Kinh tế tăng trưởng chậm, khủng hoảng do dịch bệnh, khiến thu nhập trở nên bấp bênh. Vàng là loại hàng hóa có tính ổn định cao, không bị ảnh hưởng bởi lạm phát kinh tế. Kinh doanh vàng trở thành hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Bạn băn khoăn nên kinh doanh vàng như thế nào? Dưới đây là 8 lưu ý bạn cần biết trước khi bắt đầu.
TÓM TẮT
Lợi nhuận từ kinh doanh vàng
Kinh doanh vàng là hình thức sử dụng tiền tệ để mua – bán, giao dịch vàng vật chất. Lợi nhuận từ kinh doanh vàng sẽ đến từ khoản chênh lệch giá vàng tại các thời điểm mua – bán. Đặc điểm vàng là kim loại quý, luôn ổn định về giá và tăng theo thời gian.
Do vậy, đầu tư vàng sẽ là lựa chọn mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, để thu được lợi nhuận cao từ kinh doanh vàng, yêu cầu bạn cần có số vốn lớn và hiểu về thị trường để thực hiện đầu tư khôn ngoan.
Hướng dẫn cách mở tiệm kinh doanh vàng
Mở tiệm kinh doanh vàng là lựa chọn của nhiều người, khi xu hướng giá vàng vật chất đang tăng và nhu cầu tích trữ của người dân lớn. Tuy nhiên, mở cửa hàng bán vàng có nhiều yêu cầu và điều kiện phức tạp mà nhà đầu tư cần đáp ứng.
Điều kiện kinh doanh vàng
Việc mở cửa hàng kinh doanh vàng được pháp luật, nhà nước quy định rất rõ ràng. Căn cứ theo Luật thương mại, kinh doanh vàng vật chất là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều kiện mở tiệm vàng cần đáp ứng quy định theo hướng dẫn của nghị định Nghị định 24/2012/NĐ-CP:
- Là cơ sở kinh doanh, công ty được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có giấy đăng ký kinh doanh, ghi rõ lĩnh vực kinh doanh, mua bán trang sức vàng, mỹ nghệ.
- Có cửa hàng, địa điểm cụ thể thực hiện kinh doanh mua bán vàng, trang sức.
- Vốn điều lệ 100 triệu đồng trở lên.
Ngân hàng nhà nước sẽ là đơn vị cấp phép hoạt động kinh doanh của tiệm vàng, sau khi đáp ứng được tất cả các điều kiện trên.
Mở tiệm vàng cần bao nhiêu vốn?
Đầu tư kinh doanh, mở tiệm vàng sẽ cần rất nhiều vốn. Bởi giá vàng tăng, nhiều chi phí phát sinh. Nhiều người băn khoăn 1 tỷ, 2 tỷ có đủ mở tiệm vàng hay không? Nhà đầu tư cần đánh giá, tính toán kế hoạch tài chính cụ thể từ đó xác định số vốn và cách mở tiệm vàng cần có để kinh doanh hiệu quả.
Do bản chất giá trị mặt hàng vàng, trang sức đá quý đã rất lớn, nên chi phí vốn mở tiệm vàng sẽ không hề nhỏ. Dựa trên thực tế để đánh giá chi phí mở tiệm vàng cần chuẩn bị là bao nhiêu? Các khoản chi phí mở tiệm vàng cần lưu ý:
- Chi phí thuê mặt bằng: Yếu tố mặt bằng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của cửa hàng. Mặt bằng tốt nằm ở nơi đông khách, thuận tiện đi lại, nơi trung tâm… Mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhưng chi phí thuê cũng sẽ cao hơn. Diện tích mặt bằng đủ lớn để mở cửa hàng, trưng bày hàng hóa. Đặc biệt, với những người thuê mặt bằng mở cửa hàng vàng sẽ bị áp giá cao hơn.
- Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị: Cửa hàng vàng cần có đầy đủ tủ kính trưng bày, máy kiểm định, cân vàng, bảng điện tử báo giá vàng, camera an ninh, hệ thống báo động…
- Chi phí nhập hàng hóa: Số vốn nhập hàng sẽ tùy thuộc vào loại vàng, trang sức kinh doanh. Lưu ý, lựa chọn nguồn hàng uy tín, thiết kế gia công đẹp và chiết khấu hấp dẫn để đảm bảo lợi nhuận.
- Vốn điều lệ kinh doanh cửa hàng vàng tối thiểu 100 triệu đồng, cho các cơ sở tại huyện, xã. Với khu vực thành phố và quy mô cửa hàng lớn, số vốn điều lệ sẽ cao hơn. Ngoài ra, cửa hàng vàng còn cần đóng phí môn bài hàng năm, thuế thu nhập cá nhân… Theo quy định.
- Chi phí thuê người làm có năng lực kinh nghiệm trong kiểm định, hiểu về vàng, thợ kim hoàn, bảo vệ cửa hàng…
Mở tiệm vàng lấy hàng ở đâu?
Lựa chọn nguồn hàng để mở cửa tiệm kinh doanh rất quan trọng. Chất lượng vàng vật chất, trang sức được gia công tinh xảo, đẹp… sẽ thu hút khách hàng đến mua trang sức vàng bạc. Vậy, kinh nghiệm mở tiệm vàng nên lấy hàng ở đâu đảm bảo uy tín?
- Nguồn hàng uy tín, thương hiệu lớn được khách hàng và thị trường đánh giá cao, tin tưởng lựa chọn. Các sản phẩm cần có giấy kiểm định thành phần và chất lượng vàng, trang sức, đá quý.
- Với vàng trang sức, cần lựa chọn nguồn hàng đẹp, đáp ứng nhu cầu, xu hướng thị trường, các mẫu mới đa dạng.
- Lựa chọn nguồn hàng thuộc phân khúc bình dân hay cao cấp. Bởi, giá vàng trang sức quyết định đến 50% lựa chọn của người tiêu dùng khi mua hàng.
Do vậy, chủ cửa hàng cần nghiên cứu thị trường, xu hướng và thị hiếu để chọn nguồn hàng phù hợp về giá và chất lượng hay mẫu mã. Bạn cần xác định đối tượng, phân khúc khách hàng hướng đến là ai để chọn nguồn cung vàng vật chất, trang sức.
Các cách kinh doanh vàng
Với sự phát triển của công nghệ số, hiện nay, có nhiều hình thức kinh doanh vàng khác nhau phát triển nở rộ. Hai hình thức kinh doanh vàng phổ biến phải kể đến như:
- Kinh doanh tiệm vàng offline: Hình thức kinh doanh truyền thống, mở cửa hàng vàng để mua bán, giao dịch trực tiếp với khách hàng. Cách giao dịch truyền thống này đáng tin cậy, được nhiều khách hàng lựa chọn, phục vụ nhu cầu mua tích trữ, quà tặng, dịp cưới hỏi…
- Kinh doanh vàng online: Hình thức chủ yếu được các ngân hàng, công ty vàng lớn uy tín phát triển. Khách hàng có thể lập tài khoản, nạp tiền vào và thực hiện mua vàng theo giá niêm yết. Người mua có thể lựa chọn hình thức nhận vàng vật chất hoặc nhờ ngân hàng giữ hộ với chứng chỉ vàng. Tuy nhiên, cách kinh doanh online có nhiều rủi ro, khách hàng cần lựa chọn các ngân hàng lớn hoặc công ty vàng bạc đá quý uy tín để sử dụng dịch vụ này.
Kinh nghiệm kinh doanh vàng
Vàng vật chất, trang sức có giá trị luôn thu hút sức mua lớn và tính thanh khoản cao. Giá trị hàng hóa lớn, mang lại lợi nhuận không hề nhỏ cho nhiều người. Tuy nhiên, để kinh doanh vàng hiệu quả, sinh lợi cũng không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là những kinh nghiệm kinh doanh vàng mà bạn đọc quan tâm có thể tham khảo:
Theo dõi thị trường
Muốn đầu tư kinh doanh vàng hiệu quả cần theo dõi thị trường, các biến động lên xuống về giá, nhu cầu của người dùng. Thị trường vàng có nhiều biến động chịu tác động của giá vàng thế giới, nguyên tắc cung cầu, các chính sách dự trữ vàng của các quốc gia…
Với nhà đầu tư cá nhân, theo dõi thị trường vàng, bắt các biến động giá vàng xuống đáy để mua vào dự trữ, sau đó chờ cơ hội lý tưởng để bán ra. Đối với các cửa hàng kinh doanh cần phân tích nhu cầu thị trường, xu hướng chọn mua vàng phổ biến, nhu cầu về mẫu mã… Để chọn nguồn hàng kinh doanh phù hợp.
>> Tra cứu giá vàng hôm nay
Ưu tiên vàng miếng và nhẫn trơn
Kinh doanh vàng để sinh lời cần tập trung vào giá trị cốt lõi. Vàng miếng và nhẫn trơn là những sản phẩm có thành phần vàng nguyên chất cao, có giá trị tích lũy, sinh lời. Đầu tư vàng miếng, nhẫn trơn mang lại lợi nhuận lớn hơn so với mua vàng trang sức.
Vàng trang sức bị pha lẫn kim loại quý khác, gia công với nhiều mẫu mã đẹp, bắt mắt khiến giá thành sản phẩm tăng. Tuy nhiên, giá vàng trang sức sẽ bị giảm sau thời gian sử dụng, không giữ được giá như vàng miếng hay nhẫn trơn.
Khi nào nên bán vàng?
Lựa chọn thời điểm bán vàng phù hợp sẽ mang lại lợi nhuận cho người đầu tư kinh doanh. Vậy, khi nào nên bán vàng? Thời điểm thích hợp sẽ phụ thuộc vào yếu tố thị trường, xu hướng biến động giá lên xuống.
Tuy nhiên, với người đầu tư vàng chuyên nghiệp, cần có điểm cắt lỗ để đảm bảo lãi và mức lỗ an toàn. Giá vàng đang tăng có thể quay đầu do nhiều yếu tố tác động mà nhà đầu tư không đánh giá hết. Khi thấy giá vàng ở mức lãi giới hạn ban đầu nên bán ra để bảo toàn lãi.
Vàng là vật chất quý, có giá trị đầu tư, tích lũy mang lại lợi nhuận lớn. Người đầu tư kinh doanh vàng cần hiểu và lựa chọn sản phẩm phù hợp, phân tích đánh giá thị trường để giao dịch thu lãi cao. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về kinh doanh vàng và bắt đầu hiệu quả.