Mẫu Rút Kinh Nghiệm Sau Tiết Dạy

Dự giờ sẽ là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua những tiết dự giờ, các giáo viên sẽ có cơ hội để nhìn nhận, đánh giá lại phương pháp giảng dạy của mình, xem thử có phù hợp hay chưa để có giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy. Cuộc họp rút kinh nghiệm giờ dự được tổ chức nhằm mục đích đánh giá tiết dự giờ và được lập thành biên bản. Bài viết hướng dẫn bạn soạn thảo biên bản rút kinh nghiệm giờ dự và cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Biên bản rút kinh nghiệm giờ dự là gì?

Biên bản rút kinh nghiệm giờ dự là văn bản ghi chép lại cuộc họp thảo luận và đánh giá về tiết học đã được dự giờ, về ưu, nhược điểm và từ đó đưa ra những nhận xét để rút kinh nghiệm giờ dự.

Biên bản rút kinh nghiệm giờ dự được sử dụng để ghi nhận quá trình họp rút kinh nghiệm giờ dự nhằm đưa ra những giải pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên trên cơ sở nhận xét, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của tiết dự giờ.

2. Mẫu biên bản rút kinh nghiệm giờ dự:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DỰ

Thời gian: Vào hồi ….. giờ …. ngày …. tháng …. năm ……

Địa điểm: ………

Thành phần, gồm:

1/ Đ/c: …… ; 2/ Đ/c: ……

3/ Đ/c: ……… ; 4/ Đ/c: ……

5/ Đ/c: ……… ; 6/ Đ/c: ……

7/ Đ/c: ……… ; 8/ Đ/c: ……

Địa chỉ: Tổ Khoa học tự nhiên – Trường ………

Nội dung:

Rút kinh nghiệm giờ dự của Đ/c: …….

Tiết: ….. Lớp dạy: ………… Ngày dạy: ……….

Tiết (theo PPCT): ……… Tên bài dạy: ……………

A/ Tự nhận xét giờ dạy:

1/ Mục tiêu bài dạy:

………

2/ Tự nhận xét giờ dạy:

……………

B/ Ý kiến nhận xét của đồng nghiệp:

I/ Ưu điểm:

……

II/ Nhược điểm:

………

Tổng hợp xếp loại (theo phiếu đánh giá):

+ Tổng điểm bình quân: …….Xếp loại: Giỏi

+ Tổng điểm bình quân: …….Xếp loại: Khá

+ Tổng điểm bình quân: …….Xếp loại: TB

+ Tổng điểm bình quân: ………Xếp loại: Yếu

Lưu ý:

– Có điểm khống chế: ………

– Không có điểm khống chế: ………

Biên bản kết thúc vào hồi ……. Cùng ngày.

Người dạy

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổ trưởng

(Ký và ghi rõ họ tên)

Thư ký

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản rút kinh nghiệm giờ dự:

– Thư ký cần ghi đầy đủ thành phần tham gia cuộc họp rút kinh nghiệm giờ dự

– Ghi rõ ràng và cụ thể tiết dự giờ rút kinh nghiệm: tên giáo viên dạy bài đó, tiết dạy, ngày dạy, lớp dạy, tên bài dạy,…

– Thư ký cần ghi tóm tắt những đảm bảo đầy đủ những gì người dạy tự nhận xét về tiết dạy của mình, những nhận xét đánh giá, ưu điểm, nhược điểm của tiết dự giờ từ những người khác trong cuộc họp

– Những người tham gia cuộc họp tiến hành thảo luận để đưa ra xếp loại đối với tiết dự giờ.

4. Ý nghĩa của hoạt động dự giờ:

Thứ nhất, nâng cao tính chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên.

Các tiết dự giờ sẽ giúp cho các giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Thực tiễn đã chứng minh, mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị bài kĩ lưỡng hơn, thậm chí còn có sự trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc làm rất có ý nghĩa đối với mỗi nhà giáo. Những lớp học có giáo viên đến dự giờ cũng sẽ sôi nổi, ý thức học tập của học sinh cũng nghiêm túc hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy được sự sáng tạo trong tiết học của học sinh.

Thứ hai, giúp giáo viên phát huy tính sáng tạo, tự tin hơn và đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy.

Việc dự giờ không chỉ giúp cho giáo viên đến dự giờ để học tập, đúc kết kinh nghiệm từ trong tiết dạy của đồng nghiệp, mà còn giúp cho giáo viên có được những kinh nghiệm và sáng tạo trong việc xử lý các tình huống trong tiết học. Cùng một câu hỏi đặt ra, tùy vào từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể hướng cho các em trả lời theo nhiều hướng khác nhau, thông qua việc xử lý tình huống của đồng nghiệp mà các giáo viên đến dự sẽ tiếp thu để khắc phục được những thiếu sót trong tiết dạy của mình.

Thứ ba, việc dự giờ không chỉ giúp cho nhà giáo đi dự giờ học tập, đúc kết kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp mà còn giúp cho họ sáng tạo khi vận dụng, xử lí những tình huống trong dạy học nảy sinh…

Thứ tư, giúp Ban giám hiệu nhà trường và các tổ trưởng bộ môn dễ dàng đánh giá xếp loại giáo viên.

Thông qua các tiết dự giờ, Ban giám hiệu nhà trường và các tổ trưởng có thể dễ dàng đánh giá xếp loại giáo viên. Còn giáo viên thì có thể tự nhìn nhận đúng năng lực của mình và từ đó có ý thức bồi dưỡng chuyên môn của mình hơn nữa. Ngoài căn cứ về nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức và kết quả của giờ dạy khi đánh giá giờ dạy còn phải kết hợp với việc kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên, đặc biệt sau dự giờ nên thực hiện các câu trắc nghiệm ngắn đối với học sinh để xem học sinh hiểu bài đến đâu. Trên cơ sở đó có thể đưa ra một nhận định chính xác về chuyên môn trong từng tiết dạy của mỗi giáo viên. Có thể nói, đây cũng là một biện pháp quan trọng giúp cho giáo viên luôn luôn chuẩn bị đầy đủ về tinh thần và hồ sơ sổ sách trước khi đến lớp, tránh được tình trạng dạy mà ít chuẩn bị của giáo viên.

Muốn giáo viên dạy thực chất, không còn tình trạng “diễn”, có tâm thế thật thoải mái, nhẹ nhàng mỗi khi được thao giảng, dự giờ, các nhà trường, tổ chuyên môn, thầy cô giáo đi dự giờ cũng cần thay đổi tư duy, nhận thức và cách đánh giá. Theo đó, cần thay đổi theo hướng đi dự giờ đồng nghiệp là đi học hỏi, được cơ hội sẻ chia, trao đổi, để cùng nhau tiến bộ, dạy tốt hơn, chứ không phải là chỗ để chê bai, “bới lông tìm vết” khiến cho đồng nghiệp mình tổn thương, sợ hãi…

5. Một số điểm lưu ý khi dự giờ:

Để có thể dự giờ được thành công cần lưu ý những điểm sau đây:

– Trước dự giờ

+ Cần tìm hiểu mục đích của tiết dự giờ, những mong muốn cần đạt được sau khi kết thúc việc dự giờ

+ Nghiên cứu kế hoạch bài giảng trước

+ Hỏi giáo viên những điểm cần nhấn mạnh trong bài giảng

+ Đến lớp trước khi bài giảng bắt đầu

+ Ngồi ở cuối lớp.

+ Cởi mở, thân thiện, tránh tạo tâm lý áp lực, căng thẳng cho giáo viên và học sinh

– Trong quá trình dự giờ

Đối với giáo viên:

+ Giáo viên cần giới thiệu sự hiện diện của người dự giờ vào lúc mở đầu

+ Giáo viên cần tập trung vào bài giảng của mình, tránh quá tập trung vào những người dự giờ càng làm tâm lý căng thẳng hơn

Đối với người dự giờ:

+ Cố gắng không can thiệp gì trong suốt quá trình dự giờ vì việc can thiệp sẽ làm giáo viên, học sinh bị phân tâm (trường một số trường hợp cần thiết phải can thiệp)

+ Ghi chép vào phiếu đánh giá

+ Giữ vị trí trung lập, không nên phán xét hoặc định kiến về việc điều gì nên xảy ra hoặc nên giảng thế nào.

