Job ngon – Lương 16Tr + Hoa hồng không giới hạn – Mời bạn ứng tuyển
Rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm cảm thấy lo lắng khi viết CV xin việc. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, JobsGO sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm thật hay và ấn tượng.
TÓM TẮT
- 1 1. CV cho người chưa có kinh nghiệm gồm những gì?
- 2 2. Cách viết CV xin việc cho người chưa có kinh nghiệm
- 3 3. Lưu ý khi viết CV cho người chưa có kinh nghiệm
- 3.1 3.1 Cung cấp thông tin nhà tuyển dụng cần
- 3.2 3.2 Trình bày khoa học
- 3.3 3.3 Độ dài hợp lý
- 3.4 3.4 Không mắc lỗi
- 3.5 3.5 Không bỏ qua chứng chỉ, giải thưởng
- 3.6 3.6 Nhấn mạnh kỹ năng, điểm mạnh
- 3.7 3.7 Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp
- 3.8 3.8 “Giấu” thời gian không có việc làm
- 3.9 3.9 Không đề cập thông tin tiêu cực
- 3.10 3.10 Dẫn link đến hồ sơ điện tử
- 3.11 3.11 Không nói dối trong CV
- 3.12 3.12 Liệt kê sở thích phù hợp với công việc
- 4 4. Tham khảo các mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm
1. CV cho người chưa có kinh nghiệm gồm những gì?
Khi viết CV cho người chưa có kinh nghiệm, thay vì tập trung vào khoảng thời gian làm việc thực tế, bạn nên hướng sự chú ý của Nhà tuyển dụng tới kỹ năng, hoạt động mà bạn đã tham và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Những thông tin nên có trong CV cho Newbie nên bao gồm.
- Thông tin cá nhân: Họ và tên, Địa chỉ, Số điện thoại, Email;
- Giới thiệu bản thân: Một đoạn văn ngắn mô tả về bản thân, nhấn mạnh vào kỹ năng làm việc và lý do tại sao bạn quan tâm đến lĩnh vực này;
- Học vấn: Tên trường học, Ngành học, Thời gian, Điểm GPA;
- Kỹ năng: Liệt kê các kỹ năng liên quan đến công việc mà bạn có; bên cạnh đó, bạn cũng có thể để cập đến các kỹ năng mềm như tin học văn phòng, ngoại ngữ, xử lý thông tin,…;
- Dự án hoặc hoạt động đáng chú ý: Nếu bạn đã tham gia vào bất kỳ dự án hoặc hoạt động ngoại khóa nào nào trong quá trình học tập, hãy liệt kê chúng ở đây. Bạn nên mô tả ngắn gọn về dự án và vai trò của bạn trong dự án đó.
- Người tham chiếu: Trong phần này, bạn có thể để tên và thông tin liên hệ của người có thể cung cấp thêm thông tin về bạn. Chẳng hạn như giáo viên, cố vấn học tập, trưởng nhóm hoạt động xã hội,…
2. Cách viết CV xin việc cho người chưa có kinh nghiệm
Dù bạn có hay chưa có kinh nghiệm thì trong CV xin việc vẫn cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau:
2.1 Giới thiệu chung
Đây là phần nhà tuyển dụng sẽ thấy đầu tiên khi xem CV của bạn, tuy nhiên nó không phải là thông tin liên lạc, bạn đừng nhầm lẫn nhé.
Trong nội dung này, bạn sẽ cần khái quát chung nhất về tên, tuổi, trình độ học vấn, kỹ năng và đặc biệt là mục tiêu nghề nghiệp. Bởi bạn chưa có kinh nghiệm nên điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất chính là định hướng, mục tiêu phát triển bản thân của bạn là gì? Nếu bạn là người có tầm nhìn xa, biết mình phải làm gì, muốn gì, có tiềm năng, họ sẽ sẵn sàng cho bạn cơ hội.
Tuy có rất nhiều thông tin cần đề cập trong phần này, song bạn cũng lưu ý hãy trình bày thật ngắn gọn, súc tích, chỉ khoảng 3 – 4 dòng là hợp lý nhất.
>> Tìm hiểu ngay CV là gì? Lợi ích của CV xin việc
2.2 Thông tin cá nhân
Một mẫu CV xin việc chắc chắn không thể thiếu thông tin cá nhân để nhà tuyển dụng liên hệ với bạn khi cần thiết. Nội dung của phần này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần cung cấp:
- Họ & tên
- Ngày, tháng, năm sinh
- Số điện thoại cá nhân
- Địa chỉ email
- Địa chỉ nhà ở
- Link hồ sơ điện tử (nếu có)
2.3 Mục tiêu nghề nghiệp
Như đã đề cập ở trên, mục tiêu nghề nghiệp là một trong những thông tin quan trọng nhất đối với CV cho người chưa có kinh nghiệm. Bạn sẽ cần xác định rõ ràng định hướng, những điều mình mong muốn trong công việc và cả sự nghiệp tương lai.
