Kinh Nghiệm đi Yên Tử

“Làm sao để có thể đi tour du lịch Yên Tử – Quảng Ninh trong 1 ngày?”. Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều khách du lịch muốn thực hiện tour du lịch khám phá Yên Tử – Quảng Ninh trong 1 ngày. Nếu bạn vẫn chưa biết làm thế nào để kết hợp tour du lịch Quảng Ninh cùng với Yên Tử trong thời gian ngắn. Bài viết dưới đây sẽ có những thông tin cực kỳ hữu ích để bạn lên lịch trình tour du lịch Yên Tử chỉ trong 1 ngày. Hãy cùng Phượt Vi Vu khám phá tour du lịch Yên Tử 1 ngày nhé!

TÓM TẮT

1. Núi Yên Tử ở đâu?

Để đi tour du lịch Yên Tử – Quảng Ninh 1 ngày thì trước tiên bạn cần nắm rõ những thông tin cơ bản nơi đây. Núi Yên Tử là ngọn núi cao khoảng 1.120m so với mực nước biển. Và có vị trí nằm ở vùng Đông Bắc nước ta. Không chỉ vậy mà ngọn núi này còn là ranh giới của 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Chính vì vậy, nếu bạn có lên kế hoạch đi tour du lịch Quảng Ninh hay Bắc Giang thì bạn đều có thể ghé quá Yên Tử.

Kinh nghiệm đi tour du lịch Quảng Ninh 1 ngày: Núi Yên Tử nhìn từ trên cao. (Hình ảnh: Internet)

Đến với núi Yên Tử, ngoài phong cảnh núi non hữu tình cùng với hệ thống động thực vật phong phú. Bạn còn có thể hành hương đến rất nhiều ngôi chùa mang di tích lịch sử lâu đời ở nơi đây. Với khung cảnh những ngôi chùa kết hợp thêm những làn mây tựa sương khói. Đã khiến núi Yên Tử như biến thành chốn bồng lai tiên cảnh xứ Phật mà không nơi nào có được.

Không những thế mà khi đi tour du lịch Yên Tử – Quảng Ninh 1 ngày, bạn còn có thể chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến là Tây Yên Tử cùng khu di tích lịch sử nhà Trần thời Đông Triều. Ngoài ra, tất cả những danh lam thắng cảnh cũng như các di tích lịch sử ở đây đều được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Quả đúng là một nơi đáng để bạn thực hiện chuyến du lịch khám phá chỉ trong 1 ngày đúng không?

Đăng ký ngay tour Yên Tử 1 ngày tại đây để có chuyến đi tuyệt vời nhất nhé!

2. Tại sao nên du lịch đến Yên Tử?

Lý do để bạn đi tour du lịch Yên Tử – Quảng Ninh trong 1 ngày có khá nhiều. Nhưng có một lý do tuyệt vời nhất mà bạn không nên bỏ qua Yên Tử. Lý do này bắt đầu từ thời xa xưa, khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng, khoác áo cà sa tu hành để tìm đến sự thanh tịnh. Sau khi Trần Nhân Tông truyền ngôi và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam – Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành, truyền kinh và giảng đạo.

Vì vậy, Yên Tử được xem là đất tổ của Phật giáo Việt Nam. Và cũng là địa điểm hành hương đúng nhất dành cho những Phật Tử tại Việt Nam:

Trăm năm tích đức tu hành.

Chưa về Yên Tử, chưa đành lòng tu.”

Đến Yên Tử du xuân ngắm vẻ đẹp núi non trùng điệp

Ngoài ra, Yên Tử cũng là nơi có nhiều cảnh đẹp thích hợp cho những chuyến du xuân. Đến Yên Tử, bạn sẽ được hòa mình vào bầu không khí trong lành, mát mẻ với núi non trùng điệp cùng mây mù mờ ảo quanh năm. Bạn có thể đi bộ dạo quanh khu rừng tùng cổ giống quý ngàn năm tuổi. Hoặc chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ kính như: chùa, tháp, am,… Đặc biệt hơn, khi đứng trên đỉnh núi Yên Tử, bạn còn có thể nhìn cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long. Và xa hơn một chút là sông lịch sử Bạch Đằng đầy lẫy lừng. Khung cảnh bạn nhìn thấy, tựa bức tranh tuyệt vời bạn không nên bỏ lỡ trong tour du lịch Yên Tử – Quảng Ninh 1 ngày.

Kinh nghiệm du lịch: Bạn có thể đến núi Yên Tử vào mùa xuân để ngắm nhìn thiên nhiên rực rỡ. (Hình ảnh: Internet)

Tìm hiểu thêm: Du lịch Yên Tử có gì hấp dẫn: top 12 trải nghiệm thú vị nhất

3. Thời điểm đến Yên Tử tuyệt vời nhất

3.1. Thời điểm thích hợp

Dựa vào kinh nghiệm du lịch Yên Tử – Quảng Ninh của Phượt. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch Yên Tử là vào những ngày đầu năm. Cụ thể nhất là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Bởi vì đây là mùa lễ hội chính của Yên Tử với vô vàn những hoạt động sôi động và náo nhiệt. Một số ngày lễ chính trong suốt 3 tháng mà bạn nên ghi chú lại là:

