Kinh Nghiệm Làm Việc Là Gì

Kinh Nghiệm Làm Việc Là Gì

Trong quá trình làm việc có thể xuất hiện những khoảng trống thời gian, đó là lúc bạn nghỉ ngơi để đi du lịch khám phá thế giới, hoặc dự định nghỉ hưu sớm nhưng không thành. Việc gián đoạn trong kinh nghiệm làm việc có thể khiến nhà tuyển dụng thắc mắc, bạn lại phải tìm cách giải thích, hơi bất tiện. Vậy hãy thử áp dụng những bí quyết xử lý khoảng trống về kinh nghiệm trong CV mà quân sư TalentBold sắp giới thiệu cho chúng ta dưới đây nhé. MỤC LỤC 1 – Kinh nghiệm làm việc là gì? 2 – Vai trò của kinh nghiệm làm việc 3 – Bí quyết xử lý khoảng trống về kinh nghiệm trong CV 3.1. Chọn form mẫu phù hợp 3.2. Làm nổi bật các yếu tố tích cực 3.3. Tránh đề cập đến ngày tháng 3.4. Dùng đơn xin việc để giải thích Kinh Nghiệm Làm Việc Là Gì

1 – Kinh nghiệm làm việc là gì?

Kinh nghiệm làm việc là những kiến thức, kỹ năng, tố chất mà mỗi người lao động đã tích lũy được thông qua quá trình tiếp xúc và trực tiếp triển khai công việc. Mỗi ngành nghề sở hữu tính chất đặc thù riêng, vì vậy, kinh nghiệm cũng sẽ có những khác biệt nhất định.

Nội dung kinh nghiệm làm việc sẽ được thể hiện trong CV như một vòng sơ khảo, sau đó sẽ được yêu cầu trình bày, giới thiệu thêm khi phỏng vấn trực tiếp. Thời gian làm việc càng lâu, kinh nghiệm làm việc càng sát yêu cầu công việc, khả năng chinh phục nhà tuyển dụng càng cao.

2 – Vai trò của kinh nghiệm làm việc

Sở dĩ ứng viên rất cần thể hiện kinh nghiệm làm việc trong CV là vì nội dung này sở hữu vai trò rất lớn, giống như một vị “sứ giả” thay mặt ứng viên truyền tải đến nhà tuyển dụng

2.1. Chứng minh năng lực đã tích lũy

Kinh nghiệm làm việc cho thấy những nội dung kiến thức, kỹ năng, cũng như những tính chất sự vụ mà ứng viên đã từng trải nghiệm, trực tiếp xử lý trong suốt thời gian tham gia vào quá trình làm việc.

Có thể năng lực của bạn tích lũy rất nhiều kinh nghiệm, nên trong phạm vi ngắn của một CV, bạn sẽ có cơ hội sàng lọc những năng lực tốt nhất, phù hợp với yêu cầu tuyển dụng tại vị trí ứng tuyển nhất, giúp nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh và đánh giá ưu điểm vượt trội của ứng viên một cách hiệu quả.

2.2. Chứng minh mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển

Để hoàn thành tốt mong đợi của nhà tuyển dụng, kiến thức thu thập từ ghế giảng đường là chưa đủ, vì nó quá bao la, thiếu trọng tâm. Chính kinh nghiệm làm việc mới phản ánh rõ ở những vấn đề chuyên sâu trong vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển, bạn đã tích lũy được năng lực bao nhiêu, năng lực nào vượt trội, năng lực nào còn thiếu. Và chắc chắn khi soạn CV, chúng ta sẽ luôn cố gắng chăm chút câu chữ, thể hiện kinh nghiệm phù hợp ở mức độ cao nhất với những kỳ vọng tuyển dụng mà doanh nghiệp đặt ra.

2.3. Chứng minh khả năng tiếp thu những yêu cầu mới trong công việc

Dù là tuyển dụng cùng vị trí nhưng tính chất công việc ở mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Một ứng viên khó lòng hội tụ tất cả những yêu cầu từ nơi mới. Nhà tuyển dụng hiểu điều này, vì vậy, thông qua kinh nghiệm làm việc mà ứng viên chia sẻ, doanh nghiệp sẽ đánh giá nền tảng kiến thức sẵn có, từ đó dự đoán mức độ tiếp thu những kiến thức mới trong chuyên môn của ứng viên là cao hay thấp, dự trù chi phí đào tạo cần thiết cho tổ chức.

2.4. Chứng minh mức độ gắn kết cùng doanh nghiệp

Kinh nghiệm làm việc giúp ứng viên tiếp cận công việc thuận lợi hơn. Khi công việc thuận lợi, chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức khi thực hiện. Mức độ gắn bó cùng công việc và tổ chức cần vị trí công việc đó sẽ cao hơn. Vì vậy, so với những ứng viên chưa kinh nghiệm hoặc quyết định chuyển ngành, nhà tuyển dụng vẫn ưu tiên lựa chọn những ứng viên có kinh nghiệm làm việc đúng chuyên ngành mà họ đã gắn bó lâu dài hơn.

3 – Bí quyết xử lý khoảng trống về kinh nghiệm trong CV

Với những khoảng trống ngắt quãng trong quá trình làm việc, đồng nghĩa kinh nghiệm chuyên môn không được tích lũy liên tục, bạn có thể mất điểm trong quá trình duyệt hồ sơ của nhà tuyển dụng. Để tránh bất lợi này, dưới đây là những bí quyết xử lý hữu ích cần được tận dụng.

