Mổ lấy thai là phẫu thuật giúp các mẹ bầu có vấn đề trong thai kỳ, đẻ khó có thể vượt cạn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu vẫn cảm thấy lo ngại và có nhiều thắc mắc trước khi mổ đẻ lần 3. Đẻ mổ lần 3 có khó khăn không? Có đau không? Nguy hiểm không? Cần chú ý điều gì? Các mẹ hãy cùng theo dõi những thông tin sau đây để chuẩn bị sẵn sàng cho lần mổ đẻ sắp tới của mình nhé!
TÓM TẮT
1. Những điều thai phụ cần biết trước khi đẻ mổ
Mổ đẻ là phẫu thuật mổ mở để lấy thai, được áp dụng cho các trường hợp sinh khó, mẹ bầu gặp các vấn đề bất thường trong thai kỳ, bệnh lý thai kỳ, bệnh nền,… Phẫu thuật này sẽ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Thường từ tuần thai thứ 39 trở đi, mẹ bầu có thể thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai.
– Mổ đẻ chủ động: Những mẹ bầu bị huyết áp cao, tiền sản giật hoặc có những vấn đề về nhau thai.
– Mổ đẻ cấp cứu: Những trường hợp mẹ bầu chuyển dạ nhưng suy thai, đẻ khó, bất tương xứng đầu chậu.
Trước khi vào ca phẫu thuật, các mẹ bầu sẽ được theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe, đo monitor, kiểm tra các chỉ số như huyết áp, nhịp tim,… Sau đó, thai phụ được gây tê tủy sống và bắt đầu ca phẫu thuật. Các bác sĩ thường sẽ thực hiện rạch một đường ngang dưới thành tử cung, phía bụng dưới để lấy thai.
2. Đẻ mổ lần 3 nên cách lần 2 bao lâu? Có đau không? Có nguy hiểm không?
Sinh mổ lần 3 vẫn luôn là vấn đề khiến cho nhiều mẹ bầu băn khoăn, lo lắng. Dưới đây là một số thông tin về những thắc mắc thường trực của các mẹ bầu đang chuẩn bị lên giường sinh mổ đẻ lần 3.
2.1. Mổ đẻ lần 3 nên cách lần 2 bao lâu thì đảm bảo an toàn?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ nên sinh mổ lần 3 cách lần 2 khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên, việc sinh con lần thứ 3 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, các cặp vợ chồng có ý định sinh con lần 3 nên tới khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên phù hợp.
2 năm là khoảng thời gian tối thiểu để vết mổ đẻ lần 2 bình phục hoàn toàn, sẵn sàng cho một thai kỳ mới. Nếu mang thai quá sớm, thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi dưới 2 năm, vết mổ đẻ lần 2 sẽ rất dễ bị bục, vỡ. Thai phụ cũng dễ phải đối mặt với một số biến chứng sản khoa như tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh,…
Trong khoảng thời gian từ 2-5 năm, tử cung và vết mổ có đủ thời gian phục hồi, mẹ bầu có thể yên tâm mang thai. Thai nhi có khả năng phát triển khỏe mạnh bình thường, hạn chế được nguy cơ sinh non, sảy thai, suy thai hay các yếu tố dị tật khác.
2.2. Mổ đẻ lần 3 có đau không?
Đối với những mẹ bầu sinh mổ lần 3, thể lực đã kém hơn rất nhiều. Nếu đẻ mổ từ những lần trước, như đẻ mổ lần 1, đẻ mổ lần 2, thể trạng sẽ càng kém hơn và mẹ có thể phải chịu những cơn đau nhiều hơn, khả năng phục hồi chậm hơn.
Đồng thời, sau sinh, nhiều mẹ bầu đề kháng kém còn phải sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau nhiều ngày. Điều này vô tình dẫn đến những thay đổi bất thường, gây tắc tia sữa, chậm kinh, hệ nội tiết của mẹ bị rối loạn.
2.3. Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm cho thai phụ không? Những nguy cơ phải đối mặt
Như các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo, càng về những lần đẻ mổ sau, mức độ nguy hiểm càng cao, thai phụ dễ đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ có diễn biến phức tạp.
– Vỡ, nứt tử cung: Với những mẹ bầu đã từng sinh mổ lần 1, lần 2, sẹo tại tử cung vẫn còn. Lúc này, các cơ tử cung đã trở nên yếu hơn rất nhiều. Khi những cơn gò tử cung kéo đến, các cơ này không đủ sức chống đỡ, có thể dẫn tới tình trạng bục, nứt vết mổ, cực kỳ nguy hiểm với tính mạng của thai nhi lẫn thai phụ. Nguy cơ dẫn tới trường hợp này càng cao hơn khi lần đẻ mổ thứ 3 quá gần với lần đẻ mổ thứ 2.