  • Ngày 23 tháng Giêng âm lịch: Giỗ Đệ tam Tổ Huyền Quang.
  • Ngày 18 tháng Hai âm lịch: Giỗ Thiền sư Chân Nguyên.
  • Ngày 03 tháng Ba âm lịch: Giỗ Đệ nhị Tổ Pháp Loa.
  • Ngày 15 tháng Tư âm lịch: Đại Lễ Phật Đản.
  • Ngày 15 tháng Bảy âm lịch: Đại Lễ Vu Lan.
  • Ngày 01 tháng Mười một âm lịch: Quốc Giỗ Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

3.2. Lễ hội Yên Tử

Theo kinh nghiệm đi tour du lịch Yên Tử – Quảng Ninh của Phượt. Lễ hội Yên Tử là một trong những thời điểm du lịch mà bạn không nên bỏ qua. Lễ hội Yên Tử diễn ra nhằm tôn vinh công đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tối trước ngày lễ hội được diễn ra, Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ cùng đông đảo người dân cùng khách thập phương tổ chức long trọng nghi lễ mở cửa rừng mở đầu cho lễ hội Yên Tử.

Kinh nghiệm đi tour du lịch Quảng Ninh 1 ngày: Bạn có thể đến núi Yên Tử mùa lễ hội để chuyến đi thêm hấp dẫn. (Hình ảnh: Internet)

Lễ khai hội thường được mở đầu bằng một chương trình nghệ thuật đó là “Yên Tử vào xuân”. Tiếp theo phần khai hội chính là nghi lễ gióng trống, thỉnh chuông, chúc phúc đầu năm, cầu quốc thái dân an. Và nghi lễ đóng dấu thiêng Yên Tử tại lễ hội. Sau phần khai hội, bạn có thể tham quan khu Trung tâm lễ hội, làng hành hương, thương sơn lễ Phật,… Đồng thời, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân tộc cùng các trò chơi dân gian hấp dẫn. Tất cả đều được tổ chức ngay tại làng hành hương.

4. Tây Yên Tử và Đông Yên Tử khác nhau ở điểm nào?

Trước khi đi qua mục hướng dẫn đường đi thì bạn cần phải nắm rõ được Tây Yên Tử và Đông Yên Tử khác nhau ở những điểm nào. Đối với những bạn chưa từng đi tour du lịch Yên Tử – Quảng Ninh dù chỉ 1 ngày hay nhiều ngày thì rất dễ bị nhầm lẫn 2 địa điểm này. Tại sao lại phân ra Tây Yên Tử và Đông Yên Tử? Chúng khác nhau ở điểm nào? Bạn nên đi Tây Yên Tử Hay Đông Yên Tử? Đây chắc chắn là những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất khi tìm hiểu về tour du lịch Yên Tử – Quảng Ninh 1 ngày.

  • Đông Yên Tử: còn có tên gọi khác là khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử ở sườn Đông dãy núi Yên Tử. Nơi đây nằm gần đường 18A, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Phía Đông Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)
  • Tây Yên Tử: có tên gọi là khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử. Bao gồm hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh ở sườn Tây và Bắc của dãy núi Yên Tử. Nơi đây thuộc địa bàn của tỉnh Bắc Giang.
Tây Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Lưu ý: với kinh nghiệm du lịch Yên Tử của Phượt. Nếu bạn muốn đi Legacy Yên Tử thì khu nghỉ dưỡng này thuộc phía Đông, trên địa bàn Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh. Hãy ghi chú để tránh nhầm lẫn thông tin này nhé!

5. Hướng dẫn đường đi đến Yên Tử

5.1. Phương tiện cá nhân

Hướng dẫn đường đi đến Đông Yên Tử

Từ Hà Nội, bạn có thể chọn rất nhiều cung đường để đi tới Tp. Uông Bí. Nếu bạn khởi hành đi QL1 đến Tp Bắc Ninh thì rẽ sang QL8. Và cứ đi thẳng theo tuyến QL này sẽ tới được Tp. Uông Bí. Một phương án khác là bạn đi đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – nút giao với QL10 (An Lão, Hải Phòng). Rồi thoát ra khỏi cao tốc và rẽ trái (nếu rẽ phải thì bạn sẽ di chuyển đến Thái Bình). Bạn đi thẳng QL10 qua Quán Toan, Cầu Kiền, Cầu Giá và không cần đi vào trung tâm Tp. Hải Phòng. Bạn tiếp tục đi xuyên qua huyện Thủy Nguyên của Hải Phòng là sẽ tới Tp. Uông Bí. Lúc này, bạn kiểm tra thêm Google Maps là sẽ tới chùa Trình Yên Tử.

Hướng dẫn đường đi Tây Yên Tử

Thường khi nhắc đến phía Tây Yên Tử thì mặc định nhiều du khách sẽ hiểu đích đến cuối cùng là Am Ngọa Vân. Trước kia, khi khu vực này chưa được đầu tư thì đường đi tới đây khá vất vả. Nhưng một vài năm gần đây thì hệ thống cáp treo đã được hoàn thành. Cùng với đó thì chùa Ngọa Vân cũng được xây dựng mới nên hiện tại việc di chuyển cũng không mấy vất vả.

Ga cáp treo lên Ngọa Vân sẽ xuất phát từ Trại Lốc (An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh). Từ Hà Nội, bạn có thể đi theo QL1 tới Bắc Ninh, rẽ sang QL18 đi Chí Linh, Sao Đỏ, Đông Triều. Khi đến trung tâm thị xã Đông Triều thì bạn đi thẳng đường Trần Nhân Tông để tới đền An Sinh. Từ đây, bạn tiếp tục đi đến hồ Trại Lốc và men theo hồ đến khu di tích Nhà Trần. Bạn cứ đi tiếp là sẽ đến được ga cáp treo đi Ngọa Vân.

Nếu bạn thích đi bộ thì có rất nhiều cách để chinh phục phía Tây Yên Tử. Bạn sẽ xuất phát từ con đường cáp treo đi Ngọa Vân. Bạn cũng có thể chọn cung đường khác là đi từ Hồ Bến Châu. Tại hồ Bến Châu có một bến thuyền của người dân, bạn có thể gửi phương tiện xe máy hay ô tô ở đây rồi thuê thuyền chở qua phía bên kia hồ. Tại đây sẽ có một con đường mòn đi thẳng lên Am Ngọa Vân. Bạn đi qua Bãi Đá Chồng là sẽ tới được đích đến.

5.2. Phương tiện công cộng

Đối với cả 2 chặng Đông và Tây Yên Tử, do đều cùng nằm trên trục đường QL18. Nên bạn chỉ cần mua vé xe đi Quảng Ninh (Hạ Long, Móng Cái). Và xuống ở các điểm tương ứng là được.

  • Chặng Tây Yên Tử: xuống ở thị xã Đông Triều, đoạn giữa phố Trần Nhân Tông cắt với QL18. Từ đây tới ga cáp treo Ngọa Vân còn khoảng 10km, bạn có thể sử dụng taxi hoặc xe ôm tùy theo số lượng người nhé.
  • Chặng Đông Yên Tử: bạn xuống ở Tp. Uông Bí đoạn chùa Trình. Từ đây để vào trong bến xe Hạ Kiệu thì bạn sẽ phải di chuyển thêm khoảng 15km.

5.3. Cáp treo

Cáp treo lên Yên Tử

Hiện cáp treo lên Yên Tử sẽ có 2 tuyến, đó là:

  • Tuyến 1: Chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên.
  • Tuyến 2: Chùa Một Mái – chùa An Kỳ Sinh.

Giá vé 1 chiều của cả 2 chặng này đều là 150.000 vnđ/ lượt. Còn khứ hồi 1 chặng là 250.000 vnđ (1 lượt lên và 1 lượt xuống). Nếu bạn mua khứ hồi cho cả 2 chặng sẽ là 300.000 vnđ cho 2 lượt lên và 2 lượt xuống. Nếu xác định đi cáp treo thì nên mua khứ hồi cả 2 chặng cho rẻ nhé!

Ga cáp treo ở núi Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Cáp treo lên chùa Ngọa Vân

Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử của Phượt, tuyến cáp treo chùa Ngọa Vân sẽ giúp bạn đi nhanh hơn so với việc bạn phải đi bộ. Giá cáp treo chỉ khoảng 100.000 vnđ/ lượt và 180.000 vnđ cho khứ hồi. Nếu bạn muốn nhanh chóng thực hiện chuyến du lịch Yên Tử trong 1 ngày thì hãy đi cáp treo nhé!

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử: Bạn có thể đi cáp treo lên chùa Ngọa Vân – Quảng Ninh. (Hình ảnh: Internet)

Có thể bạn quan tâm: Yên Tử ở đâu? Hướng dẫn đường đi từ Hà Nội đến Yên Tử

6. Giá vé và dịch vụ tại khu du lịch Yên Tử

Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử của Phượt. Để có một tour du lịch Yên Tử – Quảng Ninh 1 ngày trọn vẹn và chuẩn bị sẵn sàng nhất. Bạn cần nắm rõ các chi phí tham quan ở Yên Tử mà bạn sẽ phải chi trả. Dưới đây là bảng cập nhật giá vé ở Yên Tử:

Dịch vụGiá véCáp treo Yên TửTuyến 1 (Chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên): 1 chiều là 120.000 vnđ/ người – Khứ hồi 200.000 vnđ/ vé.

Tuyến 2 (Chùa Một Mái – chùa An Kỳ Sinh): 1 chiều 120.000 vnđ/ vé – Khứ hồi 200.000 vnđ/ vé.

Cả 2 tuyến: 1 chiều 120.000 vnđ/ vé – Khứ hồi: 280.000 vnđ/vé

Lưu ý: vé sẽ được miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2), người già trên 80 tuổi (mang theo giấy tờ tùy thân), tăng ni, thương binh (xuất trình thẻ).

Xe bus 16 chỗ từ đền Trình vào Yên Tử20.000 vnđ/ lượt/ người.Xe điện từ bãi đỗ xe vào chân núi10.000 vnđ/ lượt/ người.Phòng ngủĐơn: 150.000 – 500.000 vnđ/ phòng.

Tập thể: 100.000 – 180.000 vnđ/ giường.

Dịch vụ nhà hàng40.000 vnđ – 80.000 vnđ/ suất ăn (có cả ăn chay và ăn thường).

Địa điểm hấp dẫn

7. Các địa điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Yên Tử

7.1. Đông Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh)

Khu di tích lịch sử và danh thắng Đông Yên Tử là địa điểm đầu tiên mà Phượt muốn giới thiệu với bạn. Đông Yên Tử có diện tích khoảng 9.295ha bao gồm các công trình kiến trúc tôn giao. Cụ thể như: chùa, am, tháp được xây dựng từ thời Lý. Những công trình này được xây theo tuyến đường trải dài từ Bí Thượng (chân Dốc Đỏ) cho đến đỉnh núi Yên Tử thuộc phường Phương Đông, xã Thượng Yên Công (thành phố Uông Bí) và xã Hồng Thái Đông (thị xã Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh. Tại Đông Yên Tử, có những địa điểm sau mà bạn không nên bỏ qua, đó là:

Chùa Trình:

Có tên gọi khác là Chùa Bí Thượng. Đó là bởi vì chùa tọa lạc trên một sườn đồi ở làng Bí Thượng (nay là khu Bí Thượng thuộc phường Phương Đông, thành phố Uông Bí). Chùa Bí Thượng xưa được xây dựng vào thời Hậu Lê theo hướng Tây Nam với quy mô kiến trúc kiểu chữ Nhất cùng diện tích 20m2. Chùa Trình đã được tu sửa nhiều lần và mãi cho đến năm 1993 (bằng nguồn công đức của nhân dân trong vùng), chùa được tái cấu trúc lại với kiểu kiến trúc nhà cấp 4, có 3 gian. Và vào năm 1999 thì chùa được trùng tu trở nên khang trang hơn.

