Vườn quốc gia Ba Vì là một trong những điểm tham quan, dã ngoại cực vui và thú vị cho các bạn trẻ dịp cuối tuần. Nếu bạn muốn khám phá nơi đây một cách chất như người bản địa thì cần bỏ túi ngay những kinh nghiệm đi vườn quốc gia Ba Vì của chúng tôi nhé. Nào cùng nhau điểm danh.
Xem thêm: Du lịch khoang xanh
TÓM TẮT
Giới thiệu về Vườn Quốc gia Ba Vì
Bạn có thể lựa chọn đến Ba Vì bằng phương tiện công cộng như xe bus nhưng sẽ mất nhiều thời gian di chuyển của bạn hay bằng phương tiện cá nhân như ô tô hoặc xe máy, các phương tiện này giúp bạn có thể tự chủ hơn trong quá trình bạn di chuyển.
Trong những năm gần đây, Ba Vì đã trở thành diểm đến du lịch nổi tiếng tại Hà Nội khi thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đặc biệt là các bạn sinh viên bới khung cảnh thiên nhiên hoang sơ mà hùng vĩ chìm đắm trong màn sương mờ ảo.
Thời điểm nên đi Vườn quốc gia Ba vì
Bất cứ thời điểm nào du khách đều có thể đi thăm quan Vườn quốc gia Ba vì. Mỗi thời điểm đều có những cái hay, cái đẹp riêng.
Ví dụ như, Mùa xuân du khách có thể đi lễ đền thượng. Thăm quan đền thờ Bác Hồ
Mùa hè, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, tươi mát của núi rừng.
Mùa thu, du khách có thể ngắm hoa dã quỳ, chụp ảnh check in
Mùa đông, có những thời điểm nơi đây có tuyết, đó cũng là một trải nghiệm thú vị nơi thủ đô hà nội.
Xem thêm: Nghỉ dưỡng tản đà resort
Đường đi tới Vườn quốc gia Ba vì
Đi bằng xe buýt:
20B (Cầu Giấy – BX. Sơn Tây) 71 (BX Mỹ Đình – BX Sơn Tây) 74 (BX Mỹ đình – Xuân khanh sơn tây) 77 (BX Yên Nghĩa – Sơn Tây) lên BX. Sơn Tây Từ đó chuyển sang tuyến buýt số 110, lộ trình: BX. Sơn Tây – VQG Ba Vì – Đá Chông.
Đi bằng xe máy:
Đối với các bạn trẻ ưa thích những chuyến đi phượt phiêu lưu, mạo hiểm, có thể lựa chọn một trong hai cung đường sau:
Xuất phát từ Big C Thăng Long (Trần Duy Hưng, Hà Nội) -> đi theo đại lộ Thăng Long khoảng 30 km -> cầu vượt Hòa Lạc -> Làng văn hóa 54 dân tộc -> Xã Yên Bài -> Xã Tản lĩnh -> núi Ba Vì.
Xem Thêm: Đặt Phòng Homestay Ba Vì gần VQG Ba Vì
Giá vé vào tham quan Vườn quốc gia Ba Vì
(lưu ý: Giá vé có thể thay đổi tùy thời điểm)
Người lớn: 60.000đ/lượt Sinh viên: 20.000 đ/lượt Học sinh: 10.000đ/lượt Vé ưu tiên cho người cao tuổi, người tàn tật: 30.000đ/lượt Vé gửi ô tô dưới 10 chỗ: 20.000đ/xe Vé gửi ô tô trên 10 chỗ: 25.000đ/xe Vé gửi xe máy: 3.000đ/chiếc/điểm. Vé gửi xe đạp: 2.000 đ/xe Vé chụp ảnh dịch vụ: 600.000đ. Phí thuê HDV: 300.000 – 500.000đ/1 HDV. (giá vé có thể thay đổi tùy từng thời điểm)
Lái xe chú ý:
Ô tô 45 chỗ chỉ lên được đến Cốt 400m. Từ cốt 400m trở lên cấm xe trên 30 chỗ
Chơi gì ở Vườn quốc gia Ba vì
Cắm trại
Khá gần Hà Nội, thời tiết và khí hậu mát mẻ và có nhiều khu vực rộng, bằng phẳng nên Vườn Quốc gia Ba Vì rất phù hợp cho các hoạt động cắm trại, team building. Các bạn có thể tự chuẩn bị lều và dụng cụ cắm trại ở nhà hoặc đến đây rồi thuê. Riêng đồ ăn và nước uống các bạn cần chủ động chuẩn bị ở nhà vì rất khó có thể mua thêm khi đã lên tới các địa điểm cắm trại.
