Bệnh Parvo ở chó nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng và gây tỷ lệ tử vong cao. Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm chữa chó bị Parvo trong và sau khi điều trị cùng những lưu ý cần quan tâm khi chữa trị cho thú cưng tại nhà.
TÓM TẮT
1.Kinh nghiệm chữa chó bị Parvo trong quá trình điều trị
1.1 Chữa chó bị Parvo bằng Tây y
Chó bị Parvo gây ảnh hưởng đến niêm mạc đường tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy làm cơ thể mất máu, mất nước cũng như gây mất cân bằng điện giải nhanh chóng. Đây chính là nguyên nhân khiến thú cưng mệt mỏi và mất dần sức đề kháng.
Vì vậy, khi điều trị bằng phương pháp Tây y cần lưu ý các vấn đề sau:
- Bổ sung nước và cân bằng điện giải bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch.
- Tiến hành chống nôn bằng atropin sulfat nếu thú cưng bị nôn nhiều do niêm mạc ruột kích ứng
- Chú ý đến việc hạ sốt cho vật nuôi
- Dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm kế phát trong trường hợp chó có dấu hiệu trở nặng
- Tiến hành cầm máu bằng transamin hay vitamin K nếu chó bị tiêu chảy có máu đi kèm trong phân
- Sử dụng các loại thuốc tăng cường sức khỏe cho chó như vitamin, catosal, natri benzoat để hỗ trợ quá trình điều trị
1.2 Chữa chó bị Parvo bằng Đông y
Bạn có thể dùng lá nhọ nồi hay còn gọi là lá cỏ mực để cầm máu đường ruột cho thú cưng. Nếu không có, bạn có thể thay bằng lá hoàn ngọc (lá khỉ con) hay vỏ quả măng cụt vì cũng là nguyên liệu giúp hồi phục đường ruột cho chó.
Tuy nhiên, phương pháp Đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ thêm trong quá trình chữa trị. Bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y cũng như mang bé đến phòng khám để được khám và tư vấn chính xác.
2.Kinh nghiệm chữa chó bị Parvo trong quá trình phục hồi sau điều trị
Sau quá trình phục hồi, chó từng nhiễm Parvo có thể vẫn còn mang virus trong người đến vài tháng. Để đảm bảo an toàn cho thú cưng và những chú chó khỏe mạnh khác, bạn cần lên kế hoạch chăm sóc thú cưng trong quá trình phục hồi sau điều trị.
- Bỏ tất cả đồ chơi bằng vải, nhựa, cao su và sàn chơi của thú cưng khi nhiễm bệnh đã sử dụng qua.
- Khử trùng bằng thuốc tẩy an toàn các đồ dùng có giá trị cao hoặc không thể vứt bỏ
- Làm sạch sân vườn, ống xả chất thải
- Cách ly chó sau điều trị Parvo ít nhất 3 tuần để tránh lây lan sang những chú chó khỏe mạnh khác
- Đảm bảo thú cưng đã tiêm phòng đầy đủ: Tiêm phòng chủng virus Parvo thông thường sẽ có 3 lần tiêm. Nếu thú cưng của bạn chưa tiêm đủ nên hoàn thành các mũi còn lại sau khi chó phục hồi hoàn toàn sức khỏe.
- Đảm bảo thú cưng được cung cấp đủ nước cho cơ thể: Sau khi điều trị, thú cưng cần một chế độ ăn uống phù hợp với những thực phẩm dễ tiêu. Ngoài ra, cần cung cấp đủ nước để cân bằng điện giải và bù với lượng nước mất đi trong quá trình mắc bệnh.
- Chú ý đến phân của thú cưng: Hãy chắc chắn rằng bé không còn bị tiêu chảy và phân chứa máu sau khi điều trị Parvo
3 Lưu ý khi chữa chó bị Parvo
Đến ngay cơ sở thú y nếu thú cưng có dấu hiệu bất thường
Parvo ở chó là chứng bệnh nguy hiểm có tỷ lệ gây tử vong cao. Để tăng tỷ lệ sống sót, bạn nên đưa thú cưng đến thăm khám tại những cơ sở thú y uy tín ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và thực hiện đúng như phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Mỗi trường hợp cụ thể sẽ có phương pháp chữa phù hợp nhằm mang lại hiệu quả nhanh và an toàn nhất. Tránh tự ý cho chó uống thuốc hay tự chữa ở nhà chưa qua sự tư vấn của bác sĩ vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là khi chú chó của bạn có những dấu hiệu trở nặng.
Trong các kinh nghiệm chữa chó bị Parvo, bạn cần lưu ý vấn đề vệ sinh khu vực sống cho chó đề phòng mầm bệnh còn sót lại. Chú ý giữ ấm khi cơ thể chó còn yếu tránh tác động đến sức khỏe do thời tiết thay đổi.