+ Luôn nghĩ rằng có nhiều cách/ phương pháp để đạt được mục tiêu;

+ Tập trung vào việc ghi nhận thông tin mô tả, tránh tuyệt đối đánh giá hoặc phán xét;

+ Quan sát và ghi nhận những động thái/ tương tác của giáo viên và học sinh.

+ Ghi lại nguyên văn một số câu hỏi và trả lời để minh họa cho những quan sát của bạn.

+ Ghi nhận sự tham gia của học sinh: bao nhiêu người tham gia vào những hoạt động nào.

+ Cảm nhận và ghi chép mức độ nắm bắt/hiểu biết kiến thức của học sinh.

+ Những kiến nghị cần tách riêng khỏi phần quan sát (thường làm sau dự giờ)

+ Sau khi dự giờ có thể thay đổi sau khi trao đổi với giáo viên.

Những ghi chép trong quá trình dự giờ có:

+ Ghi chép cụ thể: Hoạt động, Thời gian, ví dụ minh họa

+ Ghi lại những phát kiến trong quá trình dự giờ để hỏi hoặc chia sẻ với người dạy sau khi kết thức bài giảng;

+ Ghi lại những câu hỏi: khi không hiểu, muốn làm rõ hơn để hỏi người dạy sau khi kết thúc bài giảng;

+ Sau khi kết thúc bài giảng, người dự nên tóm tắt lại những gì mình quan sát được cùng với những khuyến nghị phù hợp.

– Đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng.

+ Mục đích của việc phản hồi sau dự giờ là giúp giáo viên cải thiện chất lượng bài giảng (thông qua góc nhìn của người dự giờ)

Đối với giáo viên:

+ Giáo viên nên là người bắt đầu đánh giá chính mình bằng việc ghi nhận những điểm sau:

. Những điều diễn ra tốt/hiệu quả trong quá trình giảng bài.

. Một vài điểm cần cải thiện.

. Những nhận xét chung về toàn bộ quá trình giảng bài.

Đối với người dự giờ:

+ Sau khi giáo viên đã nêu ý kiến, người dự giờ mới chia sẻ những quan sát của mình.

+ Liên hệ những quan sát dự giờ và những điểm mạnh/yếu mà giáo viên đề cập. Nên phát triển cuộc trao đổi dựa theo mối quan tâm và những gì giáo viên đã nêu ra.

+ Đưa ra kiến nghị sau khi thảo luận với giáo viên về các phần quan sát.

+ Nên gắn phần kiến nghị với những phần đã trao đổi với giáo viên.

Những đặc tính của phản hồi hiệu quả.

+ Phản hồi hiệu quả nhất là khi người nhận tích cực tìm kiếm phản hồi và thảo luận phản hồi trong môi trường thân thiện.

+ Cần nhấn mạnh yếu tố chia sẻ thay vì đưa ra lời khuyên sau đó để người nhận quyết định việc sẽ thay đổi thế nào để đạt mục tiêu.

+ Việc phản hồi cần phải đúng thời điểm (càng nóng càng tốt) nhưng chú ý xây dựng môi trường phản hồi thân thiện, tránh phản hồi gay gắt.

+ Phản hồi cần phải rất cụ thể, tránh đưa ra những nhận xét chung chung.

+ Có thể phản hồi theo dạng miêu tả thay vì đánh giá/phán xét.

+ Trình bày một cách thân thiện, nhã nhặn.

+ Tránh tỏ thái độ lên lớp hoặc gây quá tải cho giáo viên.

+ Hãy vui vẻ và sẵn sàng ghi nhận những điều mà bạn học hỏi được từ giáo viên.

+ Khuyến khích tương tác và tư duy giữa người phản hồi và người nhận phản hồi.

+ Cần xây dựng mối tương tác thân thiện và đảm bảo bí mật: được xây dựng dựa trên cơ sở niềm tin, sự thẳng thắn và thực sự quan tâm giữa hai bên.

+ Kết thúc tích cực

+ Tìm giải pháp và lập kế hoạch hành động.

Rate this post