TÓM TẮT
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống pháp luật, chính sách xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh hành vi và các quan hệ kinh tế của các chủ thể có liên quan đến hoạt động kinh tế, nhằm hướng tới thiết lập đồng bộ các yếu tố thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trường hợp riêng của thể chế kinh tế nói chung. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về cơ bản cũng bao gồm 3 bộ phận cấu thành (như luật pháp, quy tắc xã hội, cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước và cơ chế vận hành nền kinh tế).
Tuy nhiên, do kiện kinh tế – chính trị – xã hội khác nhau nên thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam khác với thể chế kinh tế thị trường ở các quốc gia khác ….
Về mặt định hướng chiến lược, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải nhắm tới mục tiêu : dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh (Đây là mục tiêu cơ bản của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CHXH). Do đó sẽ dẫn đến sự khác biệt về hệ thống luật pháp, quy tắc xã hội, chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
Thể chế kinh tế thị trường là gì?
Thể chế kinh tế thị trường là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế.
Mục tiêu của các thể chế kinh tế thị trường nhằm hướng đến xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các thị trường hiện đại theo hướng thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Sự cần thiết hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xuất phát từ 3 lý do cơ bản mà giasuglory.edu.vn chia sẻ sau đây:
Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa đồng bộ
Do kinh tế thị trường mới được hình thành và đang phát triển, nên thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa đồng bộ.
Hệ thống thể chế của chúng ta chưa đầy đủ
Khi chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung năm 1986, hệ thống thể chế kinh tế gồm luật pháp, quy tắc chuẩn mực, cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước hay chủ thể kinh tế tất yếu sẽ phải điều chỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, mặc dù có sự điều chỉnh, nhưng hệ thống thể chế của chúng ta vẫn chưa đầy đủ, bởi thể chế luôn luôn đi sau sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Ví dụ: Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, các hình thức kinh doanh online (trên facebook, youtube, ticktok) đang nở rộ, và phổ biến. Nhưng nhà nước hiện vẫn chưa có văn bản luật và cơ chế thu thuế từ các hoạt động kinh doanh online. Điều đó cho thấy về mặt thể chế kinh tế chúng ta còn thiếu và chưa đầy đủ.
Hệ thống thể chế còn kém hiệu quả
Hiệu quả thực thi chưa cao; chưa có đầy đủ các loại thị trường và các yếu tố của thị trường, chất lượng của chúng còn ở trình độ thấp.
Kinh tế thị trường được tạo lập bởi nhiều loại thị trường thành viên như : thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường lao động, thị trường BĐS, Thị trường tài chính và thị trường công nghệ. Các loại thị trường cơ bản này của chúng ta còn hoàn thiện hoặc ở trình độ thấp, nên hệ thống thể chế của chúng ta còn kém hiệu lực, hiệu quả thực thi chưa cao.
Ví dụ: Thị trường tài chính các nước phát triển, người dân chủ yếu chi tiêu, mua sắm, nhận và trả lương bằng tiền điện tử, tiền chuyển khoản. Thị trường tài chính của họ tương đối hiện đại, nên nhà nước dễ dàng kiểm soát được dòng tiền lưu thông, kiểm soát được thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp.
Do đó, hạn chế chế thất thoát khoản thuế thu nhập cá nhân hay thuế doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước. Còn đối với nước ta, thị trường tài chính đang trong quá trình hoàn thiện, cơ chế kiểm soát dòng tiền trong dân còn kém hiệu quả, giao dịch chủ yếu qua tiền mặt, nên nhà nước khó kiểm soát thuế thu nhập và thuế nghiệp, ngân sách bị thất thoát nhiều, hiện tượng tham ô tham nhũng, rửa tiền khó phát hiện.