Bạn nên chia mục tiêu thành 2 giai đoạn là ngắn hạn và dài hạn với các mốc, khoảng thời gian khác nhau. Chẳng hạn như mục tiêu ngắn hạn chỉ từ 1 – 3 năm, còn mục tiêu dài hạn sẽ là 5 – 10 năm. Thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn là người như thế nào, có khả năng lập kế hoạch cho bản thân không và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
2.4 Quá trình học vấn
Ngoài mục tiêu nghề nghiệp thì trình độ học vấn cũng là nội dung cần có trong CV của người chưa có kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đây để đánh giá năng lực, mức độ phù hợp với công việc. Do đó, bạn cần liệt kê rõ ràng từng ý là:
- Tên trường học
- Chuyên ngành học
- Điểm GPA
- Tình trạng + xếp loại tốt nghiệp (nếu đã ra trường)
2.5 Kỹ năng chuyên môn
Đối với bất kỹ công việc nào, bạn cũng cần có kỹ năng. Dù bạn chưa từng đi làm, kỹ năng cứng còn hạn chế thì cũng đừng nên để trống phần này. Bạn hãy liệt kê cho nhà tuyển dụng thấy một số kỹ năng mềm của bản thân như là giao tiếp, thuyết trình, hòa đồng, giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, nếu bạn có trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng tốt thì hãy đề cập vì nó cũng là một loại kỹ năng cứng quan trọng đó nhé.
2.6 Hoạt động
Với những người đã có kinh nghiệm, hoạt động có thể chỉ là một phần phụ. Tuy nhiên, với những bạn chưa từng đi làm, chưa từng tiếp xúc trực tiếp với công việc thì đây lại là thông tin rất quan trọng.
Trong quá trình học tập tại trường, bạn đã từng tham gia hoạt động tình nguyện, ngoại khóa hay cuộc thi nào thì hãy trình bày vào CV. Đó sẽ là một trong những tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá về năng lực, kỹ năng cũng như sự phù hợp của bạn với công việc.
2.7 Giải thưởng, thành tích
Việc đạt được những giải thưởng, thành tích lớn trong học tập, thi cử cho thấy bạn là người có năng lực, kiến thức chuyên môn tốt. Dù chưa có kinh nghiệm nhưng chắc chắn thông tin này cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, có lợi thế hơn so với các ứng viên khác.
2.8 Sở thích
Sở thích cá nhân sẽ là phần thông tin bổ sung giúp CV xin việc của bạn trở nên đầy đủ và hoàn hảo hơn. Thường với những ứng viên chưa có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cả các yếu tố liên quan khác, trong đó có sở thích. Vậy nên, bạn hãy liệt kê ngắn gọn một số sở thích nổi bật trong CV của mình nhé.
2.9 Người tham khảo
Đây là phần rất cần thiết, giúp CV xin việc của bạn tăng độ uy tín, dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng hơn. Do đó, bạn hãy cung cấp một số thông tin (họ & tên, địa chỉ email, số điện thoại) của thầy cô giáo, người hướng dẫn,… nhé.
>> Xem thêm: Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường
3. Lưu ý khi viết CV cho người chưa có kinh nghiệm
Không chỉ đầy đủ các thông tin trên, CV cho người chưa có kinh nghiệm còn cần đáp ứng một số tiêu chí quan trọng như sau:
3.1 Cung cấp thông tin nhà tuyển dụng cần
Khi đọc CV xin việc của ứng viên chưa có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhất đến mục tiêu, trình độ học vấn và hoạt động tham gia. Chính vì vậy, khi viết CV, bạn chắc chắn không được thiếu những thông tin này.
Ngoài ra, những mục cơ bản để giới thiệu bản thân thì bạn cũng cần liệt kê đầy đủ theo bố cục một mẫu CV.
3.2 Trình bày khoa học
Trước khi đọc nội dung, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá về hình thức của CV. Bạn cần phải sắp xếp thông tin theo bố cục rõ ràng, khoa học. Các yếu tố như cỡ chữ, font chữ, màu sắc CV,… cũng phải thống nhất, lựa chọn sao cho phù hợp.
Để đảm bảo sự chuyên nghiệp, bạn nên sử dụng font chữ dễ đọc (Time New Roman, Arial), cỡ chữ 13 – 14, in đậm, in hoa các đề mục quan trọng. Màu sắc cũng nên nhẹ nhàng, hài hòa, tạo sự thoải mái cho người đọc.
3.3 Độ dài hợp lý
Với một người chưa có kinh nghiệm, độ dài lý tưởng cho CV là khoảng 1 trang A4. Bạn tuyệt đối đừng “tham” thông tin mà trình bày dài dòng, lan man, đi sai trọng tâm. Điều này sẽ chỉ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thấp đi mà thôi.
3.4 Không mắc lỗi
Dù bạn có hay chưa có kinh nghiệm thì CV vẫn cần đảm bảo chỉn chu, không được mắc các lỗi như chính tả, dùng từ,… Bởi chỉ cần một lỗi sai nhỏ, bạn sẽ ngay lập tức bị đánh giá là không cẩn thận, thậm chí là cẩu thả. Và chắc chắn sẽ không nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một ứng viên như vậy vào làm việc cả.
