Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở tương đối đặc biệt do được hưởng trợ cấp từ Nhà nước và chỉ dành cho một vài nhóm đối tượng cụ thể. Bởi vậy, để có thể mua được 1 căn nhà ở xã hội sẽ trải qua quá trình tương đối phức tạp hơn so với chung cư thương mại. OneHousing sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm hồ sơ mua nhà ở xã hội trong bài viết dưới đây. Hãy đọc thật kỹ để tránh được các sai lầm và thiếu sót!
TÓM TẮT
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội, theo Khoản 7 Điều 1 Luật Nhà ở năm 2014, là loại hình nhà ở có sự hỗ trợ từ Nhà nước cho các đối tượng nằm trong danh sách được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở.
Nhà ở xã hội được chia làm 2 loại gồm căn hộ chung cư và nhà ở xã hội liền kề thấp tầng. 2 loại hình này phải đảm bảo được các tiêu chí cụ thể như sau:
Căn hộ nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội liền kề thấp tầng
+ Phải có thiết kế và xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín
+ Căn hộ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về diện tích (tối thiểu 25m2 và tối đa 70m2), phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
+ Mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất không được tăng vượt quá 1,5 lần so với quy chuẩn
+ Diện tích căn hộ tăng không quá 10% diện tích tối đa
+ Trong trường hợp tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất, dự án phải đảm bảo các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, kiến trúc cảnh quan, không gian xung quanh nằm trong phạm vi đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và phải được phê duyệt điều chỉnh từ cơ quan có thẩm quyền
+ Nhà ở phải đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng xây dựng, phù hợp với quy hoạch và điều kiện nhà ở tối thiểu theo quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành
+ Diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà ở không vượt quá 70m2
+ Hệ số sử dụng đất không vượt quá 2 lần
Ngoài ra, khách hàng muốn mua được một căn nhà ở xã hội cũng cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện, bao gồm:
- Người mua phải thuộc 1 trong 10 nhóm đối tượng ưu tiên được quyền mua nhà ở xã hội gồm:
(Nguồn: Thư viện pháp luật)
- Đáp ứng đủ các điều kiện về nơi cư trú, hiện trạng nhà ở và thu nhập
Thủ tục mua nhà ở xã hội khách hàng cần biết
Dưới đây là những giấy tờ cụ thể mà người mua nhà ở xã hội cần phải chuẩn bị:
Hồ sơ mua nhà ở xã hội chung theo quy định
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP, để mua được nhà ở xã hội, người mua cần chuẩn bị các thủ tục giấy tờ gồm:
- Đơn đăng ký mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội (theo mẫu có sẵn)
- Giấy tờ chứng minh nhân thân, gồm:
- Bản sao công chứng CMND/CCCD còn thời hạn 06 tháng (03 bản)
- Bản sao công chứng giấy xác thực tình trạng hộ nhân còn thời hạn 06 tháng (03 bản)
- Ảnh 3×4 các thành viên trong gia đình (mỗi người 3 ảnh)
- Giấy chứng minh bản thân nằm trong danh sách các đối tượng ưu tiên được mua nhà ở xã hội
- Giấy xác thực tình trạng nhà ở hiện tại
- Giấy chứng minh về điều kiện cư trú
- Giấy chứng minh điều kiện thu nhập
Để mua được nhà ở xã hội, người mua cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết (Nguồn: The Bank)
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, người mua nhà tra cứu thông tin về thời điểm chủ đầu tư bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội trên website của Sở Xây dựng hoặc website chính thức của chủ đầu tư. Ngoài ra, người mua cũng cần lưu ý, người đứng đơn phải trực tiếp đến nộp hồ sơ, ký biên bản và đăng ký diện tích căn hộ theo nguyện vọng của bản thân và gia đình.
Hồ sơ chứng thực các vấn đề thực trạng nhà ở và xác nhận đối tượng
Để xác minh được bản thân thuộc danh sách đối tượng ưu tiên mua nhà ở xã hội, người mua cần phải có giấy xác nhận đối tượng do UBND cấp phường/xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú cấp.
Với giấy tờ chứng minh thực trạng nhà ở, theo quy định, người mua phải có giấy xác nhận về tình trạng hiện tại của nhà ở và chưa nhận được hỗ trợ về đất ở, nhà ở (với những đối tượng bị thu hồi đất ở, nhà ở) do UBND cấp phường/xã nơi đăng ký thường trú, tạm trú cấp.