Chùa Trình – Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Chùa Suối Tắm:

Nằm ở khu vực thế đất tựa đầu Rùa thiêng (linh quy) bên sườn dốc cửa Ngăn thuộc dãy núi Kim Cương. Từ chùa Trình bạn đi khoảng 5km là tới.

Cổng vào chùa Suối Tắm. (Hình ảnh: Internet)

Chùa Cầm Thực:

Nằm ở trên đỉnh núi tròn tựa như “mâm xôi”. Tương truyền thì hơn 700 năm trước, vua Trần Nhân Tông cùng với đệ tử Bảo Sái sau khi xuống Suối Tắm gọt sạch bụi trần rồi mới tiếp tục tiến tới Yên Tử. Khi trời đã sang trưa, Bảo Sái mở túi lấy cơm chay mời thầy dùng bữa mới chợt nhớ đã nhường xuất ăn của hai thầy trò cho người hành khất ở Cửa Ngăn. Lúc này thì vua Trần mới vui vẻ cùng Bảo Sái uống nước suối thay cơm rồi nghỉ trưa trên đỉnh núi này. Để ghi lại sự tích trên, người xưa đã dựng chùa đặt tên là Cầm Thực (nghĩa là “không ăn”) như thể khắc ghi đức hạnh bố thí cứu độ chúng sinh của vua Trần Nhân Tông và đệ tử Bảo Sái.

Chùa Cầm Thực – Quảng Ninh. (Hình ảnh: Internet)

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử:

Còn được gọi là Chùa Lân hay tên chữ là Long Động Tử. Vào năm 1293, vua Trần Nhân Trông đã cho tôn tạo và xây dựng chùa thành một nơi khang trang, lộng lẫy để giảng đạo, độ tăng. Ba vị sư tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết pháp, giảng kinh.

Kiến trúc độc đáo ở Thiền viện Trúc Lâm yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Chùa Giải Oan:

Được xây dựng dưới thời Pháp Loa – vị tổ thứ 2 của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chùa ngày nay đã được xây dựng trên nền móng cũ và cũng đã trải qua nhiều lần trùng tu.

Chùa Giải Oan ở Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Am Lò Rèn:

Từ chùa Giải Oan bạn đi lên núi khoảng 800m và rẽ vào phía trái cách đường hành hương 20m là sẽ đến Am Lò Rèn. Đây là nơi rèn đúc các dụng cụ cuốc, xẻng, dao, kéo và các đồ dùng khác phục vụ cho lao động.

Đường đi đến Am Lò Rèn – Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Đường Tùng:

Đây là một đoạn đường dài hơn trăm mét. Người xưa đã trồng tùng ở hai bên vệ đường nên tuổi những cây tùng đã lên đến vài trăm năm, thân gốc cũng đã trở thành cây cổ thụ. Đường Tùng này chính là trục đường chính hành hương lên Cõi Phật mà bạn không nên bỏ qua.

Hình ảnh những cây Tùng sừng sững dọc đường Tùng ở Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Rừng Trúc:

Kế bên đường Tùng chính là rừng trúc (chữ cổ là “trúc lâm”). Khi băng qua đoạn đường này, bạn sẽ thấy những cây trúc trải khắp núi rừng Yên Tử, từ phía chân núi cho đến đỉnh núi.

Rừng trúc bạt ngàn xanh ngát ở Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Vườn tháp Huệ Quang:

Là nơi lưu giữ ngọc cốt của các nhà sư đã từng tu hành tại Yên Tử. Toàn bộ Vườn tháp hiện này còn lưu giữ đến 97 ngôi tháp mộ. Mỗi ngôi tháp mộ đều có kích thước cùng độ cao thấp khác nhau.

Vườn tháp Huệ Quang. (Hình ảnh: Internet)

Chùa Hoa Yên:

Nằm ở độ cao 534m so với mực nước biển. Từ thời xưa, chùa Hoa Yên đã giữ vị thế là chùa trung tâm của cả hệ thống chùa Yên Tử. Tên gọi cũ mà dân gian thường gọi là Chùa Cả, Chùa Chính, Chùa Yên Tử.

Vẻ đẹp thanh tịnh của chùa Hoa Yên. (Hình ảnh: Internet)

Chùa Một Mái:

Vốn là động Thanh Long xưa. Tương truyền, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhan Tông lập am Ly Trần (thoát cõi trần) để làm nơi đọc sách và soạn kinh. Sau khi đức Điều Ngự viên tịch, am xưa được dựng thành ngôi chùa Bồ Đà, một nửa mái chùa là vòm động còn nửa mái còn lại thì phô ngoài trời. Chính vì vậy mới có tên là Bán Thiên, Bán Mái. Còn ngày nay lại gọi là chùa Một Mái.

Chùa Một Mái – Quảng Ninh. (Hình ảnh: Internet)

Chùa Vân Tiêu:

Tên gọi Vân Tiêu tức là tầng mây và chùa mang ý nghĩa là Chùa trong tầng mây. Chùa tọa lạc ở phía Tây dãy núi Yên Tử và có lúc ẩn, lúc lại hiện trong những tầng mây ở Yên Tử.

Chùa Vân Tiêu ở Yên tử. (Hình ảnh: Internet)

Chùa Bảo Sái:

Mang tên vị đệ tử thân tín nhất của vua Trần đã từng tu hành tại đây. Chùa Bảo Sái có độ cao 700m so với mực nước biển và xưa kia, khi vua Trần tu hành, nơi đây chỉ có am trong động mà thôi.

Lối kiến trúc cổ kính của chùa Bảo Sái. (Hình ảnh: Internet)

Thác Ngự Dội:

Là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông thường ra tắm gội, sau đó Ngài lên Am Thiền Định kế bên để tọa thiền.

Vẻ đẹp tựa tranh vẽ của thác Ngự Dội. (Hình ảnh: Internet)

Am Thiền Định:

Nằm cách chùa Hoa Yên khoảng 500m về phía Tây. Ngày nay, dấu vết Am Thiền Định vẫn nằm bên cạnh con đường dẫn ra thác Ngự Dội và Thác Vàng. Nơi đây cách thác Ngự Dội khoảng 20m và Thác Vàng 180m.

Không gian yên tĩnh ở Am Thiền Định. (Hình ảnh: Internet)

Thác Vàng:

Là bắt nguồn từ dãy núi Bạch Hổ tạo thành dòng chảy ánh kim. Dòng chảy này được gọi là Khê Hổ cùng với Thác Bạc luôn tuôn chảy và vươn dài xuôi về phía Nam. Tựa như đang ôm lấy thung lũng Giải Oan và tạo thành một minh đường tụ thủy lưu giữ khí thiêng.

Đường đến Thác Vàng Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Tượng An Kỳ Sinh:

Tương truyền, vào thế kỷ 3 trước công nguyên ở phương Bắc. Có một đạo sĩ tên là An Kỳ Sinh đã đến đây tu pháp Đạo Thiên. Ngài hái lượm cỏ cây, thảo dược, luyện đan sa, thần sa thành thuốc trường sinh và ban pháp dược chữa bệnh cứu người. Người đời tỏ lòng tôn kính nên gọi ông là An Tử (nghĩa là thầy An) và gọi núi này là An Tử Sơn. Sau này, để tránh gọi tên húy của Ngài, dân gian đã đổi tên núi An Tử thành Yên Tử và dựng tương Ngài để thờ cúng.

Bức tượng An Kỳ Sinh nổi tiếng. (Hình ảnh: Internet)

Tượng Phật Trần Nhân Tông:

Để tôn vinh những công đức của Đức Vua Phật Hoàng Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp. Năm 2009, Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh là chủ đầu tư đã tổ chức lễ khởi công đúc Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông hoàn toàn bằng đồng nguyên chất. Tổng thể tượng cao 12.6m với bệ cao 2.7m còn đài sen cùng tượng cao 9.9m.

Tượng Phật Trần Nhân Tông trên chùa Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Cổng trời Bia Phật:

Phía dưới cổng trời có một phiến đá trầm tích cát sỏi biển, mỏng, cao hơn 5m và bề rộng khoảng 2m. Mặt đá chính diện giống như hình chiếc oản dâng lên cúng Phật và được gọi là “Bia Phật”. Còn mặt trước của bia được tạc một hàng chữ Hán theo chiều dọc. Ba chữ trên bia nay đã mờ dần, chỉ còn lại một chữ cuối cùng trong khá rõ nét nằm gọn trong vòng tròn, đó chính là chữ “Phật”. Phía dưới chữ Phật còn 1 hàng ngang gồm 4 chữ Hán là “Tứ Tự Hồng Danh”.

Cổng Trời – Bia Phật ở Yên Tử, Quảng Ninh. (Hình ảnh: Internet)

Chùa Đồng:

Tọa lạc trên đỉnh Non thiêng Yên Tử ở độ cao 1.068m so với mực nước biển. Nơi đây có không gian thiên nhiên bao la bát ngát và hùng vĩ. Quanh năm mây trắng cùng những làn sương mù che phủ đan xen lúc nắng lúc mưa tạo nên một khung cảnh vô cùng tuyệt vời.

Chùa Đồng. (Hình ảnh: Internet)

Thông tin hấp dẫn: Chùa Đồng Yên Tử – ngôi chùa làm bằng đồng lớn nhất Châu Á

7.2. Tây Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh)

Quần thể khi du lịch nhà Trần ở Đông Triều phía Nam dãy núi Đông Triều có địa phận thuộc địa bàn 4 xã: An Sinh, Bình Khê, Thủy An và Tràng An đã được Nhà nước đặc cách xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1962. Kế hoạch quy hoạch khu di tích nhà Trần bao gồm 14 điểm di tích này bao gồm: Đền An Sinh, lăng Tư Phúc, đền Thái, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng, Đồng Hỷ Lăng, chùa Ngọc Thanh, chùa Ngọa Vân, chùa Tuyết, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên.

Đông Triều còn có nghĩa là “Triều đình phía Đông”. Vùng đất cổ Đông Triều khi xưa có tên gọi là An Sinh hay Yên Sinh. An Sinh vốn là quê gốc của nhà Trần trước khi dời đến Thái Bình và Nam Định. Ngoài ra, nơi đây còn là một trong những vùng ẩn tích chứa nhiều các di sản văn hóa đặc sắc của thời Trần. Đến phía Tây Yên Tử, bạn sẽ có thể tìm thấy được những địa điểm nổi tiếng sau:

Đền An Sinh:

Thuộc địa bàn ở xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Khu di tích bao gồm 1 ngôi đền và lăng mộ của các vị vua Trần. Nơi đây cũng nằm rải rác trong một khuôn viên rộng lớn với bán kính hơn 20km để thờ “Bát vị Hoàng Đế” thời Trần. Di tích được xây dựng từ thời Trần và trùng tu vào thời Hậu Lê cũng thời Nguyễn.

Đền An Sinh: Điểm đến tham quan hấp dẫn trong tour du lịch Quảng Ninh. (Hình ảnh: Internet)

Di tích Đô Kiệu (Đỗ Kiệu):

Nằm ở khu dốc dựng đứng và không có bậc. Xưa kia Kiệu của vua Trần khi đi theo lối này và Kiệu đã dừng lại nên từ đó mới có tên là Dốc Dỗ Kiệu.

Khu di tích Đá Chồng:

Là một cụm công trình kiến trúc nằm ở phía sườn Đông Nam của khu vực Đèo Voi và cũng thuộc phía Đông Nam của quần thể di tích Ngọa Vân.

Khu di tích Đá Chồng ở Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Chùa Hồ Thiên:

Là ngôi chùa nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo Việt NAm thời phong kiến. Chùa nằm ở phía Tây Yên Tử với độ cao trên 500m so với mực nước biển và có vị trí ở vùng rừng núi hoang sơ. Kiến trúc của chùa Hồ Thiên được xem là vô cùng giá trị trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc.

Chùa Hồ Thiên: Ngôi cổ tự trên non thiên Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Am Ngọa Vân:

Là nơi Phật hoàng tu hành và đắc đạo và cũng là thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm.

Am Ngọa Vân hùng vỹ khi nhìn từ trên cao. (Hình ảnh: Internet)

7.3. Tây Yên Tử (Bắc Giang)

Dựa theo thống kê, hệ thống Tây Yên Tử có hàng chục di tích, danh thắng có giá trị vô cùng nổi bật. Đặc biệt nhất chính là khu vực phía sườn Tây Yên Tử còn có hàng loạt các công trình di tích. Nhưng công trình này đều liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành và hưng thịnh của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Cụ thể như: chùa Vĩnh Nghiêm, Am Vãi, Hồ Bấc, Bình Long, Suối Mỡ, khu sinh thái Đồng Thông,…

Mỗi ngôi chùa đều có những nét kiến trúc riêng. Và được xây dựng theo luật phong thủy, địa lý đẹp,… Chính vì vậy mà những công trình kiến trúc này đều mang đậm dấu ấn Phật giáo thời Lý – Trần. Nổi bật nhất chính là chùa Vĩnh Nghiêm với vị trí trung tâm. Dựa theo lịch sử Phật giáo Việt Nam, chùa là chốn tổ với hệ thống tượng Phật phong phú, linh thiêng cùng kho mộc bản kinh Phật với giá trị vô giá. Những địa điểm mà bạn có thể tham quan ở Tây Yên Tử ở Bắc Giang như:

Chùa Vĩnh Nghiêm:

Thuộc thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Nơi đây được nhìn nhận và tôn vinh là một trong những Trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời trần. Nơi đây mang đậm bản sắc dân tộc và cũng là nơi tổ chức, thành lập mô hình Phật giáo.

Chùa Vĩnh Nghiêm – danh thắng Tây Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Chùa Am Vãi:

Thuộc địa phận xã Nam Dương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Di tích chùa Am Vãi tọa lạc ở trên một địa thế đẹp và gắn liền với phong cảnh núi rừng tự nhiên.

Am Vãi – ngôi cổ tự ở Tây Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Khu di tích – danh thắng Suối Mỡ:

Là tên của một con suối bắt nguồn từ khu vực Đá Vách và Hồ Chuối chảy xuôi dòng theo núi Huyền Đinh – Yên Tử.

Khu di tích – danh thắng Suối Mỡ. (Hình ảnh: Internet)

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử:

Nằm ở vị trí sườn Tây núi Yên Tử và chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên trong quần thể các dãy núi thuộc cánh cung Đông Triều. Đây cũng là một khu rừng tự nhiên tập trung lớn nhất của tỉnh Bắc Giang, nối liền với diện tích rừng thường xanh của tỉnh Quảng Ninh.

Khung cảnh thiên nhiên núi non ở khu bảo tồn Tây Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

8. Đặc sản hấp dẫn mà bạn nên mua khi du lịch Yên Tử 1 ngày

Dựa vào kinh nghiệm du lịch Yên Tử của Phượt. Đến với tour du lịch Yên Tử – Quảng Ninh 1 ngày, bạn đừng bỏ qua việc mua những món đặc sản hấp dẫn nổi tiếng ở nơi đây về làm quà hay sử dụng. Chắc chắn những món đặc sản nức tiếng này sẽ là món quà tuyệt vời nhất sau chuyến du lịch của bạn đấy. Những món mà bạn nên mùa là:

Canh gà rượu bầu:

Là một món ăn được chế biến theo dân tộc Dao Thanh và được bán xung quanh dưới chân núi Yên Tử. Món canh này vô cùng ngon và có mùi vị đặc trưng rất riêng biệt. Mùi thơm của gừng cùng vịt ngọt của thịt gà sẽ làm bạn mê mẩn đấy. Nếu địa điểm bạn cư trú gần với Yên Tử thì hãy mua vài phần về cho bạn bè hoặc cùng gia đình thưởng thức nhé!

Món canh gà rượu bầu bổ dưỡng. (Hình ảnh: Internet)

Măng trúc tươi Yên Tử:

Cây trúc sống lâu trong rừng, nằm trên những vách đá cheo leo hay thung lũng sâu thăm thẳm trong vùng núi Yên Tử. Do chịu nhiều sương gió và giá rét lạnh buốt trên núi nên thân cây danh và lá quăn lại. Thế nhưng, phần măng lại khá mềm, ngọt và rất thích hợp để chế biến thức ăn.

Măng trúc tươi – món đặc sản mang hương vị đặc trưng núi Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Rượu mơ Yên Tử:

Là loại quả đặc sản địa phương có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Rượu mơ Yên Tử sử dụng rượu gạo truyền thống được ngâm với quả mơ tươi trồng tự nhiên tại rừng Yên Tử.

Rượu mơ Yên Tử thơm ngon. (Hình ảnh: Internet)

Rau dớn Yên Tử:

Có thể nói rau dớn là một đặc sản độc đáo của rừng núi Yên Tử. Rau dớn có vị ngọt mát, hơi nhớt còn lá rau dớn thì xanh mượt. Rau dớn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như xào tỏi, nộm,…

Rau dớn – món ăn độc đáo chỉ có tại Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Chè lam Yên Tử:

Có vị dẻo dai của bột nếp, vịt ngọt của mật cùng chút cay cay của gừng và chút bùi bùi của lạc.

Chè lam Yên Tử – món ăn đặc sản hấp dẫn biết bao du khách. (Hình ảnh: Internet)

Trầu một lá Yên Tử:

Đặc sản này chỉ có ở Yên Tử Quảng Ninh rất thích hợp dùng để ngâm rượu. Ba loại cây lá thuộc lấy từ núi Yên Tử là địa liền, gừng gió và trầu 1 lá ngâm với rượu sẽ tạo thành loại dầu xoa. Dầu này dùng để xoa ngoài da sẽ chữa được các chứng đau xương, đau khớp.

Trầu một lá Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)

Lịch trình du lịch

9. Hướng dẫn tham quan chùa Yên Tử trong 1 ngày

Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử của Phượt, để tham quan và du lịch Yên Tử – Quảng Ninh trong 1 ngày. Có 2 cách để bạn lựa chọn: Đó là sử dụng cáp treo (với quãng đường 1.2km lên tới độ cao 400m) và đi đường bộ dài 6km (chủ yếu là các bậc đá, lối mòn dưới rừng trúc rừng thông).

9.1. Lịch trình tham quan Yên Tử 1 ngày bằng cáp treo

  • Đầu tiên, bạn sẽ từ bão đỗ xe đi thẳng qua cầu Giải Oan rồi lên chùa Giải Oan. Và đi xuống theo con đường bên phải chùa để đến ga 1 cáp treo.
  • Sau khi lên đến ga 2, bạn đi hướng tay phải để qua Tháp Tổ rồi lên chùa Hoa Yên Sơn.
  • Tiếp đó, bạn đi vào phía tay phải để lên ga 3 cáp treo.
  • Trên đường đi, bạn sẽ tìm thấy ngôi chùa Một Mái ở phía trên. Sau khi thắp hương cầu nguyện xong thì bạn tiếp tục đi xuống Ga 3 để sử dụng cáp treo đưa bạn lên ga 4.
  • Bạn đi khoảng 200m là đến tượng An Kỳ Sinh và Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
  • Tiếp tục hành trình sẽ là ngôi chùa Đồng nổi tiếng. Khi bạn cầu an xong thì hãy quay về đường cũ để xuống núi.

Lưu ý: theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử của Phượt. Khi sử dụng cáp treo, bạn sẽ không được vào chùa Bảo Sái và chùa Vân Tiêu (vì không đi qua). Hành trình đi cáp treo sẽ mất khoảng 4 tiếng chưa bao gồm thời gian ăn uống và nghỉ ngơi.

9.2. Lịch trình tham quan Yên Tử 1 ngày bằng đường bộ

  • Từ bãi đỗ xe, bạn đi thẳng đến suối Giải Oan rồi đi băng qua đường Tùng Cổ.
  • Tiếp đó, bạn leo lên dốc để đến Tháp Tổ, qua dốc Dây Diều rồi đến chùa Hoa Yên.
  • Hành trình sẽ tiếp tục khi bạn đi về phía tay phải, tại đây, bạn sẽ gặp chùa Một Mái ở phía trên. Sau đó, bạn cứ đi theo cung đường chính khoảng vài chục mét nữa thì sẽ có đường leo tiếp đến chùa Bảo Sái.
  • Khi bạn đi tiếp qua khu dịch vụ của người dân ở đây, bạn đừng quên dừng lại thắp hương tại tượng đá An Kỳ Sinh.
  • Ngay sau đó, bạn hãy tiếp tục đi tới Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Bạn đi khoảng 300m nữa thì sẽ tới chùa Đồng.
  • Bạn thắp hương xong thì bạn tiếp tục cuộc hành trình quay ngược trở về để xuống núi.
  • Bạn hãy nhớ đi hướng tay phải xuống để qua chùa Vân Tiêu và tiếp tục hành trình xuống lại núi Yên Tử nhé!

