Tư bản – Một khái niệm dùng để chỉ những nhân tố sản xuất do hệ thống kinh tế đã sản xuất ra. Trong bộ môn kinh tế chính trị, tiền và tư bản có mối quan hệ đặc biệt, có thể thấy rõ qua công thức chung của tư bản. Câu hỏi đặt ra là: Khi nào tiền chuyển hóa thành tư bản? Công thức chung của tư bản là gì? Mỗi công thức có điểm gì khác biệt nhau? Hãy cùng theo dõi bài viết này của giasuglory.edu.vn để biết thêm chi tiết nhé.
TÓM TẮT
Công thức chung của tư bản là gì?
Như vậy bạn đã biết khi nào tiền tệ biến thành tư bản. Lịch sử xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao. Trong nền kinh tế hàng hóa giản đơn, tiền là phương tiện lưu thông vận động theo công thức: H – T – H (hàng– tiền – H), nghĩa là , bán để mua. Khi sản xuất hàng hóa phát triển cao bước sang giai đoạn kinh tế thị trường TBCN, sẽ có một bộ phận nhà tư bản dùng tiền để đầu tư , tiền của họ vận động theo công thức T – H – T (Tiền – Hàng – Tiền).
Mục đích vận động của tư bản trong công thức: t-h-t’ là: Làm giàu hay chính là mục đích gia tăng giá trị.
Theo Mác, bất cứ tiền nào vận động theo công thức T – H – T (Tiền – Hàng – Tiền) đều chuyển thành tư bản. Để hiểu rõ hơn về công thức chung của Tư bản, Ta đi so sánh 2 công thức : H – T – H và T – H – T, ta thấy rằng;
Điểm giống nhau của công thức chung của tư bản
Đều phản ánh những quan hệ chung của kinh tế hàng hóa, tức là đều có quá trình mua và bán, đều có yếu tố vật chất là Hàng và Tiền, đều có người mua và người bán tham gia.
Điểm khác nhau của công thức chung của tư bản

Về hoạt động mua bán
Công thức 1: H – T – H, bán trước mua sau.
Công thức 2: T – H – T, mua trước bán sau.
Về mục đích trao đổi mua bán
Đối với lưu thông hàng hóa giản đơn (H – T – H) mục đích là H tức là giá trị sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng hóa của người trao đổi. Công thức này viết cụ thể lại là H1 – T – H2 (H1, H2 là 2 loại hàng hóa khác nhau, có giá trị sử dụng khác nhau).
Còn đối với lưu thông tư bản trong Kinh tế thị trường tư bản Chủ nghĩa (T – H – T) mục đích cuối cùng của nhà tư bản là T tức là giá trị (giá trị thu về càng cao, nhà tư bản càng thích bởi đó tỷ lệ với lợi nhuận nhà tư bản có được). Vì vậy, chúng ta thấy rằng, chẳng có nhà tư bản nào lại muốn bỏ tiền ra đầu tư để rồi thu lại 1 số tiền bằng với số tiền ban đầu.
Đầu tư phải sinh ra lợi nhuận, thì họ mới tiếp tục đầu tư lâu dài. Nên công thức này, chính xác phải viết là: T – H –T’ (trong đó, T’ = T + ∆T , ∆T chính là giá trị thặng dư và phải là số dương).
Về giới hạn của lưu thông
Đối với lưu thông hàng hóa giảng đơn (H1 – T – H2). Mục đích của lưu thông này là giá trị sử dụng, nên sau khi có được hàng hóa H2, đã thỏa mãn nhu cầu sử dụng, thì công thức này dừng lại ở đây. Có nghĩa là lưu thông đã hoàn thành xong nhiệm vụ của nó. Người nuôi gà sau khi trao đổi lấy gạo, sẽ đem gạo về nhà nấu cơm cho con cái anh ta, tiêu dùng giá trị sử dụng của gạo.
Nhưng đối với lưu thông tư bản thì khác, theo công thức T-H-T’ ( T’ = T + ∆T ), khi quá trình lưu thông này kết thúc, nhà tư bản có được T’, nhưng anh ta sẽ không dừng ở đó, vì mục đích của anh ta là giá trị, giá trị càng nhiều, anh ta càng sung sướng. Hay nói cách khác, nhà tư bản sẽ cố gắng kiếm được nhiều càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
Do đó, công thức này, sẽ tiếp tục được thực hiện ở vòng lưu thông tiếp theo. Công thức lưu thông mới là : T’ – H’ –T’’ (T’’ = T’ + ∆T’ ), thậm chí , còn kéo dài hơn nữa : T – H – T’ – H’ – T’’ – H’’ – T’’’…… Như vậy, công thức lưu thông tư bản sẽ không có giới hạn, nếu nhà tư bản vẫn tiếp tục kiếm được giá trị mới.
Đến đây, Mác khái quát công thức chung của tư bản là : T – H – T’ (trong đó T’ = T + ∆T ). ∆T Mác gọi đó là giá trị thặng dư. Khái niệm tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.Vấn đề thứ hai: Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
Sự chuyển hóa tiền thành tư bản
Tiền ra đời là kết quả tất yếu của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa. Tiền đóng vai trò là vật trung gian, là phương tiện trao đổi, thực hiện chức năng thước đo giá trị và được vận động theo công thức H1 – T – H2. Tuy nhiê, theo Mác, tiền còn là hình thái biểu hiện ban đầu của tư bản.
Mọi tư bản đều biểu hiện dưới dạng một số tiền nhất định. Giá trị thặng dư theo đó cũng được xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Tư bản.
Khi nào tiền chuyển hóa thành tư bản?

