Đặc biệt, ban đêm là thời gian sữa sản xuất rất nhiều, nếu các mẹ duy trì việc hút sữa cữ đêm sẽ giúp lượng sữa tăng lên. Còn nếu không hút cữ đêm cơ thể sẽ tự điều tiết và lượng sữa giảm dần khi bé không có nhu cầu bú đêm.
Hút sữa ngay sau khi bé ti
Hút sữa ngay sau bé ti sẽ giúp tăng lượng sữa mẹ đáng kể nhất là khi bé bú trong thời gian ngắn. Khi đã cho bé bú xong thì mẹ có thể dùng máy để hút từ 10-15 phút để tạo phản xạ cho cơ thể. Việc này sẽ kích thích tuyến vú tiếp tục sản xuất và cho ra nhiều sữa hơn.
Uống nhiều nước ấm trong ngày
Nước chiếm 80% thể tích của sữa mẹ vì thế để cho nhiều sữa cho bé bú thì mẹ phải uống thật nhiều nước. Các mẹ nên uống nước ấm hoặc sữa ấm để tăng thêm lượng sữa cho mẹ trước khi hút sữa. Và sau khi hút sữa mẹ nên uống thêm một cốc nước ấm để đảm bảo được nguồn sữa dồi dào cho bé.
Massage ngực trước khi hút sữa
Để kích thích hoạt động của các nang sữa sản xuất và tiết nhiều sữa hơn thì trước khi hút sữa các mẹ nên massage ngực. Biện pháp này còn giúp các mẹ ngăn ngừa được tình trạng căng sữa hay bị tắc sữa.
Trước khi hút sữa, các mẹ nên dùng khăn nóng lau sạch bầu ngực sau đó massage nhẹ xung quanh bầu ngực tầm 5 phút. Những động tác này sẽ tạo ra các phản xạ xuống sữa để giúp sữa tiết ra được nhiều hơn trong quá trình hút.
Hướng dẫn cách hút, vắt sữa cho mẹ sau sinh
Vắt, hút sữa mẹ sau sinh sẽ có 2 cách là vắt bằng tay, hút sữa bằng máy. Tùy theo độ tuổi của bé và điều kiện gia đình mà các mẹ có thể lựa chọn hình thức phù hợp với bé và bản thân.
Vắt sữa bằng tay
Cách vắt
-
Các mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, hộp đựng và bình bú của bé cũng phải được vệ sinh và tiệt trùng.
-
Chọn một tư thế ngồi thoải mái, thuận tiện cho việc hút sữa.
-
Trước khi vắt sữa, các mẹ nên massage bầu ngực để kích thích hoạt động tuyến vú giúp sữa ra nhiều hơn. Tiếp theo, vuốt nhiều lần từ nách xuống núm vú.
-
Khum tay theo hình chữ C đặt gần vị trí núm vú. Các ngón tay và ngón cái đặt đối diện nhau.
-
Ấn ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng tác động vào xoang chứa sữa ở dưới quầng vú, hạn chế ép vào núm vú. Ấn vào thả ra đến khi sữa mẹ chảy ra.
-
Vắt mỗi bên vú từ 3-5 phút đến khi sữa chảy ra chậm lại, sau đó di chuyển quanh bầu vú để vắt ở khu vực khác và lặp lại nhiều lần quá trình đó.
-
Khi đã vắt hết sữa ở một bên vú thì tiếp tục thực hiện với bên còn lại.
-
Thời gian vắt sữa có thể kéo dài từ 20 đến 30 phút.
Lưu ý
Cách vắt sữa này chỉ phù hợp với bé mới sinh khoảng 1-2 tuần tuổi khi nhu cầu sữa chưa cao, sữa mẹ chưa về nhiều.
Hút sữa bằng máy
Mỗi máy hút sữa sẽ có một cách hoạt động khác nhau vì thế để việc hút sữa diễn ra thuận lợi thì các mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Nhưng nhìn chung, các loại máy hút sữa đều sẽ có các bước như sau.
Cách hút
-
Trước khi tiến hành hút sữa, các mẹ kiểm tra và đảm bảo máy hút sữa hoạt động bình thường. Để sức hút ra giữ được chất lượng và an toàn cho bé khi sử dụng thì mẹ cần phải vệ sinh và tiệt trùng máy hút thật kỹ.
-
Chọn một tư thế thật thoải mái để hút sữa. Tiến hành massage bầu ngực để sữa tiết ra nhiều hơn.
