Hướng dẫn tạo website từ Domain và Host

Xin chào các bạn, đây là Tôi Đi Code Dạo!
Chào mừng các bạn đến với kỳ 2 của Series Code Dạo Dễ Òm.
Để giải thích cho những bạn chưa xem kỳ 1, đây là Series Code Dạo Dễ Òm, mình sẽ giải thích về các vấn đề kỹ thuật.
Chúng ta sẽ tập trung vào các khái niệm kỹ thuật, Web, Software Architecture, Code/Design, và Cloud và nhiều hơn nữa.
Trong kỳ trước, mình đã giải thích về cách một trang web hoạt động như thế nào.
Nhiều bạn đã hiểu, nhưng cũng có nhiều bạn hỏi mình “Anh ơi, em code máy tính nhưng không biết cách đưa lên để người khác sử dụng được?”
Đó là cách hoạt động của nó, nhưng làm thế nào để tạo ra một trang web?
Vì vậy mình sẽ chia sẻ các bước để người dùng có thể tạo ra một trang web.
Bạn có thể xem lại kỳ 1, ở góc phải trên cùng để biết cách trang web hoạt động như thế nào.
Khi vào trình duyệt, người dùng sẽ gõ một cái URL để vào trang web của bạn.
Trước tiên, bạn muốn tạo một trang web, bạn cần hai phần. Một là domain, hai là host.
Ở phần trước, mình gọi nó là server, còn ở phần này gọi là host. Vì thường người ta gọi nó là host cho dễ hiểu.
Domain giống như địa chỉ nhà. Ví dụ: thiendia.vn
Đây là trang web bói toán, nó có thể được coi là địa chỉ nhà.
Còn host chính là nơi chứa trang web của bạn.
Ví dụ, bạn tìm nhà của bạn. Bạn ở số mấy ở Sài Gòn… sẽ có một địa chỉ nhà và một căn nhà.
Domain chính là địa chỉ, còn host chính là nơi để chứa trang web của bạn. Domain là nơi mọi người biết truy cập vào trang web của bạn.
Thường thì các nhà cung cấp domain sẽ cho thuê với giá khoảng 200-220.000VNĐ/năm.
Domain chính là tên miền. Ví dụ bạn muốn làm trang web chuyên bán lợn. Bạn mua domain có tên là lon.vn.
Domain lon.vn sẽ có giá là 500.000VNĐ/năm.
Bạn đăng ký domain này trên các trang như là Mắt Bão, các nhà cung cấp domain. Bạn kiểm tra xem người ta đã đăng ký tên lon.vn chưa. Nếu chưa thì bạn đăng ký sẽ mất 500K/năm.
Domain này có giá khá rẻ. Trừ khi có những domain quá hot thì người ta đã mua trước rồi. Người ta có thể bán lại domain với giá 10tr-20tr VNĐ. Nhưng mà giá gốc chỉ khoảng 200.000VNĐ thôi.
Domain là tên miền. Nó giúp cho người ta có thể truy cập trang web của bạn bằng cách gõ vào tên này.
Giờ mình sẽ nói tiếp về Host.
Host là gì? Host là nơi chứa code của bạn.
Trong phần trước, mình đã giải thích về request từ trình duyệt.
Đây là trình duyệt. Người ta gõ lon.vn chẳng hạn.
Sau đó nó sẽ gửi yêu cầu tới server của bạn.
Và trên server này, bạn có thể viết code bằng PHP, code bằng JavaScript, C#.
Server sẽ trả lại HTML, CSS, JS cho người dùng.
Để làm được điều này, bạn phải viết thêm một ứng dụng web.
Khi bạn viết xong, nếu bạn để trong máy của bạn thì không ai sử dụng được.
Bạn phải tìm một host, nơi bạn có thể để code lên để chạy được.
Để mình nói rõ hơn về host…
Host còn được gọi là Server.
Thực ra nó cũng chỉ là một máy tính. Bạn có thấy máy tính ở nhà không? Nó có RAM, CPU, v.v…
Host cũng vậy, nó cũng là một máy tính có CPU và RAM.
Và có thể nó không cần card màn hình, không cần màn hình. Chỉ cần CPU và RAM để chứa thôi.
Hiện nay, hầu hết các host sử dụng hệ điều hành Linux, có một số host dùng hệ điều hành Windows nó sẽ đắt hơn một chút.
Nếu bạn code bằng PHP, bạn chỉ cần Linux là có thể cài đặt được.
Quá trình đưa một trang web lên mạng, đầu tiên bạn phải tìm một host. Có nhiều nơi cung cấp host miễn phí.
