Kinh Nghiệm đi Nghĩa Vụ Công An

Kinh Nghiệm đi Nghĩa Vụ Công An

Từ trước giờ chắc hẳn bạn đã nghe qua về nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an với đặc điểm nghề nghiệp chung là đều phục vụ cho lợi ích của nước nhà. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu hết về sự khác nhau giữa 2 nghành nghề trên hay chưa? Cùng điểm qua một số điểm khác biệt trong bài viết này nhé!

Kinh Nghiệm đi Nghĩa Vụ Công An
Nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an có giống nhau?

Nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an là gì?

  • Nghĩa vụ quân sự: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân (theo Khoản 1 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự 2015).
  • Nghĩa vụ công an: Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng (Khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018).

Nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an có giống nhau?

Giống nhau

Trước hết, ta có thể nhận thấy điểm chung cơ bản giữa nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an là:

  • Thời gian tham gia nghĩa vụ: 2 năm.
  • Sơ yếu lý lịch: có lý lịch rõ ràng.
  • Quyền lợi: đều được hưởng các chế độ quyền lợi riêng khi tham gia nhiệm vụ.
  • Sức khoẻ: phải có đủ sức khoẻ theo như Luật quy định.

Khác nhau

Nghĩa vụ quân sự Nghĩa vụ công an Tiêu chuẩn tuyển chọn

Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước.

Tốt nghiệp THPT trở lên, riêng các khu vực khó khăn thì từ THCS trở lên.

Bảo đảm tiêu chuẩn Chính trị theo quy định của Bộ trưởng Bộ công an.

Ưu tiên hơn những người đã tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng trở lên và có các chuyên môn cần thiết.

Ngoài các điều kiện sức khoẻ cần thiết, thì cơ thể cần cân đối và không dị dạng.

Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, ngoài ra KHÔNG được có tiền án tiền sự.

Trình độ văn hoá từ lớp 8 trở lên, riêng các vùng sâu vùng sa thì từ lớp 7 trở lên.

Quyền lợi được hưởng

Được hưởng các chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng vũ trang.

Được trợ cấp học nghề hoặc trợ cấp tạo việc làm

Được ưu tiên thi tuyển vào các trường Công an nhân dân.

Được hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định của Chính phủ.

Được nghỉ phép 10 ngày nếu phục vụ tại ngũ từ tháng 13 trở đi.

Được hưởng nhiều khoản trợ cấp khi xuất ngũ.

Được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm khi xuất ngũ.

Xem thêm: Nữ đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?

Đi nghĩa vụ quân sự có được làm công an không?

Đi nghĩa vụ quân sự thì có được làm công an?
Đi nghĩa vụ quân sự thì có được làm công an?

Việc tham gia nghĩa vụ quân sự là một nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi công dân nam Việt Nam khi đã đủ tuổi, ngược lại nghĩa vụ công an thì không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn đã có định hướng từ đầu là sẽ đi theo ngành công an thì nên tham gia nghĩa vụ quân sự vì đó cũng là điều kiện có lợi.

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/2015/TT-BGDĐT có nêu rõ: “Thương binh, bệnh binh, người có “Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh” sẽ thuộc đối tượng 3 nằm trong diện ưu tiên tuyển sinh.

Do vậy, sau khi đã đi nghĩa vụ quân sự về rồi và vẫn muốn tiếp tục theo ngành nghĩa vụ công an thì vẫn được như bình thường.

Nếu bạn là một người vừa xuất ngũ và muốn trở thành công an, bạn có thể tham khảo qua 2 cách sau:

Xét hoặc dự tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân

Hạ sĩ quan, chiến sĩ có thời gian nhập ngũ trung bình là từ 15 đến dưới 24, hằng năm sẽ có các buổi dự thi để đánh giá năng lực, phân loại dựa trên tiêu chuẩn, điều kiện chuyên môn cần có để nếu ai đang có nguyện vọng theo chế độ chuyên nghiệp trong ngành công an thì sẽ được xét tuyển và dự thi vào các ngành, khối, trường, học viện Công an nhân dân theo quy định tuyển sinh hằng năm.

Năm 2021, để tạo điều kiện cho nhiều công dân có nguyện vọng theo ngành công an, các chế độ ưu tiên trở nên nhẹ nhàng và dễ hơn.

Xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp

Nếu chưa có ý định tham gia vào ngành công an nhưng sau khi kết thúc xuất ngũ mà được đánh giá là có đủ tiêu chuẩn để tham gia vào ngành và tự nguyện tham gia thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp.

Công an có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Tuyển sinh vào các ngành công an thì được ưu tiên nếu trước đó đã đi nghĩa vụ quân sự, vậy nếu hiện tại đang thực hiện nghĩa vụ công an mà chưa đi nghĩa vụ quân sự thì sau đó có cần phải đi không?

Theo luật quy định, thời gian bạn thực hiện nghĩa vụ quân sự tức là bạn đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ, do đó bạn sẽ không cần phải tham gia nghĩa vụ quân sự về sau nữa.

Xem thêm: Giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an đều là những nhiệm vụ cao quý
Nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an đều là những nhiệm vụ cao quý

Việc tham gia nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an đều là những nhiệm vụ cao cả, chúng ta cần phải đề cao và vinh danh các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ và gìn giữ vì độc lập dân tộc ấy. Trở thành công an hay đi nghĩa vụ quân sự bình thường cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc rèn luyện tư duy, lối sống, thể chất cũng như giáo dục. Hy vọng qua bài viết của Đào tạo liên tục vừa chia sẻ bạn sẽ hiểu rõ hơn về hai nhiệm vụ cao cả trên.

Rate this post