Thăm quan vườn xương rồng
Từ cổng chính đi lên khoảng 1km các bạn sẽ tới khu vườn xương rồng này. Thực chất đây là một dự án với kế hoạch sưu tầm các loại xương rồng ở nhiều nơi, tuy nhiên hiện tại dự án này không còn được duy trì nên vườn xương rồng gần như bỏ hoang và mới chỉ được các bạn trẻ yêu thích chụp ảnh khám phá ra trong thời gian gần đây.
Ngắm hoa dã quỳ
Hoa cúc quỳ hay còn gọi là hoa dã quỳ, hoa sơn quỳ, hoa hướng dương dại… được người Pháp đưa về trồng trên núi Ba Vì từ những năm 30 của thế kỷ trước. Hiện nay hoa Cúc quỳ phân bố tự nhiên giữa những vạt rừng xanh của Vườn quốc gia Ba Vì, mùa hoa Cúc quỳ bắt đầu nở vào khoảng từ đầu tháng 11 đến trung tuần tháng 12 dương lịch hàng năm.
Nhà thờ cổ
nằm ở độ cao 800 m, giữa tán rừng già cổ thụ. Bị bỏ hoang đã nhiều năm, phần mái của nhà thờ không còn nữa, trơ trọi giáo đường âm u giữa cây lá um tùm. Trên bức vách, dấu thập tự phủ một màu hoài cổ, hắt tia nắng chiều bàng bạc qua ô cửa sổ. Đây là địa điểm thu hút các bạn trẻ đến check-in và chụp những bức ảnh sống ảo rất đẹp.
Đền Thờ Bác Hồ
Ngôi đền mang phong cách kiến trúc truyền thống có 8 mái đao uốn cong ở bốn phía, dựng trên những chiếc cột tròn trên chân đá tảng… Đền được xây dựng theo kết cấu bền vững, uy nghiêm. Chính điện là một không gian mở, không có cửa. Trên bệ thờ đá có bức tượng Bác Hồ đúc bằng đồng trong tư thế ngồi, phía trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Tháp báo thiên (hay còn gọi là Báo thiên bảo tháp)
Được xây dựng gần đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh Vua núi Ba Vì và hoàn thành năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
Đền Thượng
Theo truyền thuyết để lại, để xây dựng đền Thượng, nhà nước phong kiến đã phải huy động nguồn nhân lực rất lớn ở hai bên bờ sông Đà, dân chúng nối tay nhau chuyển vật liệu từ sông Đà lên đỉnh núi Tản để xây đền.
Kinh nghiệm ăn uống ở Vườn quốc gia Ba vì
Ở vùng đất núi non trùng điệp Ba Vì thì thật quá dễ dàng để bạn có thể tìm được những món ăn đặc sản thơm ngon như:
- Xôi nếp nương
- Cá suối
- Gà chạy bộ
- Canh cua đồng
- Măng đắng
- Tau lang, rau ngót, rau sắng
- Lợn rừng
- Các loại thịt thú rừng: Nhím, chim…
Hoặc du khách có thể đặt tại các nhà hàng ở cốt 400 và Phố ẩm thực dưới chân Vườn quốc gia
Một số lưu ý
Đường lên Ba Vì khá cao và dốc, nhiều đoạn cua tay áo nên các bạn lưu ý đi thật cẩn thận. Vào những ngày thời tiết lạnh, chiều tối đã có sương mù nên các bạn chú ý, nhất là đoạn đường từ cốt 400m lên cốt 1100m. Với riêng ô tô 45 chỗ chỉ được phép lên đến cốt 400m, từ cốt 400m trở lên các xe trên 30 chỗ không được phép hoạt động.
Một số liên lạc quan trọng trong trường hợp các bạn cần hỗ trợ:
- Trạm Kiểm lâm cơ động: 0987165113 – 0913301038;
- Trung tâm GDMT&DV: 0966173119 – 0963871996.
Các bạn nếu dựng lều cắm trại và nướng BBQ, tuyệt đối cẩn thận với việc nhóm lửa, nhất là trong mùa hè nóng và thời tiết khô hanh. Chỉ đặt bếp nướng ở ngoài rìa rừng, không đặt bếp lửa ở giữa rừng thông bởi nếu không cẩn thận, rất dễ xảy ra hỏa hoạn.
Trên đây là một số Kinh nghiệm đi Vườn quốc gia Ba vì, mong rằng các thông tin này sẽ mang lại cho du khách một kỳ nghỉ vui vẻ, đáng nhớ!