Nghĩa là họ đã cung cấp một máy sẵn, bạn đăng ký thì họ sẽ chia một phần của máy đó cho bạn.
Sau đó, bạn sẽ truy cập vào đó, sử dụng FTP. Đây là mã nguồn trong máy bạn.
Bạn sử dụng giao thức FTP để tải mã nguồn lên host.
Bạn truy cập sẽ nhận được một tên miền ví dụ như code.host. Đây là trường hợp bạn sử dụng host miễn phí.
Còn nếu bạn thuê VPS, tức là bạn thuê một máy chủ riêng, bạn có toàn quyền kiểm soát.
Bạn sẽ có một máy chủ với một địa chỉ IP. Chẳng hạn máy chủ có địa chỉ IP là 119.111.111.111
Khi bạn thuê máy chủ, bạn sẽ nhận được một máy chủ nhỏ. Có thể là máy chủ thực tế hoặc máy chủ ảo. Máy chủ nhỏ.
Máy chủ có CPU, RAM. Đây là máy chủ đã cài đặt Linux sẵn.
Bạn muốn làm gì thì bạn sử dụng giao thức SSH để truy cập vào máy chủ này.
Bạn đưa máy chủ vào, cài mấy cái máy chủ web và đặt mã của bạn lên để mã chạy.
Quan trọng nhất là khi bạn đặt mã lên. Bạn phải mở một cổng cho nó. Ví dụ như cổng 80 cho HTTP.
Sau khi bạn mở cổng cho một máy chủ, người ta có thể kết nối vào máy chủ đó. Người ta sẽ truy cập vào 119.111.111.111. Trình duyệt sẽ gửi yêu cầu tới máy chủ này.
Và ứng dụng của bạn sẽ trả về HTML cho người dùng.
Vậy là trang web của bạn đã hoàn thành. Nó đã chạy trên máy chủ và người ta có thể truy cập được.
Quay trở lại phần trước một chút là… đã có máy chủ rồi. Nhưng người dùng không phải lúc nào cũng nhớ địa chỉ.
Đó là lúc bạn cần domain.
Bạn quay lại trang domain đó. Khi bạn mua domain. Bạn vào phần cấu hình/quản lý của nó, bạn có thể thiết lập thuộc tính của domain đó.
Về cơ bản, thường người ta sẽ thiết lập thuộc tính như A, cname vào phần quản lý domain của lon.vn.
Có những trang như Mắt Bão có phần để quản lý domain.
Bạn đặt cho nó là 119.111.111.111 chẳng hạn.
Khi người dùng sử dụng trình duyệt gõ lon.vn chẳng hạn
Yêu cầu sẽ đi đến DNS, DNS sẽ dịch tên lon.vn thành 119.111.111.111
sẽ gọi tới máy chủ của bạn. Và máy chủ của bạn sẽ trả về.
Hầu hết các ứng dụng từ nhỏ đến lớn đều làm như vậy.
Ví dụ như Kênh 14. Đằng sau Kênh 14 cũng có một máy chủ hoặc nhiều máy chủ.
Chạy ứng dụng PHP để trả về HTML.
Họ mua một tên miền là kenh14.vn. Và họ chỉ định tên miền đó đến địa chỉ IP của máy chủ đó.
Đó là những thứ cơ bản nhất để tạo một trang web mà nhiều người có thể truy cập được.
Sau video này, bạn đã hiểu những gì đằng sau một trang web.
Ở những video sau, mình sẽ nói rõ hơn về Front-end và Back-end.
Back-end là gì? Có thể hiểu là máy chủ. Khi dữ liệu yêu cầu được gửi tới máy chủ này
Thì máy chủ sẽ xử lí yêu cầu đó. Nó sẽ gọi mã code như thế nào. Nó lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu ra sao?
Nó trả về cho người dùng như thế nào? Mình sẽ nói về phần này ở video sau.
Và về Front-end, tức là khi tất cả các file HTML, CSS đã được trình bày
trở lại với Client rồi. Nó hoạt động như thế nào?
Bạn phải hiểu những khái niệm cơ bản.
Về máy chủ, về host đã. Sau này bạn mới nắm vững những thứ như Front-end và Back-end.
Series Code Dạo Dễ Òm này có vẻ dễ hiểu nhưng thực ra mình đã làm khá lâu nên mình sẽ cập nhật 2-3 tuần/lần.
Nếu bạn thích, hãy like và subcribe để nhận thông báo khi có video mới. Subcribe ở góc trên cùng bên phải này nhé.
Nếu có những vấn đề khó hiểu về kỹ thuật, hãy comment. Nếu có nhiều quan tâm, mình sẽ trả lời qua video. Cảm ơn các bạn, chào tạm biệt.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *