1. Nội dung mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Lênin cho rằng: Vật chất là thực tại khách quan, nghĩa là tất cả những gì có thuộc tính tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người, độc lập với ý thức của con người. Vật chất tồn tại khách quan là tồn tại dưới dạng các sự vật, hiện tượng, hệ thống vật chất và mối liên hệ giữa chúng trong một chỉnh thể thống nhất là thế giới vật chất. Xét theo tính hệ thống, thế giới vật chất bao gồm:
thế giới vật chất vô cơ, hữu cơ và vật chất dưới dạng xã hội.
Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người, hoặc là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Ý thức không phải là vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Cho nên, ý thức chỉ có ở con người và tồn tại thông qua sự hoạt động của bộ não người. Khác với vật chất là cái tồn tại khách quan, sự tồn tại của ý thức là sự tồn tại chủ quan và có khả năng phản ánh tồn tại khách quan.
Xuất phát từ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý thức thì mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được thể hiện ở hai nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quan điểm cho rằng vật chất có trước quyết định ý thức, ý thức, tinh thần là cái có sau, cái phụ thuộc vật chất. Cho nên, toàn bộ hoạt động tinh thần đều là sự phản ánh hiện thực khách quan và bị qui định bởi hoạt động hoạt động vật chất của con người. Trong hoạt động tinh thần của con người nói chung, kể cả ý thức cá nhân hay ý thức xã hội hoặc đường lối chủ trương chính sách của một nhà nước v.v... cũng phải dựa trên cơ sở hiện thực khách quan, thì mới có thể làm cho khả năng khách quan trở thành hiện thực.
Tự thân nó, ý thức tư tưởng của con người không thể thực hiện được sự biến đổi nào trong hiện thực, nếu nó không thông qua các nhân tố vật chất, bởi “chỉ có lực lượng vật chất đánh bại bởi một lực lượng vật chất mà thôi”. Điều này cũng sẽ đúng ngay cả khi ý thức của con người đã phản ánh đúng về hiện thực khách quan.
Thứ hai, xuất phát từ quan điểm cho rằng ý thức là tính thứ hai phụ thuộc vào vật chất và con người có khả năng nhận thức được hiện thực khách quan. Cho nên, sự phản ánh của ý thức về hiện thực khách quan, không phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản mà nó có tính tích cực, năng động và sáng tạo. Cho nên, kết quả của sự phản ánh đúng về hiện thực bao gìơ cũng có ý nghĩa định hướng chung cho hoạt động thực tiễn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động thực tiễn.
Trong những điều kiện khách quan nhất định, ý thức của con người có thể giữ vai trò quyết định đến kết quả của hoạt động thực tiễn. Điều này có nghĩa là, ý thức, tư tưởng của con người với sự nhạân biết đúng đắn và ý chí của mình, con nguời có thể phát huy được năng lực tối đa của các nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần trong những điều kiện khách quan nhất định. Nhưng xét về quá trình lâu dài thì nhân tố vật chất bao gìơ cũng giữ vai trò quyết định đối với nhân tố tinh thần.
2. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức phải bảo đảm nguyên tắc tính khách quan trong sự xem xét. Đây là nguyên tắc cơ bản của phương pháp nhận thức biện chứng duy vật.
Nguyên tắc này đòi hỏi xem xét các sự vật, hiện tượng không xuất phát từ ý muốn chủ quan, mà phải xuất phát từ đối tượng trên cơ sở hiện thực khách quan vốn có để phản ánh đúng đắn và xây dựng mô hình lý luận phù hợp với đối tượng. Nguyên tắc tính khách quan của sự xem xét là hệ quả tất yếu của quan điểm duy vật mácxít, khi giải quyết mối quan hệ giữa vật chất - ý thức, giữa khách quan - chủ quan.
Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản thân sự vật, từ hiện thực khách quan, phản ánh sự vật đúng với những gì vốn có của nó, không lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không lấy ý chí chủa quan áp đặt cho thực tế, phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan nóng vội, phiến diện, định kiến… Yêu cầu của nguyên tác tính khách quan còn đòi hỏi phải tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan.
Thứ hai, phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức phát huy nhân tố con người.
Nguyên tác tính khách quan không những không bài trừ, mà trái lại còn đòi hỏi phải phát huy tính sáng tạo của ý thức. Ý thức không phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản mà có tính tích cực, năng động và sáng tạo. Tính tích cực, năng động và sáng tạo của nhân tố tinh thần được thể hiện ngay từ khi con người xác định đối tượng, mục tiêu, phương hướng hoạt động cũng như việc lựa chọn cách thức, phương pháp thực hiện mục tiêu đã đề ra. Sức mạnh của ý thức còn tùy thuộc vào mức độ sự xâm nhập của tri thức khoa học vào hoạt động của quần chúng.
Thứ ba, trong hoạt động thực tiễn phải hiểu biết đúng đắn giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan của con người. Bởi vì, nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện thông qua mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần.
Nhân tố vật chất là những điều kiện hoàn cảnh vật chất, hoạt động vật chất của xã hội và các qui luật khách quan vốn có của nó. Nhân tố tinh thần là toàn hoạt động tinh thần của con người như: tình cảm, ý chí và tư tưởng của con người…là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não người. Trong mối quan hệ biện chứng đó những nhân tố vật chất giữa vai trò quyết định thì ngược lại những nhân tố tinh thần có tính tích cực, năng động và sáng tạ