-
Đưa phễu hút vào vị trí xung quanh quầng vú sao cho núm vú phải ở giữa phễu. Kích thước của phễu hút phải hơn hơn kích thước của núm vú từ 3-5mm để không làm đau núm vú khi hút. Canh giữ máy hút và ấn nhẹ vào núm vú.
-
Đầu tiên sử dụng máy hút ở áp lực hút thấp nhất và tăng dần đến mức độ phù hợp với các mẹ. Mỗi bên vú sẽ hút khoảng 20 phút.
-
Sau khi hút sữa bằng máy xong thì các mẹ nên vắt sữa lại bằng tay để vắt sạch sữa hơn.
Lưu ý
-
Cần lựa chọn máy hút sữa chất lượng, có thương hiệu uy tín và phù hợp với mẹ để tránh gây đau trong quá trình hút.
-
Có thể sử dụng máy đôi để hút sữa nhanh và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ sau khi hút đúng cách
Để sữa mẹ sau khi hút ra và cho bé bú vẫn giữ được dinh dưỡng thì các mẹ cần phải bảo quản sữa đúng cách. Nếu các mẹ vẫn còn chưa biết cách bảo quản sữa như thế nào thì có thể tham khảo cách bảo quản sữa đúng cách như sau:
Vệ sinh dụng cụ hút sạch sẽ trước khi sử dụng
Sữa mẹ sau khi được hút ra khỏi cơ thể thì sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn và khi cho bé bú sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột, hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé. Do đó, việc bảo quản sữa vô cùng quan trọng mà các mẹ cần nên chú ý khi hút sữa.
Trước khi hút sữa mẹ cần phải vệ sinh bình sữa, dụng cụ hút sữa sạch sẽ. Trường hợp nếu có máy tiệt trùng thì các mẹ có thể cho vào máy để làm sạch và tiệt trùng vi khuẩn.Hơn hết trước khi hút sữa mẹ cần phải vệ sinh tay thật sạch, lau sạch bầu ngực, núm vú để tránh sữa bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến bé.
Bảo quản sữa vô khuẩn
Theo nhiều chuyên gia khuyến cáo, sau khi mẹ hút sữa mà chưa cho bé bú thì nên cho vào tủ mát để bảo quản trong ngày. Nếu trong ngày bé bú không hết lượng sữa đó thì mẹ có thể cho vào túi để trữ đông. Khi cho vào túi trữ thì mẹ nên đẩy hết không khí ra bên ngoài trước khi đóng túi để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Xem thêm: Cách cho con bú đúng cách: Tư thế cho con bú mẹ, bú bình đúng chuẩn
Hâm nóng đúng cách
Sữa sau khi bảo quản lạnh thì các mẹ cần phải hâm nóng đúng cách để tránh làm mất những giá trị dinh dưỡng tốt có trong sữa. Nếu sữa được bảo quản ở ngăn mát thì mẹ có thể cho vào máy hâm sữa ở nhiệt độ 35-40 độ C để hâm lại trước khi cho bé bú. Còn đối với sữa trữ đông, các mẹ nên rã đông sữa trước khi hâm lại cho bé.
Các mẹ cũng nên chú ý kỹ đến quá trình rã đông sữa trước khi cho bé sử dụng. Khi muốn sử dụng sữa các mẹ nên cho sữa xuống ngăn mát để rã đông từ từ. Mẹ không nên cho sữa ra bên ngoài để rã đông trực tiếp vì khi nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ khiến chất dinh dưỡng trong sữa bị mất đi.
Đồng thời, mẹ cũng không được đem sữa đi nấu sôi vì ở nhiệt độ cao sẽ tiêu hủy những vi sinh vật có lợi , kháng thể trong sữa. Tốt nhất các mẹ chỉ nên hâm sữa ở 40 độ C để đảm bảo được các chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa cho bé. Khi hâm sữa mẹ chỉ nên lấy lượng sữa đủ cho mỗi cữ bú và sữa đã hâm nếu không dùng hết thì nên bỏ đi, không nên cho bé bú lại.
Bài viết trên đã giải đáp được nhiều vấn đề thắc mắc của các mẹ về việc vừa cho con bú vừa hút sữa như thế nào. Việc chăm sóc em bé sau sinh vô cùng vất vả nên hút sữa sẽ giúp mẹ chăm sóc em bé dễ dàng hơn, có nhiều thời gian để phục hồi cơ thể hơn. Hy vọng từ những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Chúc các mẹ có hành trình nuôi con thuận lợi và thành công.