Thông thường thì bạn sẽ mất từ 6 đến 8 tiếng mới hoàn thành xong hành trình. Điều này sẽ còn phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe cùng thời gian dừng chân thắp hương và di chuyển của bạn.

10. Những vật dụng cần thiết khi đi du lịch Yên Tử 1 ngày

Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử của Phượt. Để bạn có thể hoàn thành tour du lịch Yên Tử – Quảng Ninh 1 ngày trọn vẹn nhất. Bạn nên mang theo những vật dụng sau đây để đảm bảo chuyến đi thành công.

10.1. Đồ vật cá nhân

Tiền: mang đủ dùng, tránh kẻ gian móc túi lúc đông đúc. Nếu khởi hành từ Hải Phòng thì có thể tiêu khoảng 100.000 vnđ đến 200.000 vnđ (không sử dụng cáp treo). Còn nếu đi cáp treo thì chi phí có thể lên tới 400.000 vnđ hoặc 500.000 vnđ đã bao gồm ăn uống.

Giày: dựa vào kinh nghiệm du lịch Yên Tử của Phượt. Bạn không nên mang những loại giày mềm, giày công sở hay giày cao gót. Bạn nên sử dụng loại giày thể thao, trekking, leo núi. Đường leo lên bậc thang đá sẽ có đoạn leo đường mòn sẽ rất dễ té hay đau chân nếu đi những giày mềm, cao gót,…

Balo: chiếc balo nhỏ, gọn nhẹ giúp bạn đựng đồ ăn, thức uống cùng vật dụng cá nhân.

Quần áo: trang phục rộng rãi, gọn nhẹ. Nếu đi vào mùa đông thì hãy mặc ấm và khi leo có thể buộc áo quanh người hay cho vào balo.

Nước: nên mua 2 chai khoảng 500ml hoặc 1 chai 1.5l mang theo để uống dọc đường. Nếu mua trên Yên Tử sẽ hơi đắc, khoảng 20.000 vnđ đến 30.000 vnđ/ chai.

Đồ ăn: mang đồ ăn cho bữa trưa để cung cấp thêm sức lực cho hành trình. Có thể là bánh mỳ, bánh giò, xôi,…

Gậy: nếu bạn đi bộ thì nên mang theo một chiếc gậy tre dưới chân núi (có giá khoảng 5.000 vnđ). Mang cây này thì khi leo núi sẽ đỡ mất sức. Đặc biệt là khi xuống có gậy trống sẽ không bị đau khớp gối.

Máy ảnh, điện thoại: nếu muốn có hình đẹp thì đừng quên hai thiết bị này nhé. Trên chùa Đồng vẫn có sóng điện thoại để bạn để liên lạc với người thân, bạn bè.

10.2. Đồ đi lễ ở Yên Tử

Yên Tử là nơi thờ Phật, nếu bạn không có ý định tham quan và muốn đến đây để cúng lễ. Bạn nên lưu ý khi chọn lễ:

  • Là nơi thờ cúng tôn vinh Phật nên bạn hãy lựa chọn những đồ lễ là món ăn ngọt, hoa quả, bánh kẹo,…
  • Không được dâng đồ cúng mặn, đồ sống.
  • Chuẩn bị hương hoa, trái cây tươi ngon, quan trọng là ở tâm thành kính.
  • Không nên chọn các loại hoa dại mà hãy chọn những loại như cúc, huệ, sen,…
  • Không được để tiền vàng âm phủ trên mâm cúng lễ Phật. Bạn nên bỏ tiền công đức dù ít nhiều khi bạn muốn hưởng lộc.

Thông tin du lịch ở Quảng Ninh: Tổng hợp kinh nghiệm hành hương khám phá chùa Ba Vàng

Kinh nghiệm hay

11. Những lưu ý khi tham quan núi Yên Tử

  • Giữ gìn mỹ quan thiên nhiên và không phá hoại môi trường.
  • Đừng vứt rác bừa bãi, hãy bỏ rác đúng ở nơi quy định hoặc nhét vào balo để mang xuống chân núi rồi bỏ vào thùng.
  • Hãy ngừng nghỉ đúng lúc và đừng cố gắng leo mãi không dừng lại. Bạn nên dừng khi thấy mệt và cảm thấy khó thở. Lúc này thì hãy hít một hơi sâu và uống chút nước rồi hãy đi tiếp.
  • Khi đến rừng tùng thì tuyệt đối không dẫm lên gốc cây.
  • Cẩn thận đường lên chùa Đồng. Đoạn đường này khá dốc nên không có bậc thang. Bạn sẽ dễ té, trơn trượt và những ngày mưa.
  • Vào các dịp lễ rất đông đúc và náo nhiệt. Bạn nên hạn chế dẫn theo trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn.
  • Bảo quản tư trang, tiền bạc khi vào chốn đông người.
  • Mặc những trang phục lịch sự, kín đáo khi đến các chùa, đình, đền,… ở Yên tử.
  • Không la hét, chạy nhảy ở khu thờ tự linh thiêng của vùng núi Yên Tử.

Các món ăn nổi tiếng

Để có một chuyến du lịch Yên Tử 1 ngày hoàn hảo, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng hành trang cho đến lịch trình. Ở Yên Tử có ba khu vực chính, nhưng Đông Yên Tử là địa điểm được nhiều người lựa chọn và tìm đến cầu an nhất. Để có thể chinh phục cả ba khu vực, bạn hãy chia đều từng thời gian để có chuyến khám phá trọn vẹn nhất nhé!

Rate this post