3.5 Không bỏ qua chứng chỉ, giải thưởng
Chứng chỉ, giải thưởng được xem là thước đo năng lực, giúp bạn chứng minh khả năng của mình trước nhà tuyển dụng. Bởi chỉ khi có kiến thức, tài năng, bạn mới có thể vượt qua được các kỳ thi và đạt được thành tích, giải thưởng tốt, được công nhận bằng chứng chỉ.
Do đó, dù chưa có kinh nghiệm, CV xin việc của bạn vẫn có thể tỏa sáng nhờ vào những thông tin này. Bạn tuyệt đối đừng bỏ qua chúng nhé.
3.6 Nhấn mạnh kỹ năng, điểm mạnh
Có những kỹ năng, điểm mạnh vượt trội cũng là lợi thế của bạn so với các ứng viên khác. Vậy nên, bạn hãy tận dụng nó để tạo ấn tượng và chinh phục nhà tuyển dụng.
Chẳng hạn, bạn có khả năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông tốt. Hay bạn có năng khiếu văn nghệ, hát hay, dẫn chương trình giỏi,… Tất cả những điều này đều sẽ giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng đó.
3.7 Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp
Rất nhiều bạn có thói quen sử dụng đan xen tiếng Việt và tiếng Anh ngay cả khi không cần thiết. Điều này không sai, song nó rất thiếu chuyên nghiệp và có thể bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp.
Nếu như công việc không yêu cầu trình độ ngoại ngữ, không phải thuật ngữ chuyên ngành, tốt nhất bạn nên trình bày bằng tiếng Việt. Còn nếu các vị trí cần ngoại ngữ, bạn hãy viết toàn bộ bằng tiếng Anh/Nhật/Hàn,… để đảm bảo sự đồng nhất và chuyên nghiệp nhé.
3.8 “Giấu” thời gian không có việc làm
Sau khi tốt nghiệp hoặc chuyển ngành nghề, bạn đã có một khoảng thời gian dài chật vật vì không xin được việc? Bạn băn khoăn không biết có nên ghi “thất nghiệp” vào CV hay không?
Lời khuyên dành cho bạn là “KHÔNG NÊN”. Nói như vậy không phải khuyến khích bạn nói dối. Bạn hãy trình bày theo cách khác để bản thân có lợi hơn khi ứng tuyển việc làm. Ví dụ như khoảng thời gian đó bạn tham gia các hoạt động tình nguyện, làm một công việc trái ngành,…
3.9 Không đề cập thông tin tiêu cực
Một lưu ý nữa dành cho các bạn khi viết CV đó là tránh đề cập các thông tin mang tính chất tiêu cực. Đây là điều tối kỵ, khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người có cuộc sống, suy nghĩ không tích cực và nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm việc sau này.
Tham khảo thêm: Tips viết CV cho người có kinh nghiệm
3.10 Dẫn link đến hồ sơ điện tử
Bạn sẽ nghĩ có profile LinkedIn bây giờ là quá sớm, nhưng việc phát triển thói quen sử dụng mạng xã hội một cách tích cực ngay từ đầu là rất quan trọng. Hãy tạo một profile dành cho sự nghiệp tương lai của bạn. Nếu bạn đang theo học một chuyên ngành về thiết kế – sáng tạo, bạn có thể xây dựng một bản portfolio online và dẫn link vào CV.
Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi tùy chọn bảo mật của những tài khoản cá nhân (như Facebook) để ẩn chúng đi.
>> Xem thêm: Mẫu CV cho sinh viên thực tập
3.11 Không nói dối trong CV
Một CV không trung thực có thể giúp bạn vượt qua vòng CV, nhưng sự thật sẽ được phát hiện thông qua các buổi phỏng vấn. Và khi nhận thấy bạn nói dối, Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy thất vọng và đánh giá bạn thấp hơn. Ngay cả khi công ty có vị trí công việc phù hợp với bạn (lúc này hoặc trong tương lai), nhà tuyển dụng – người vốn có ấn tượng xấu về bạn sẽ không muốn gửi tới bạn cơ hội đó.
3.12 Liệt kê sở thích phù hợp với công việc
Tính cách, sở thích cũng ảnh hưởng đến phong cách làm việc của mỗi người. Do đó, dựa vào đây, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được phần nào mức độ phù hợp của bạn với công việc.
Bạn nên liệt kê những sở thích nổi bật và có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ với công việc tổ chức sự kiện/truyền thông nội bộ, bạn có thể viết sở thích là giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội,…
4. Tham khảo các mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm
Để có thể bắt đầu tạo CV xin việc dễ dàng hơn, bạn hãy tham khảo một số mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm dưới đây:
Như vậy, JobsGO đã hướng dẫn một cách chi tiết cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm. Mong rằng các bạn sẽ sớm có được cho mình một mẫu CV thật ấn tượng và tiến gần hơn với vị trí việc làm mơ ước nhé.
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)