– Nguy cơ dính ruột: Khả năng dẫn tới tình trạng dính ruột càng cao hơn khi mẹ mổ đẻ lần 3. Ruột có thể bị dính vào bàng quang, thành bụng và đoạn ruột khác.
– Những bất thường về nhau thai: Nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược,… là những vấn đề mà các mẹ bầu sinh mổ lần 3 thường gặp. Những trường hợp này cần được theo dõi và nhận chỉ định từ bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp. Tình trạng nhau cài răng lược còn có thể dẫn tới băng huyết sau sinh.
– Nhiễm trùng hậu sản: Mẹ sinh mổ lần 3 có nguy cơ bị nhiễm trùng sau sinh rất cao. Vết mổ đẻ dễ tạo thành sẹo cứng, gây đau và bị nhiễm trùng, dẫn tới việc phục hồi lâu hơn và còn có thể kèm theo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động của tử cung.
– Biến chứng sau sinh dễ xuất hiện, ảnh hưởng tới sức khỏe và thậm chí cả tính mạng của mẹ.
3. Thời điểm nào là phù hợp để sinh mổ lần 3?
Sau sinh nở lần 2, các mẹ cần có một khoảng thời gian để phục hồi mới có thể sẵn sàng cho lần mang thai thứ 3. Bác sĩ chuyên khoa đưa ra khuyến cáo, phụ nữ sau sinh mổ lần 2 cần tối thiểu từ 2 tới 5 năm phục hồi, sau đó mới có thể tiếp tục mang thai và sinh mổ lần 3 một cách an toàn.
Lần mang thai thứ 3, các mẹ bầu khó có thể sinh thường do nhiều yếu tố nguy cơ. Trước khi thực hiện phẫu thuật sinh mổ lần 3, các mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên, đặc biệt là ở những tháng cuối của thai kỳ. Bất cứ vấn đề nào về sức khỏe của mẹ và thai nhi đều có thể là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến những biến chứng sản khoa khi đẻ mổ lần 3.
Thời điểm phù hợp để thực hiện phẫu thuật mổ đẻ lần 3 là khi thai nhi đã ổn định. Thai được 38 đến 39 tuần tuổi, nếu không xuất hiện những biến chứng bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai. Ở thời điểm thai được 37 tuần, các mẹ nên đi khám và theo dõi thường xuyên hơn, dự phòng cho trường hợp chuyển dạ sớm.
Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có triển khai dịch vụ Thai sản trọn gói cho các mẹ bầu ở nhiều mốc tuần thai khác nhau. Dịch vụ có áp dụng với những mẹ bầu mang thai, sinh con lần 3 để đảm bảo thai phụ có một thai kỳ trọn vẹn, an tâm.
Với các quyền lợi trong dịch vụ Thai sản trọn gói, thai phụ sẽ được thăm khám và kiểm tra sức khỏe thai kỳ các mốc tuần thai quan trọng với các bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng. Bên cạnh đó, các xét nghiệm sàng lọc trước sinh sẽ được tiến hành theo đúng lộ trình, giúp các mẹ nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi ở từng giai đoạn, có sự chuẩn bị tốt hơn, cải thiện những vấn đề đáng ngại từ sớm.
Máy móc, thiết bị y tế được nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, nhanh chóng, giúp các mẹ bầu yên tâm hơn trong cả hành trình mang thai. Kết quả chẩn đoán trong thai kỳ cũng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn những vấn đề của thai phụ, từ đó đưa ra chỉ định cho phù hợp nhất.
Khi đi sinh, thai phụ được theo dõi sức khỏe trong suốt quá trình mổ lấy thai. Phòng mổ vô khuẩn, được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế, máy móc chuyên dụng, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Các mẹ bầu còn có thể sử dụng dịch vụ gây tê tủy sống, trải nghiệm cảm giác sinh nở không đau và dịch vụ chọn bác sĩ mổ đẻ.
Như vậy, việc theo dõi sức khỏe thai kỳ khi mang thai lần 3 rất quan trọng, quyết định phần lớn thành công của ca sinh mổ. Chị em nên lựa chọn những cơ sở chuyên khoa uy tín, chất lượng để cùng đồng hành trong hành trình sinh nở, làm tiền đề cho một ca sinh thuận lợi, “mẹ tròn, con vuông”.