Khi nhà nước xuất hiện, pháp luật cũng bắt đầu được thiết lập và được nhà nước sử dụng như là một công cụ để quản lý xã hội, bảo vệ địa vị và quyền lợi cho giai cấp thống trị. Nói cách khác, nguồn gốc của pháp luật gắn liền với mầm mống đầu tiên của nhà nước. Vậy thì pháp luật là gì? Và các quy phạm pháp luật bắt đầu từ đâu? Cùng theo dõi bài viết này của giasuglory.edu.vn để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
TÓM TẮT
Khái niệm pháp luật – Quy phạm pháp luật là gì?

Từ việc phân tích nguồn gốc pháp luật nêu trên, ta có thể đưa ra khái niệm pháp luật như sau:
“Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội”
Với khái niệm này, các bạn chỉ cần nhớ 3 đặc điểm cơ bản của pháp luật như sau:
- Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung
Thứ nhất, pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung. Các quy tắc này ấn định cách thức xử sự cho các chủ thể trong những trường hợp, hoàn cảnh nhất định đã được nhà nước ghi nhận.
Ví dụ như: pháp luật Việt Nam là hệ thong các quy tắc xử sự chung cho công dân và những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
- Pháp luật thể hiện ý chí giai cấp thống trị trong xã hội
Thứ hai, pháp luật thể hiện ý chí giai cấp thống trị trong xã hội. Xét về nguồn gốc, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, pháp luật được hình thành từ quá trình nảy sinh và đấu tranh giai cấp và do giai cấp thống trị ban hành hoặc thừa nhận. Vì vậy đương nhiên pháp luật sẽ thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trước tiên là điều dễ hiểu.
Các bạn thấy rằng, ở các nước phong kiến phương đông như Trung Quốc, hay Việt Nam; chiếu chỉ (thánh chỉ) chính là một trong những biểu hiện của luật pháp. Nó thể hiện được sức mạnh ý chí của giai cấp thống trị Phong kiến mà đại diện là nhà vua.
- Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội
Thứ ba, pháp luật là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà thực tế là điều chỉnh hành vi của con người. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là hành vi của con người (chủ thể) tham gia vào các quan hệ xã hội, thông qua các quy tắc xử sự để hướng dẫn cho các chủ thể biết cách ứng xử trong những hoàn cảnh, tình huống xác định.
Ví dụ: Luật giao thông đường bộ ở Việt Nam quy định Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật?
Mỗi một quy phạm pháp luật sẽ có ba bộ phận cấu thành. Đó là giả định, quy định, chế tài.
- Giả định là phần xác định các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hay những hoàn cảnh, điều kiện chủ thể gặp ở trong thực tiễn.
- Quy định là phần xác định chủ thể phải làm gì khi gặp các điều kiện, hoàn cảnh đã nêu ở trong giả định.
- Chế tài nêu rõ biện pháp, hình thức nhà nước xử lý nnguowif đã xử sự không đúng với quy định hay chính là hậu quả mà người đó phải gánh chịu.
Tuy nhiên thì phần lớn trong thực tiễn xây dựng pháp luật, các quy phạm pháp luật được xây dựng từ 2 bộ phận chính đó là giả định với quy định hoặc giả định với chế tài. Trừ một vài quy phạm pháp luật đặc biệt như xác định nguyên tắc, định nghĩa thì hầu hết mọi quy phạm pháp luật đều có phần giả định.
Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu?

Trong xã hội nguyên thuỷ, khi chưa có nhà nước, lúc bấy giờ, quan hệ giữa các thành viên trong xã hội chỉ được điều chỉnh bằng các phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo; đó là những quy tắc mang tính giản đơn. Việc thực hiện những khuôn mẫu chung ấy được thực hiện tự giác, không có sự cưỡng chế bằng bộ máy bạo lực chuyên nghiệp nào. Những hành vi vi phạm có thể bị cưỡng chế, nhưng không phải là một bộ máy chuyên nghiệp mà là sự cưỡng chế của tập thể xã hội, của cộng đồng để duy trì và bảo vệ trật tự chung trong xã hội.
Đến khi xã hội có sự phân hoá giai tầng và nhà nước xuất hiện, lúc này, các phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo không còn phù hợp cho việc bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị nữa. Giai cấp thống trị chỉ giữ lại một số quy tắc, phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo phù hợp và có lợi cho giai cấp thống trị. Tuy nhiên, do sự phát triển của các loại quan hệ xã hội, nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh cần được điều chỉnh, nhà nước đã thiết lập thêm nhiều quy tắc mới. Hệ thống các quy tắc mới đó được gọi là pháp luật.
Từ bước hình thành ban đầu như vậy, hệ thống pháp luật của các nhà nước dần hình thành và phát triển tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi vùng địa lý khác nhau.
Đến đây, ta có thể kết luận nguồn gốc của pháp luật xuất phát từ 2 lý do:
- Thứ nhất, khi xuất hiện nhà nước, sẽ giữ lại những tập quán vẫn còn phù hợp, còn đáp ứng được lợi ích cho giai cấp thống trị.
- Thứ hai, đối với những quan hệ xã hội phức tạp đòi hỏi phải có những quy phạm pháp luật mới cần điều chỉnh cho phù hợp.
Chính vì vậy, mới nói rằng sự hình thành hình thành pháp luật gắn liền với sự phát triển của các kiểu nhà nước.
Chế định pháp luật là gì?
Chế định pháp luật hay còn được gọi là định chế pháp luật hay chế định. Đây là tâpk hợp một nhóm các quy phạm pháp luật đặc điểm giống nhau nhằm điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội tương ứng ở trong phạm vi ngành luật hoặc nhiều ngành luật. Chế định pháp luật có thể hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp đều được.
Ví dụ: Trong ngành luật dân sự có các chế định như chế định quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền tác giả, hợp đồng,… Ngành luật hình sự có chế định về tội phạm tính mạng, nhân phẩm, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người,…
Ví dụ về quy phạm của pháp luật hình sự

Quy phạm pháp luật hình sự là những quy tắc xử sự nhà nước ban hành. Mục đích điều chỉnh các quan hệ giữa chủ thể tham gia quan hệ hình sự. Nó thể hiện qua các quy định của luật hình sự mà nói cách khác chính là qua các điều luật.
Ví dụ về quy phạm của pháp luật hình sự như sau:
Điều 201 Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, nội dung:
“Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng lên đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”
Phần chế tài ở đây là: “phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm” .
Kết lại
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của giasuglory.edu.vn về các nguồn gốc các quy phạm pháp luật, phân tích và lầy ví dụ thực tế. Hi vọng thông tin trong bài viết này là hữu ích và có ý nghĩa với mọi người nhé.