3.1. Chọn form mẫu phù hợp

Những mẫu CV in sẵn trên thị trường sẽ dễ khiến bạn bị phát hiện những khoảng trống trong kinh nghiệm làm việc. May thay, nhà tuyển dụng ngày nay cũng muốn những CV có hình thức mới mẻ, độc quyền mang thương hiệu của mỗi ứng viên hơn.

Vì vậy, hãy lựa chọn cho mình một form mẫu CV phù hợp, tập trung thể hiện năng lực chuyên môn, thành tích gặt hái được mà không lo bị chú ý những khoảng thời gian trống không nối tiếp nhau. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV được chia sẻ trên mạng, chọn một mẫu hoặc kết hợp nhiều mẫu để kiến tạo nên CV ứng tuyển tốt nhất.

3.2. Làm nổi bật các yếu tố tích cực

Khoảng trống làm việc dùng vào việc gì, chỉ có bạn mới biết. Không nên kể đúng những lý do như khởi nghiệp chưa thành công, đi du lịch khám phá thế giới, tạm ngưng làm việc để tập trung học cho xong… vì sẽ giảm niềm tin về khả năng gắn kết công việc của bạn nơi nhà tuyển dụng, trong khi đó, đã tuyển dụng thì doanh nghiệp nào cũng mong muốn tìm được nhân tài hợp tác lâu dài, không phải tái tuyển dụng hao tốn nguồn lực.

Bạn nên chọn những lý do mang tính tích cực hơn, có lợi cho mình hơn, và cũng giúp nhà tuyển dụng an tâm hơn. Cùng một nội dung nhưng cách chia sẻ khác nhau có thể khiến ấn tượng từ xấu thành tốt. Ví dụ:

  • Khởi nghiệp nhưng chưa như ý -> “Trải nghiệm công việc ở một chuyên môn mới nhưng nhận thấy sự hào hứng, nhiệt huyết không được nâng cao như khi làm việc tại vị trí …. ”

  • Vừa học vừa làm mệt quá, bạn nghỉ để tập trung học -> “Tham gia một khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên môn để bổ sung năng lực cao nhất cho xu hướng phát triển của ngành nghề”

  • Du lịch xả stress, khám phá thế giới -> “Khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm ở những quốc gia có nhu cầu tiêu thụ cao, kết hợp trải nghiệm một số việc làm tạm thời”

Hãy luôn hướng lý do đến những gì tốt đẹp nhất cho chuyên môn, phục vụ tốt nhất cho công việc. Điều mà nhà tuyển dụng cũng muốn có nhưng lại ngại chi phí đầu tự, vậy mà giờ bạn đã có sẵn trong năng lực rồi, quá tuyệt cho vị trí “top” đầu ứng viên.

3.3. Tránh đề cập đến ngày tháng

Càng ít đề cập đến thời gian cụ thể càng tốt ,vì vậy, việc chi tiết đến từng ngày tháng trong quá trình làm việc sẽ càng làm khó bản CV của bạn. Chỉ nên ghi ra khoảng thời gian theo năm. Trường hợp bạn bị trống trong khoảng thời gian ngắn thì có thể kéo dài thêm số năm làm việc giữa hai doanh nghiệp để tạo sự liên tục giữa các năm.

Mục thời gian trong kinh nghiệm làm việc chỉ nên ghi ngắn gọn ở phía đầu mỗi giai đoạn, hoặc chỉ cần để trong ngoặc đơn bên cạnh chức danh công việc. Còn mục kinh nghiệm làm việc trong khoảng thời gian đó hãy thể hiện dài và chi tiết hơn để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

3.4. Dùng đơn xin việc để giải thích

Trường hợp khoảng trống thời gian khá dài, hoặc bạn muốn chia sẻ nguyên nhân bản thân phải ngưng việc trong một khoảng thời gian, hãy thể hiện điều này một cách ngắn gọn tại phần đơn xin việc. Thực tế, trong một số tình huống, việc chia sẻ này vẫn có thể giúp bạn gây thiện cảm với nhà tuyển dụng.

Chẳng hạn khi bạn xin việc tại một tổ chức chăm sóc sức khỏe xương khớp, CV có thêm sự chia sẻ về khoảng thời gian trống là lúc bạn dành để điều trị bệnh xương khớp của mình hoặc chăm sóc người thân bị xương khớp. Bạn hiểu rõ những khó khăn và có những cách thức khác biệt giúp tình trạng bệnh cải thiện nhanh hơn. Đây sẽ là một điểm cộng cho năng lực ứng tuyển của bạn.

Những khoảng trống về kinh nghiệm làm việc được chúng ta sử dụng cho những việc có ích cho bản thân và xã hội, đều là việc tốt nhưng tùy theo môi trường, có nơi nội dung này sẽ giúp ta nâng cao vị thế, có nơi thì ngược lại. Môi trường xin việc là nơi có nguy cơ “ngược lại” đó, vì vậy, bí quyết xử lý khoảng trống về kinh nghiệm trong CV đã được tổng hợp trên đây, quân sư TalentBold luôn khuyến khích các bạn ứng viên tận dụng để luôn an tâm về một CV hoàn hảo nhất khi ứng tuyển.

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

Chi tiết liên hệ: Talentbold – We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: [email protected] Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Rate this post