TÓM TẮT
- 1 Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường
- 2 Phân tích các ưu điểm và những khuyết tật của nền kinh tế thị trường
- 2.1 Ưu thế của nền kinh tế thị trường
- 2.1.1 Tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế
- 2.1.2 Phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền và quốc gia trong quan hệ với thế giới
- 2.1.3 Tạo động lực cho người lao động làm việc tích cực hơn
- 2.1.4 Tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người
- 2.1.5 Hạn chế tình trạng thất nghiệp
- 2.2 Khuyết tật của nền kinh tế thị trường
- 2.1 Ưu thế của nền kinh tế thị trường
- 3 Ví dụ về ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường là:
Ưu thế:
- Tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
- Phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền và quốc gia trong quan hệ với thế giới.
- Tạo động lực cho người lao động làm việc tích cực hơn.
- Hạn chế tình trạng thất nghiệp.
- Tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người
Khuyết tật:
- Luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng.
- Không thể khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên.
- Dẫn đến sự phân hóa xã hội về thu nhập và cơ hội.
- Phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả.
Phân tích các ưu điểm và những khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Cụ thể từng đặc điểm về ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường hãy cùng giasuglory.edu.vn phân tích chi tiết sau đây:
Ưu thế của nền kinh tế thị trường
Tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế
Ưu thế của nền kinh tế thị trường trước hết là tạo động lực mạnh mẽ cho sự sáng tạo của các chủ thể. Với ảnh hưởng từ quy luật cung- cầu, cộng với sự cạnh tranh khốc liệt, buộc các chủ thể kinh tế không ngừng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.Ta có thể ví dụ như trong ngành may mặc thời trang chẳng hạn.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang ngày càng cao của giới trẻ, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì các hãng thời trang liên tục phải sáng tạo kiểu dáng, mẫu mã cũng như thay đổi chất liệu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.Hay một ví dụ khác ở thị trường Việt Nam ,đó là sự cạnh tranh giữa các hãng điện thoại thông minh: Samsung, Iphone, oppo….
Phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền và quốc gia trong quan hệ với thế giới
Các chủ thể kinh tế như kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước hay kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có những đặc điểm cũng như thế mạnh riêng. Kinh tế thị trường tạo ra cơ hội để phát huy tốt nhất mọi tiềm năng của chủ thể, vùng miền, quốc gia trong quan hệ với thế giới.
Ngoài ra, Kinh tế thị trường cũng phát huy được các lợi thế của vùng, miền kinh tế trong quốc gia, lợi thế của từng quốc gia trong quan hệ kinh tế với các nước còn lại.
Tiềm năng, lợi thế của từng quốc gia cũng sẽ được khai thác hiệu quả. Việt Nam là quốc gia lợi thế về tài nguyên đất, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, nên có lợi thế cung ứng lao động trong các lĩnh vực như nông nghiệp, may mặc, đóng gói sản phẩm, công nghiệp chế biến … Chính kinh tế thị trường sẽ phân bổ nguồn lực một cách tối ưu, hiệu quả nhất.
Tạo động lực cho người lao động làm việc tích cực hơn
Nền kinh tế thị trường giúp thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, tìm kiếm, đãi ngộ nhân tài giúp gia tăng động lực cho người lao động, giúp họ hăng say làm việc, cải thiện đời sống tinh thần và vật chất tốt hơn.
Tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người
Dưới sự tác động của các quy luật thị trường như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh , kinh tế thị trường sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội qua đó sẽ làm xã hội ngày càng hiện đại hơn, văn minh hơn.
Hạn chế tình trạng thất nghiệp
Nhờ thúc đẩy hoạt động kinh doanh nên kinh tế thị trường gián tiếp mang lại nhiều việc làm cho thị trường lao động hơn. Điều này giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, cho người lao động nâng cao tay nghề và kiến thức để có những công việc lương cao, tốt hơn.
Khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng
Ban đầu, khủng hoảng có thể diễn ra cục bộ đối với một hoặc số loại hàng hóa, sau thể diễn ra trên phạm vi tổng thể nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được những rủi ro tiềm ẩn này, bởi chúng ta cũng không thể dự báo chính xác thời điểm dịch bệnh covid cũng như chiến tranh sẽ xảy ra khi nào..
Không thể khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên
Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường với mục đích là tối đa hóa lợi nhuận, vì lợi ích trước mắt mang tính cá nhân nên có thể khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây suy thoái môi trường tự nhiên.
Thực tế ở Việt Nam thì đã có không ít sự vụ khai thác cạn kiệt tài nguyên cũng gây suy thoái môi trường trầm trọng, như: các vụ khai thác cát trộm ở lòng sông Hồng hay các vụ khai thác than trái phép ở Quảng Ninh. Đặc biệt nghiêm trọng, là các vụ gây ô nhiễm môi trường sinh thái của Công ty vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải năm 2008 ; Công ty Formusa Hà Tĩnh gây ô nhiễm biển cá chết hàng loạt năm 2016…
Nguyên nhân của các vụ gây ô nhiễm này, vì lợi ích cá nhân doanh nghiệp, không muốn đầu tư , xử lý chất thải trước khi đẩy ra môi trường. Đây là mặt trái mang tính khuyết tật của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Về mặt môi trường xã hội, cơ chế thị trường cũng làm tha hóa biến chất một bộ phận không nhỏ cán bộ khi chạy theo lợi ích cá nhân, gây tham ô, tham nhũng tài sản quốc gia. Một bộ phận giới trẻ chạy theo lối sống hưởng thụ lao vào các tệ nạn, gây suy thoái về mặt đạo đức, nhân cách và lối sống.
Nhìn chung, kinh tế thị trường có thể gây ra những suy thoái về môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội.
Tự bản thân nền kinh tế thị trường thì không thể tự khắc phục được các khuyết tật này. Cho nên, chính phủ cần can thiệp vào nền kinh tế bằng những công cụ thể chế để hạn khuyết tật của kinh tế thị thị trường.
Dẫn đến sự phân hóa xã hội về thu nhập và cơ hội
Trong kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do cạnh tranh với nhau, kết quả của sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến hình thành bộ phận người giàu, kẻ nghèo. Người giàu có là những người sở hữu tư liệu sản xuất hoặc chiếm lĩnh được thị trường và bộ phận người nghèo là những người không có tư liệu sản xuất hoặc thất bại trong cạnh tranh. Sự phân hóa xã hội về thu nhập, về cơ hội là một tất yếu trong kinh tế thị trường khi có cạnh tranh.
Tuy nhiên, nếu sự phân hóa này trở nên thái quá, tức là khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng thì có thể dẫn đến căng thẳng về mặt xã hội, đấu tranh giai cấp xuất hiện. Do vậy, các chính phủ phải can thiệp bằng nhiều công cụ, chính sách điều hòa mâu thuẫn lợi ích kinh tế như : chính sách thuế thu nhập cá nhân, chính sách trợ cấp an sinh xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội … để ổn định tình hình kinh tế – xã hội.
Phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả
Giá cả có thể sẽ không linh hoạt trong thời gian ngắn hạn. Do đó mà cung cấp không suôn sẻ, khoảng cách tổng cung tổng cầu bị đẩy ra xa. Chính điều này gây ra tình trạng lạm phát, thất nghiệp.
Ví dụ về ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường
- Ví dụ về ưu thế của nền kinh tế thị trường:
Con người chúng ta luôn mong muốn tìm ra những phương án để cải tiến phương thức làm việc, từ đó đúc rút cho bản thân kinh nghiệm.
Và kinh tế thị trường chính là nơi để ta phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, dùng người có năng lực tốt, nâng cao quy trình quản lý kinh doanh. Đây cũng là nơi để doanh nghiệp đào thải các quản lý chưa đạt được hiệu quả.
- Ví dụ về khuyết tật của nền kinh tế thị trường:
Trong một số tình huống nhất định thì thị trường sẽ đi ngược lại lợi ích của toàn xã hội. Ví dụ ưu thế của nền kinh tế thị trường đó là:
Trong đợt Covid 19 vừa qua, khẩu trang bị bán với giá đẩy lên rất cao. Nếu như nhà nước không can thiệp bằng cách quy định lại về mức giá, cấm đầu cơ tích trữ thì những nhà buôn sẽ lợi dụng và đẩy giá. Do đó mà dân nghèo không có khả năng mua, dịch bệnh nghiêm trọng hơn.
Hay đối với Hoa Kỳ, nên y tế nước này do tư nhân kiểm soát hoàn toàn. Bệnh viện, đội ngũ y bác sĩ có chất lượng hàng đầu nhưng viện phí cũng đắt đỏ bậc nhất thế giới. Nếu như không có bảo hiểm y tế thì một bệnh nhân phải tiêu tốn hàng trăm nghìn USD cho 1 lần chữa bệnh. Kết quả là những ai thu nhập thấp thì không được cứu chữa.
Hoạt động xét nghiệm y tế ở Hoa Kỳ cũng không được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Hơn nữa còn không có hệ thống chăm sóc sức khỏe tập trung. Do đó khi Covid-19 bùng nổ thì Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề với hàng chục triệu ca nhiễm bệnh, trăm nghìn người chết.