TRUNG TÂM GIA SƯ GLORY    -    TRUNG TÂM UY TÍN TẠI HẢI PHÒNG.    ĐỊA CHỈ: NGÕ 275 ĐÔNG KHÊ, NGÔ QUYỀN, HẢI PHÒNG

Phân tích nội dung, ý nghĩa cặp phạm trù cái chung và cái riêng?

Thứ năm - 13/01/2022 09:56
Phân tích nội dung, ý nghĩa cặp phạm trù cái chung và cái riêng?
Phân tích nội dung, ý nghĩa cặp phạm trù cái chung và cái riêng?
Phân tích nội dung, ý nghĩa cặp phạm trù cái chung và cái riêng?


1. Khái niệm cái riêng và cái chung

Cái riêng chỉ một sự vật, hiện tượng hay một quá trình riêng lẻ của hiện thực khách quan. ví dụ: như một nguyên tố, một thái dương hệ, một con người, một chế độ xã hội, một quá trình vận động, phát triển kinh tế hay tư tưởng của một xã hội nhất định, v.v...
Cái riêng còn được hiểu là cái đơn nhất, đó là chỉ những mặt, những thuộc tính...chỉ riêng có ở trong một sự vật, hiện tượng hay một quá trình riêng lẻ...và không được lặp lại ở bất cứ một sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ nào khác. Ví dụ: Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam, một mặt có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới, nhưng mặt khác giai cấp công nhân Việt Nam lại ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, v.v...
Cái đơn nhất không chỉ là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các cái riêng, mà còn là tiêu chuẩn để phân biệt nó với cái chung, cái phổ biến. Ví dụ: Cái đơn nhất được thể hiện trong sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam còn là một giai cấp cụ thể và nó khác với phạm trù giai cấp và giai cấp công nhân thế giới với tính cách là cái chung, cái phổ biến.
Cái chung chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối quan hệ giống nhau được lặp lại ở trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ. Ví dụ: Bất cứ một dạng vật chất cụ thể nào cũng có những thuộc tính chung như - tính khách quan, vận động, không gian, thời gian, phản ánh, v.v...

2. Biện chứng giữa cái chung và cái riêng

Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, trong sự tồn tại và phát triển của các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, đều bao hàm sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng. Cái chung và cái riêng đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau.
+ Cái chung và cái riêng tồn tại khách quan. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung (lấy ví dụ minh họa).
+ Cái chung là bộ phận của cái riêng, nhưng sâu sắc hơn cái riêng; cái riêng phong phú hơn cái chung (lấy ví dụ minh họa).
+ Cái chung và cái riêng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Trong những điều kiện nhất định, cái riêng có thể chuyển hóa thành cái chung và ngược lại (lấy ví dụ minh họa).

3. Ý nghĩa phương pháp luận

Muốn nhận thức được cái chung, phải nghiên cứu cái riêng và ngược lại muốn nhận thức được cái riêng, một mặt phải nghiên cứu cái đơn nhất, nhưng đồng thời cũng phải nghiên cứu cái chung, để thấy được vai trò quyết định của cái chung với cái riêng. Muốn vận dụng cái chung cho từng trường hợp của cái riêng, nếu không chú ý đến những tính cá biệt và điều kiện lịch sử của cái riêng thì cũng chỉ là nhận thức giáo điều, áp dụng rập khuôn máy móc. Nhưng ngược lại, trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung, phổ biến thì hoạt động của con người cũng mang tính mù quáng, kinh nghiệm và cảm tính.
Phê phán những quan điểm phủ nhận sự tồn tại khách quan của cái chung và cái riêng, tuyệt đối hóa cái chung hoặc cái riêng, không thấy được mối quan hệ biện chứng giữa cái chung cái riêng, đó là phái duy thực và duy danh trong lịch sử triết học.

Tác giả bài viết: Tổng hợp

Nguồn tin: Glory education

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây