Ảnh: Freepik
Máy đo huyết áp điện tử là thiết bị quen thuộc trong gia đình, đặc biệt với những người già hay bệnh nhân tim mạch. Tuy nhiên, việc chọn mua máy đo huyết áp này không phải dễ dàng với nhiều người. Bài viết dưới đây tổng hợp những kinh nghiệm giúp bạn chọn mua máy đo huyết áp điện tử chất lượng, phù hợp với nhu cầu và túi tiền.
TÓM TẮT
Lựa chọn thương hiệu nhà sản xuất
Thương hiệu là yếu tố đầu tiên cần quan tâm khi chọn mua bất kỳ sản phẩm nào, không riêng máy đo huyết áp điện tử. Có nhiều thương hiệu máy đo huyết áp nổi tiếng như Omron, Beurer, Microlife, Yuwell, Jumper…
Mỗi thương hiệu này đều có các dòng máy có giá tương đương nhau, nhưng tổng quan chung, máy đo huyết áp của Omron, Beurer, Microlife là cao cấp hơn, có công nghệ đo chính xác và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe. Trong khi đó, Yuwell và Jumper ở phân khúc tầm trung cũng là lựa chọn phổ biến.
Lựa chọn kiểu máy đo
Hiện nay, các thương hiệu máy đo huyết áp đã sản xuất hai dòng máy chính: máy đo huyết áp cổ tay và máy đo huyết áp bắp tay.
- Máy đo huyết áp cổ tay: Máy đo huyết áp cổ tay hoạt động bằng cách đo dao động máu chảy qua các động mạch ở cổ tay. Để có kết quả chính xác hơn, nên đo ở cổ tay trái vì gần tim hơn. Máy đo huyết áp cổ tay thường không cho kết quả chính xác bằng so với máy đo huyết áp bắp tay. Tuy nhiên, nếu chọn máy đo huyết áp cổ tay của các thương hiệu tốt, ta sẽ hạn chế được sai số này. Máy đo huyết áp cổ tay thích hợp cho người trẻ, người trung niên, hoặc người bị huyết áp không nặng.
- Máy đo huyết áp bắp tay: Loại máy này được sử dụng rộng rãi hơn. Thao tác đo đơn giản, chỉ cần đeo vòng bít vào cánh tay và nhấn nút điều khiển (Start) trên màn hình. Kết quả sẽ hiển thị nhanh chóng và chính xác cao. Máy đo huyết áp bắp tay thích hợp cho người cao tuổi và người bị tăng huyết áp.
Xem xét tính chính xác của máy đo
Theo dõi huyết áp tại nhà là một trong những việc quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, kết quả đo huyết áp có thể không chính xác do nhiều nguyên nhân như thao tác đo không đúng cách. Do đó, cần chọn mua máy đo huyết áp chính xác ngay từ đầu.
Các công nghệ trên máy đo huyết áp điện tử:
- Công nghệ Intellisense: Công nghệ này sử dụng cảm biến thông tin sinh học kết hợp với công nghệ Fuzzy Logic đặc tính cao, cho kết quả đo nhanh chóng và độ chính xác cao. Các máy đo huyết áp của Omron sử dụng công nghệ này.
- Công nghệ MAM: Công nghệ này cho phép máy đo và tính toán kết quả huyết áp trung bình từ 3 lần đo liên tiếp trong vòng chưa đầy 3 phút. Công nghệ này giúp đo huyết áp tại nhà chính xác nhất. Hãng Microlife áp dụng công nghệ này.
- Công nghệ Sensor: Công nghệ cảm biến tiên tiến với độ chính xác cao. Máy đo huyết áp Beurer sử dụng công nghệ này.
Ngoài ra, nên chọn máy đo huyết áp đã được kiểm định độ chính xác bởi các tổ chức, hiệp hội có uy tín. Thông tin này có thể được tìm hiểu trước để có sự đảm bảo. Ví dụ, máy đo huyết áp bắp tay Microlife A2 Classic đã được kiểm nghiệm độ chính xác bởi Hiệp hội tăng huyết áp Anh Quốc.
Chọn đúng kích cỡ vòng bít
Lựa chọn máy có kích cỡ vòng bít phù hợp với chu vi bắp tay là điều quan trọng. Nếu chọn sai kích thước vòng bít, kết quả đo có thể bị ảnh hưởng. Điều này gây sai lệch từ 10 đến 40mmHg và cũng là nguyên nhân khiến kết quả đo không chính xác.
Vì vậy, hãy kiểm tra kích cỡ vòng bít của sản phẩm và chu vi bắp tay trước khi mua. Thông thường, vòng bít có các kích thước như:
- Vòng bít huyết áp size S: 17cm – 22cm (dành cho trẻ em)
- Vòng bít huyết áp size M: 22cm – 32cm
- Vòng bít huyết áp size L: 22cm – 42cm
Tuy nhiên, hiện nay nhiều loại máy được thiết kế với vòng bít có thể thay đổi phù hợp với nhiều đối tượng đo, từ trẻ em đến người lớn. Trong trường hợp có cánh tay nhỏ hoặc lớn hơn cỡ trung bình, cũng có loại vòng bít có kích thước đặc biệt.
Chọn máy đo huyết áp phù hợp với kinh phí
Giá máy đo huyết áp trên thị trường rất đa dạng, từ 600.000đ đến hơn 3.000.000đ, tùy thuộc vào thương hiệu và tính năng của sản phẩm. Tham khảo các dòng máy của Omron, Microlife hay Beurer nếu bạn muốn có những tính năng hiện đại như lưu trữ kết quả đo huyết áp, kết nối theo dõi trên điện thoại… Nhưng nếu không cần thiết, bạn có thể chọn máy đo huyết áp giá rẻ hơn, miễn là nó vẫn đáp ứng được nhu cầu đo huyết áp và nhịp tim.
Xem xét các tính năng bổ sung
Các nhà sản xuất máy đo huyết áp liên tục nâng cấp và bổ sung tính năng mới để thuận tiện hơn cho người dùng. Một số tính năng bổ sung mà bạn có thể cân nhắc bao gồm:
- Phát hiện và cảnh báo nhịp tim bất thường.
- Kết nối với điện thoại thông minh: Một số máy có tính năng kết nối qua Bluetooth với điện thoại, giúp ghi lại và theo dõi huyết áp trên điện thoại. Dữ liệu có thể được cơ cấu thành bảng biểu và biểu đồ để theo dõi tình trạng huyết áp theo tuần, tháng… Nếu mua máy cho bố mẹ hoặc người già, bạn có thể cân nhắc tính năng này để dễ dàng theo dõi chỉ số huyết áp trên điện thoại của bạn.
- Bộ nhớ máy đo: Với những người cao huyết áp cần theo dõi thường xuyên và đo nhiều lần trong một ngày, đặc biệt là với người lớn tuổi, tính năng này sẽ hỗ trợ hiệu quả. Máy đo có bộ nhớ lưu trữ 30, 60, 90… kết quả đo tùy thuộc vào dòng máy.
- Tính năng hỗ trợ giọng nói: giúp hướng dẫn cách đo và đọc kết quả.
Quan tâm đến thời gian bảo hành
Hầu hết các máy đo huyết áp được bảo hành từ 1 đến 5 năm. Tuy nhiên, nên tìm hiểu kỹ về chính sách bảo hành, bao gồm máy và phụ kiện như vòng bít, dây điện. Ví dụ, máy đo huyết áp Omron có thời gian bảo hành lên tới 5 năm, trong khi máy đo huyết áp Yuwell chỉ bảo hành 5 năm cho máy và 1 tháng cho các phụ kiện đi kèm.
Đó là những kinh nghiệm mua máy đo huyết áp điện tử dành cho bạn. Nếu bạn chưa rõ về các dòng máy của các thương hiệu, hoặc không biết chọn loại máy đo huyết áp nào tốt, truy cập Gia sư Glory để tìm hiểu thêm thông tin và chọn mua loại máy phù hợp cho gia đình bạn.