Khi nào tiền chuyển hóa thành tư bản hay khi nào tiền trở thành tư bản? Khi số tiền trội ra lớn hơn thì người ta gọi nó là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu dùng cho mục đích thu được giá trị thặng dư thì trở thành tư bản. Tiền sẽ được chuyển hóa thành tư bản khi chúng được dùng với mục đích mang lại thặng dư. Vậy, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn và công thức chung của tư bản
Tiền có 2 phương thức vận động đó là:
- Phương tiện lưu thông hàng hóa, vận động với công thức hàng – tiền – hàng.
- Tư bản vận động theo quy tắc tiền – hàng – tiền.
Điểm giống nhau
Để so sánh, đây đều là 2 giai đoạn đối lập nhau giữa mua bán mà hợp thành. Hai nhân tố vật chất chính là tiền với hàng. Hai người có quan hệ kinh tế được gọi là người mua với người bán.
Điểm khác nhau
- Biểu hiện bên ngoài:
Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu từ việc bán hàng và kết thúc bằng việc mua hàng. Điểm bắt đầu và kết thúc đều là hàng hóa, tiền đóng vai trò trung gian.
Ngược lại, lưu thông của tư bản sẽ bắt đầu từ việc mua rồi kết thục bằng việc bán. Tiền vừa là điểm đầu mà vừa là điểm cuối, hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian. Thế nên tiền ở đây không phải chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng để thu về.
- Bản chất bên trong
Mục đích lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu. Mục đích của lưu thông tư bản không phải giá trị sử dụng mà chính là giá trị, thậm chí là giá trị tăng thêm. Cho nên số tiền thu về = số tiền ứng ra thì quá trình vận động là vô nghĩa. Cho nên tiền thu về buộc phải lớn hơn tiền ứng ra. Và điều này giống như kiến thức mà bạn đã biết đó là tiền biến thành tư bản khi được dùng để mang lại: giá trị thặng dư
Phân tích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

Ngoài việc tìm ra công thức chung của tư bản, Mác còn phân tích mâu thuẫn của công thức chung đó.
Thoạt nhìn, công thức chung của tư bản T – H – T’(trong đó T’ = T + ∆T ) , khi xuất hiện ∆T, ∆T ở đâu mà ra?
Có vẻ xuất hiện ∆T như đang mâu thuẫn với lý luận về hàng hóa, giá trị, tiền tệ và lưu thông như đã nghiên cứu ở chương 2. Bởi vì, không chỉ lao động tạo ra giá trị, mà hình như tiền tệ tự nó cũng tạo ra giá trị; giá trị không chỉ được tạo ra trong sản xuất mà cả trong lưu thông. Theo lý thuyết giá trị, trong mọi trường hợp, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá, lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không hề tạo ra giá trị.
Để thấy điều đó, Ta xét 2 trường hợp có thể xảy ra trong lưu thông: Trao đổi ngang giá và trao đổi không ngang giá.
Trong trường hợp trao đổi ngang giá
Tiền trao đổi ngang giá lấy hàng và hàng trao đổi ngang giá lấy tiền, thì tổng số giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Vậy trao đổi ngang giá, không tạo ra giá trị mới.
Trong trường hợp trao đổi không ngang giá
Chúng ta biết rằng, Nhà tư bản tham gia vào lưu thông tư bản, họ phải đảm nhiệm với tư cách vừa là người mua đồng thời vừa là người bán. Trên thị trường có rất nhiều nhà tư bản cùng tham gia và có mối quan hệ dây chuyền tác động lẫn nhau.
Giả sử, khi anh ta mua rẻ, tức là anh ta mua hàng hóa thấp hơn giá trị, anh ta được lợi ở khâu mua hàng hóa. Nhưng với tư cách là người bán, thì anh ta lại bị thiệt ở khâu bán. Và tương tự, ở trường hợp, người bán cao hơn giá trị cũng vậy, anh ta được lợi ở khâu bán, nhưng sẽ bị thiệt ở khâu mua.
Để dễ hình dung, tôi lấy 1 ví dụ như thế này: Những người bán gạo tăng giá bán đắt hơn giá trị thực của gạo. Người bán gạo sẽ có lợi và kiếm lời được nhiều hơn khi bán. Tuy nhiên, khi gạo lên giá đối với những người mua khác, sẽ có tác động gián tiếp tới các loại hàng hóa dùng gạo làm đầu vào, như: Bánh, thịt, rượu, bia… và thậm chí , là mức lương của người lao động sẽ yêu cầu phải tăng theo, do chi phí sinh hoạt tăng.
Người bán gạo, với tư cách là người bán có lợi khi bán gạo, nhưng với tư cách là người mua (ví du: mua bánh, mua thịt gà, trả công cho người xay xát …) sẽ lại bị thiệt , bởi giá các loại mặt hàng này đã tăng. Nhìn chung, thì mua rẻ , hay bán đắt thì không tạo ra giá trị mới.
Nếu có những trường hợp cá biệt, chuyên lừa lọc, ép giá lúc nào cũng mua rẻ và bán đắt để kiếm lời. Thì xét trên phạm vi xã hội những người đó, luôn có lợi thì sẽ có những người luôn bị thiệt. Do đó, nó không làm tăng thêm giá trị, mà chỉ là phân phối lại giá trị mà thôi.
Kết lại
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của giasuglory.edu.vn về công thức chung của tư bản cũng như trả lời câu hỏi khi nào tiền tệ mang hình thái tư bản. Hi vọng thông tin trong bài viết này là hữu ích và sẽ giúp mọi người hiểu hơn về môn kinh tế chính trị. Xin cám ơn vì đã dành thời gian theo dõi, ủng hộ bài viết.