Với bất kỳ ngành nghề nào thì CV luôn luôn là bước mở đầu cho mọi quá trình tuyển dụng. Dù bạn là sinh viên vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, muốn tìm cho mình một công việc part-time, freelance, internship hoặc xin học bổng thì bạn vẫn không thể bỏ qua bước viết và gửi hồ sơ.
Tuy nhiên, vì chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nên nhiều bạn băn khoăn không biết trình bày thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, đặc biệt là CV cho sinh viên năm Nhất. Do đó, để sở hữu được một CV xin việc cho sinh viên đúng chuẩn không phải đơn giản.
Nhưng bạn đừng lo, hãy cùng CakeResume tham khảo cách tạo CV online đơn giản cũng như các mẫu CV ấn tượng cho sinh viên nhé!
TÓM TẮT
- 0.1 1. Mẫu CV tiếng Việt
- 0.2 2. Mẫu CV tiếng Anh chưa tốt nghiệp
- 0.3 3. Mẫu CV thực tập CNTT
- 0.4 4. Mẫu CV cho sinh viên năm Nhất
- 0.5 1. Thông tin cá nhân
- 0.6 2. Giới thiệu bản thân
- 0.7 3. Định hướng tương lai
- 0.8 4. Học vấn
- 0.9 5. Kỹ năng & Điểm mạnh
- 0.10 6. Hoạt động ngoại khoá / tình nguyện
- 0.11 7. Kinh nghiệm làm việc
- 0.12 8. Dự án cá nhân
- 0.13 9. Thành tích nổi bật
- 0.14 10. Khác (ngoại ngữ, chứng chỉ,…)
- 0.15 ✨ Nộp kèm đơn xin việc (cover letter).
- 0.16 ✨ Đặt tiêu đề CV ấn tượng.
- 0.17 ✨ Sử dụng các động từ & tính từ mang ý nghĩa tích cực.
- 1 Mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp – free download
- 2 📍Kết luận:
1. Mẫu CV tiếng Việt
2. Mẫu CV tiếng Anh chưa tốt nghiệp
3. Mẫu CV thực tập CNTT
4. Mẫu CV cho sinh viên năm Nhất
1. Thông tin cá nhân
- Cung cấp chính xác các thông tin liên lạc bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, email, số điện thoại, địa chỉ.
- Tránh ghi những thông tin không liên quan như: nhóm máu, cung hoàng đạo, tình trạng hôn nhân, v.v.
2. Giới thiệu bản thân
- Viết 1-2 dòng miêu tả bản thân như: tính cách, sở thích, sở trường, v.v.
- Lưu ý là những thông tin đấy phải có sự kết nối với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
3. Định hướng tương lai
- Viết 2-3 dòng trình bày những kế hoạch, mục tiêu ngắn hoặc dài hạn trong tương lại.
- Mục tiêu nghề nghiệp nên được xác định một cách vừa tâm với khả năng, tránh lan man và mông lung.
4. Học vấn
- Liệt kê những thông tin về trình độ học vấn bao gồm: tên trường, chuyên ngành, thời gian học tập, GPA.
- Nên đề cập đến điểm số nổi bật của một môn học cụ thể nào đó mà có bạn cho là có liên quan đến vị trí ứng tuyển.
5. Kỹ năng & Điểm mạnh
- Liệt kê một vài năng khiếu nổi bật của bản thân có liên quan đến vị trí ứng tuyển.
- Nên tách ra kỹ năng mềm (ví dụ: kỹ năng thuyết trình, lãnh đạo, phân tích, v.v) và kỹ năng cứng (ví dụ: ngoại ngữ, tin học, viết lách, v.v.).
6. Hoạt động ngoại khoá / tình nguyện
Liệt kê một vài hoạt động ngoài giờ học nổi bật hoặc những câu lạc bộ bạn đã tham gia để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy sự năng động và ham học hỏi của bản thân (nếu có).
7. Kinh nghiệm làm việc
Liệt kê những công việc cụ thể có liên quan đến vị trí ứng tuyển mà bạn đã làm khi còn là sinh viên, nó có thể là kinh nghiệm làm part-time, freelance hoặc quá trình thực tập tại một công ty nào đó.
8. Dự án cá nhân
Liệt kê một vài dự án hoặc hoạt động nào đó mà bạn đã tham gia khi còn là sinh việc hoặc sẽ dự định thực hiện trong tương lai gần (nếu có).
9. Thành tích nổi bật
Liệt kê một vài giải thưởng, thành tích đã đạt được khi tham gia một cuộc thi, một chương trình nào đó (nếu có).
10. Khác (ngoại ngữ, chứng chỉ,…)
Các chứng chỉ giống như một minh chứng cho kỹ năng cứng của bạn. Do đó, bạn hãy liệt kê một vài chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học, v.v, ví dụ như: IELTS, TOEIC, CFA, MOS, v.v.
✨ Nộp kèm đơn xin việc (cover letter).
Có một số bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc để ghi vào, đặc biệt là CV cho sinh viên năm Nhất. Vì vậy, cover letter là “trợ thủ đắc lực” nếu bạn muốn bày tỏ nguyện vọng ứng tuyển hay những giá trị mà bạn có thể đem lại cho công ty.
✨ Đặt tiêu đề CV ấn tượng.
Tiêu đề CV là nội dung mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy đầu tiên khi xem xét hàng ngàn CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp khác. Nhà tuyển dụng chưa biết bạn đã có nhiều kinh nghiệm hay chưa, nhưng một tiêu đề CV ấn tượng sẽ khiến nhà tuyển dụng muốn xem kỹ nội dung CV của bạn.
✨ Sử dụng các động từ & tính từ mang ý nghĩa tích cực.
Mọi nhà tuyển dụng đều là những người có dày dặn kinh nghiệm và cũng đã trải qua quá trình viết CV và cover letter giống như bạn. Do đó, CV xin việc cho sinh viên chỉ cần thể hiện được niềm đam mê, sự nhiệt tình, tinh thần học hỏi cao thì đã ghi điểm thành công trong mắt nhà tuyển rồi đấy.
Để giúp bạn thể hiện những điều đó một cách khéo kéo đó là hãy sử dụng những động từ và tính từ tích cực, ví dụ như:
- Ham học hỏi
- Tích cực tham gia
- Linh động giải quyết
- Chủ động tìm hiểu
- Tinh thần trách nhiệm cao
Mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp – free download
📍Kết luận:
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề, những điểm mạnh về kỹ năng và hiểu biết chuyên môn của bản thân tương ứng với vị trí ứng tuyển chính là những nội dung quan trọng nhất khi viết CV xin việc cho sinh viên. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng ngay từ đầu qua chia sẻ chân thành, cụ thể về mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai, đặc biệt là CV cho sinh viên năm Nhất.
Với các mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp ở trên, CakeResume hy vọng các bạn có thể hình dung ra được thế nào là một hồ sơ xin việc chuyên nghiệp và có gì cần lưu ý khi viết CV!
– Tác giả bài viết: Casy Dang –