Tuỳ vào từng nhóm đối tượng cụ thể, các giấy tờ xác minh sẽ có sự khác biệt. Cụ thể như sau
(Nguồn: Thư viện pháp luật)
Hồ sơ chứng thực các điều kiện về nơi cư trú
Về các giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú, theo quy định của Luật Nhà ở, người mua phải có:
- Trường hợp người mua có hộ khẩu thường trú phải có bản sao chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa bàn nơi dự án đang xây dựng
- Trường hợp người mua không có hộ khẩu thường trú phải có giấy xác nhận đăng ký tạm trú và giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên trên địa bàn nơi dự án đang xây dựng
Hồ sơ xác thực về thu nhập
Với hồ sơ chứng minh về thu nhập, những đối tượng thuộc diện thu nhập thấp phải tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình kê khai. Những thông tin này sẽ được Cục thuế địa phương xác minh trong những trường hợp cần thiết
Những trường hợp thuộc hộ nghèo/ cận nghèo cần nằm trong danh sách chuẩn nghèo theo quy định của Nhà nước. Đối tượng được bảo trợ xã hội cần phải có xác nhận của UBND phường/xã/thị trấn nơi cư trú.
Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi xuống tiền mua nhà ở xã hội. (Nguồn: Pinterest)
Cập nhật mới nhất giá bán nhà ở xã hội Trung Văn
Các lưu ý cần nắm rõ trước khi mua nhà ở xã hội
Để tránh trường hợp “tiền mất tật mang”, người mua nhà hãy lưu ý một vài điều dưới đây trước khi xuống tiền mua nhà ở xã hội:
- Tìm hiểu thật kỹ về loại hình nhà ở xã hội: Căn cứ theo quy định pháp luật, nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được xây dựng nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và chỉ có một vài nhóm đối tượng cụ thể được hưởng chính sách ưu tiên mới có thể mua được. Chính bởi vậy, đừng vì ham rẻ mà tin những lời chào mời từ môi giới để rồi gặp phải những tình huống tréo ngoe
- Nhà ở xã hội chỉ được hỗ trợ mua một lần duy nhất: Theo quy định, các giấy tờ chứng minh về nhân thân, đối tượng ưu tiên, các điều kiện về nơi cư trú, hiện trạng nhà ở, thu nhập chỉ được xác nhận 1 lần duy nhất và có giá trị trong vòng 2 năm. Điều đó cũng có nghĩa mỗi đối tượng ưu tiên chỉ được hỗ trợ và giải quyết mua nhà ở duy nhất một lần. Bởi vậy, người mua hãy cân nhắc thật kỹ về dự án (vị trí, tiện ích, khả năng tài chính,…) trước khi xuống tiền mua nhà
- Nhà ở xã hội không được phép chuyển nhượng (mua bán lại) khi chưa sử dụng đủ 5 năm: Không giống như các căn hộ chung cư thương mại, nhà ở xã hội bị ràng buộc bởi những quy định mua bán, cho thuê lại rất nghiêm ngặt. Nếu những căn hộ chưa đủ 5 năm kể từ thời điểm người mua trả hết tiền, chủ căn hộ sẽ không được pháp giao dịch mua bán. Những giao dịch mua bán này sẽ bị coi là vi phạm pháp luật, không có giá trị pháp lý. Người mua sẽ phải giao lại nhà cho UBND cấp tỉnh hoặc đơn vị quản lý khi bị cưỡng chế thu hồi.
- 3 trường hợp được phép chuyển nhượng lại nhà ở xã hội khi chưa sử dụng đủ 5 năm gồm:
- Chuyển nhượng lại cho Nhà nước
- Chuyển nhượng lại cho chủ đầu tư xây dựng dự án đó
- Chuyển nhượng lại cho đối tượng được phép mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014
Nhà ở xã hội, mặc dù có giá bán tương đối mềm, nhưng lại bị ràng buộc khá nhiều về mặt pháp lý và có quy trình mua bán tương đối phức tạp. OneHousing mong rằng những kinh nghiệm làm hồ sơ mua nhà ở xã hội được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với những người đang tìm hiểu về loại hình nhà ở này.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.
Xem thêm:
Cập nhật mới nhất giá cho thuê nhà ở xã hội Trung Văn
Mua bán nhà ở xã hội có cần phải công chứng hay chứng thực không?