Mô hình Cung Cầu là gì?

Mô hình Cung Cầu là gì?

Mô hình Cung Cầu là gì?

Trong kinh tế học, mô hình Cung cầu là mô hình kinh tế cơ bản thường gặp trong phân tích các hoạt động kinh tế. Người ta dùng Mô hình cung cầu để tính toán sản lượng và giá cân bằng cho cả nền kinh tế hoặc cho một thị trường cụ thể, như: Mô hình cung cầu hàng hóa, vốn, mô hình cung cầu tiền,…
Mô hình Cung Cầu là gì?
Mô hình cung cầu (Minh họa)
Mô hình cung cầu nếu chỉ nghiên cứu sơ qua thì dễ nhưng nghiên cứu sâu để đưa ra các phân tích, dự đoán là không đơn giản.
Vậy những vấn đề căn bản  về mô hình Cung cầu cần lưu ý là gì?
=> Phương trình cung cầu: y= ax + b
– Các biến nội sinh (biến phụ thuộc): là các biến mà giá trị của nó phụ thuộc vào các biến số khác có trong mô hình. Trong công thức thì y là biến nội sinh.
– Các biến ngoại sinh (biến độc lập):  là các biến mà giá trị của nó không phụ thuộc vào các giá trị các biến khác có trong mô hình. Trong công thức thì thì b là biến ngoại sinh.
– “a” là tham số thể hiện độ dốc của đường thẳng trong hàm trên. Nếu a là số dương thì là đường thẳng dốc lên, nếu a âm thì là đường thằng dốc xuống.
Ký hiệu y=f(x,y,z,..) là một hàm số có nghĩa là y phụ thuộc vào các biến số x,y,z

I. Cầu là gì?

Cầu: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định
Lượng cầu: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua muốn và có khả năng mua tại mức giá cho trước trong một thời gian nhất định
Cầu và nhu cầu: Cầu là muốn và có khả năng mua còn nhu cầu là toàn bộ những cái mà người mua muốn (và chưa chắc đã có khả năng mua)

Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu:

1. Giá của hàng hóa (P): khi giá tăng thì khả năng mua giảm; cầu giảm.
2. Thu nhập của người mua (I): khi thu nhập tăng thì khả năng mua tăng, cầu tăng.
3. Giá của hàng hóa liên quan P(x,y): bao gồm 1.Hàng hóa thay thế và 2.Hàng hóa bổ sung.
4. Số lượng người mua (N): khi số lượng người mua tăng thì cầu tăng.
5.Kỳ vọng của người mua (E): khi người mua kỳ vọng là sắp tới giá sẽ tăng,… thì cầu tăng. hoặc ngược lại tùy thuộc vào kỳ vọng là gì.
6. Thị hiếu của người mua (T)
Như vậy hàm cầu sẽ là D=f(P,I,Px,y,N,E,T). Nhưng vì giá cả P là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và để dễ dàng trong tính toán người ta coi các biến khác là không đổi và vì vậy hàm cầu sẽ là D=f(P)
Vì khi giá tăng thì lượng cầu giảm mà khi giá giảm thì lượng cầu tăng nên hàm cầu sẽ là  Qd = b0 – b1.P trong đó b0, b1 >0 . Hoặc để cho thuận mắt có thể ghi thành P= -a.Q + b trong đó a,b>0 

Duong cau
Đường cầu D

Trên đồ thị cho ta thấy nếu như giá một hàng hóa giảm từ P1 xuống P2 thì lượng cầu sẽ tăng lên từ Q1 tới Q2.
Ví dụ như nếu như giá tivi bỗng nhiên giảm 50% thì cầu tivi sẽ tăng lên vì số người có khả năng mua với mức giá mới tăng lên.
Nếu 5 yếu tố còn lại là hằng số thì khi P thay đổi thì Q sẽ thay đổi theo các điểm di chuyển dọc đường D. Nhưng nếu một trong các yếu tố thay đổi thì sẽ làm dịch chuyển đường cầu; cụ thể:
– Nếu như thu nhập của người dân tăng lên thì số người có khả năng mua tăng lên vì vậy với cùng một giá thì lượng cầu tăng lên:

dich chuyen duong cau
Dịch chuyển đường cầu D’

Tương tự, nếu A và B có quan hệ thay thế (kiểu như Coca với Pepsi) thì nếu giá A tăng thì sẽ làm cầu B tăng. Nếu A và B có quan hệ bổ sung (như xăng với giá xe) thì giá A giảm thì làm cầu B tăng.
Nhìn đồ thị ta sẽ thấy vì độ dốc không đổi nên b1 không đổi mà chỉ thay đổi bo. Vì vậy khi các yếu tố ảnh hưởng tới cầu (trừ giá) thay đổi thì biến ngoại sinh bo thay đổi còn khi giá thay đổi thì biến nội sinh Q thay đổi.

II. Cung là gì?

Cung: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Lượng cung: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán muốn và có khả năng bán tại mức giá cho trước trong một thời gian nhất định.

Các yếu tố ảnh hưởng tới cung:

1. Giá của hàng hóa (P): nếu giá tăng thì người bán càng muốn bán vì vậy mà lượng cung tăng.
2. Giá của các yếu tố đầu vào (Pi): Khi giá nguyên vật liệu tăng thì đương nhiên cung sẽ giảm.
3. Công nghệ (CN): Khi cải tiến công nghệ thì năng suất tăng và vì vậy cung tăng.
4. Số lượng người bán (N): Khi số lượng người bán tăng thì cung tăng
5. Kỳ vọng (E): Khi người bán dự đoán rằng sắp tới giá sẽ tăng thì họ sẽ sản xuất nhiều hơn ở hiện tại vì vậy cung tăng
6. Chính sách thuế (t/sp): Khi thuế tăng thì lợi nhuận giảm vì vậy cung giảm
Như vậy hàm cung sẽ là Qs = f(P,Pi,Cn,N,E,t) tuy nhiên tương tự như hàm cầu vì giá là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất nên hàm cung sẽ là Qs=f(P)
Đường cung là đường thẳng có độ dốc lên có công thức Qs = – a0 + a1 trong đó: a0, a1 > 0 hoặc có nơi ghi là Qs = a0 + a1.P trong đó a0 < 0 hoặc vì P là trục tung nên ghi hàm số thế này sẽ dễ hiểu hơn P=a.Q + b trong đó a, b > 0

 
duong cung
Đường Cung
 
  • Đường cung cho thấy khi giá hàng hóa giảm từ P1 tới tới P2 thì lượng cung cũng sẽ giảm từ Q1 tới Q2.

Nhưng vì ngoài giá thì lượng cung còn phụ thuộc vào 5 yếu tố khác như chính sách thuế, kỳ vọng,… nên mỗi khi các yếu tố đó thay đổi thì sẽ làm đường cung dịch chuyển. Nếu yếu tố làm tăng cung thì sẽ dịch phải, và ngược lại.
Ví dụ: khi Chính phủ giảm thuế sẽ làm tăng lợi nhuận của DN, do đó DN sẽ đẩy mạnh sản xuất vì vậy cùng một mức giá ban đầu nhưng lượng cung đã tăng lên từ Q1 tới Q2.

 
dich chuyen duong cung
Dịch chuyển đường cung S’
 

Cả hai đường cung cầu đều có đặc điểm là khi tăng thì sẽ dịch phải mà khi giảm thì dịch sang trái.

III. Cân bằng Cung – cầu

Hai đường cung cầu cắt nhau ở điểm Qd=Qs  tạo ra một giá cân bằng (P*) và sản lượng cân bằng QP.

cong thuc can bang cung cau

 ( Hệ phương trình trên là mô tả toán học của một thị trường có 1 hàng hóa)

 

Trong hệ trên thì D là hàm cầu (Demand) và S là hàm cung (Supply). Kết quả của hệ trên chính là giá trị của của P* và Q*
Đồ thị phía dưới cho ta thấy là cung cầu giao nhau tại điểm E1 tạo ra giá và sản lượng cân bằng nơi mà người bán cũng không sản xuất thừa mà người mua cũng có đủ hàng để mua.

 
can bang cung cau
Cân bằng cung cầu
 

Điểm cân bằng E sẽ dịch chuyển khi mà một trong hai đường hoặc cả hai đường dịch chuyển. Trong hình vẽ trên khi đường cung dịch chuyển phải (ví dụ như khi thuế giảm) thì điểm cân bằng sẽ dịch chuyển sang E1 nơi có sản lượng cao hơn và giá thấp hơn.
Mức độ nhạy cảm của cầu bao giờ cũng hơn cung. Ví dụ ngay khi thu nhập tăng lên chúng ta đã phát sinh ngay cầu làm đường cầu dịch phải. Nhưng khi thuế giảm thì nhà sản xuất không thể sản xuất ngay hàng hóa để mà làm đường cung dịch phải do họ cần thời gian lên kế hoạch và sản xuất. Vì vậy các chính sách vĩ mô hầu hết là đều có độ trễ.
Trong kinh tế vĩ mô khi tính toán sản lượng của cả nền kinh tế người ta ký hiệu đường cung là AS còn đường cầu là AD. Trong kinh tế vi mô khi cần phân tích mối tương quan giữa hai hay nhiều loại hàng hóa (dạng bổ sung hoặc thay thế) thì ta sẽ có từng đấy đường cung và cầu với phương trình tương ứng. Để giải các hệ phương trình nhiều ẩn số thì ta dùng Ma trận.
Mô hình cung cầu được áp dụng trong nhiều phân tích bao gồm:
– Mô hình cung cầu của cả nền kinh tế
– Mô hình cung cầu của một loại hàng hóa hoặc của cả một ngành
– Mô hình cung cầu tiền
– Mô hình cung cầu vốn
– Phân tích lạm phát …
Ví dụ: mô hình toàn học của thị trường có một hàng hóa:
Mô hình toán học của thị trường có 1 hàng hóa:

 
cung cau mo hinh 2
 

Qs = 1 – Ps
Qd = 5 – 1,25.Pd
Qs = Qd

Để dễ nhớ hàm cung, cầu chúng ta nhớ một công thức chung đó là P = aQ + b trong đó:
Hàm cung: vì giá càng cao thì nhà sx càng sx nhiều hàng dẫn tới giá tỷ lệ thuận với sản lượng do vậy a > 0
Hàm cầu: vì giá càng cao người tiêu dùng càng mua ít dẫn tới giá tỷ lệ nghịch với sản lượng do vây a < 0
Giả sử như thị trường có 2 hàng hóa thì 2 hàng hóa này có quan hệ với nhau theo 3 hình thức:
– Quan hệ độc lập: Giá và sản lượng của hai mặt hàng độc lập với nhau
– Quan hệ phụ thuộc như Giữa gas và bếp Gas. Giá Gas tăng thì lượng bán của bếp gas sẽ giảm vì người ta chuyển sang dùng hàng hóa khác.
– Quan hệ thay thế như Coca và Pepsi. Giá của Coca tăng sẽ làm lượng của Pepsi tăng.
Về nguyên tắc ta sẽ có ít nhất hệ 4 phương trình với 4 ẩn số. Thêm một phương trình để thể hiện mối ràng buộc.
Càng nhiều hàng hóa thì hệ phương trình càng phức tạp. Do vậy để đơn giản khi > 2 mặt hàng thì ta có mô hình Tổng cung – Tổng cầu

 
2 mo hinh cung cau
Tổng cung – Tổng cầu
 

Ta không thể làm phép cộng tổng sản lượng giữa các loại hàng hóa khác nhau ví dụ không thể cộng một quả cam với một quả táo để thành hai quả được. Nhưng nếu quy hết ra tiền thì lại cộng được. Ví dụ một quả cam = 5000 đ; một quả táo – 2000 đ -> Tổng sản lượng hai loại là 7000 đ.
Như vậy đơn vị của sản lượng trong tổng cầu, tổng cung là đơn vị tiền tệ. Còn đơn vị của sản lượng cung, cầu một hàng hóa thì là “cái”.

(Theo: Nguyễn Văn Dũng)
Video :

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *