Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa? Việt Nam bắt đầu công nghiệp hóa từ khi nào?

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì
Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội sang sử dụng sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động cao.

Các giai đoạn công nghiệp hóa ở Việt Nam

Các giai đoạn công nghiệp hóa ở Việt Nam
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam được chia làm 2 giai đoạn : Thời kỳ trước đổi mới (từ 1960-1986) và thời kỳ đổi mới (1986 – nay)

Các giai đoạn công nghiệp hóa ở Việt Nam được thực hiện trong một chặng đường lâu dài và có những nét đặc trưng riêng.

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam được chia làm 2 giai đoạn : Thời kỳ trước đổi mới (từ 1960-1986) và thời kỳ đổi mới (1986 – nay).

Giai đoạn 1 – Thời kỳ trước đổi mới (1960-1986)

Giai đoạn 1 – Thời kỳ trước đổi mới (1960-1986)
Nội dung cơ bản Mô hình CNH nước ta giai đoạn này 1960 – 1986 (thời kỳ trước đổi mới) đó là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

Sau khi ký kết hiệp định Giơnevo năm 1954, Pháp rút quân khỏi Việt Nam đất nước chúng ta tạm chia cắt làm 2 miền. Miền Bắc xây dựng CNXH còn Miền Nam ngay sau đó bị Mỹ xâm lược, trở thành thuộc địa kiểu mới.

Xem Thêm Bài Viết  Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sau năm 1954, Liên Xô và Trung Quốc tiếp tục ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam. Việt Nam được coi là mắt xích quan trọng trong hệ thống các nước XHCN bấy giờ. Và tất nhiên, Đảng đã quyết định chọn lựa con đường CNH XHCN kiểu Liên Xô, tại Đại hội III Tháng 9/1960. Mục đích CNH để thực hiện 2 mục tiêu chiến lược: Vừa xây dựng CNXH (ở Miền Bắc) vừa kháng chiến chống Mỹ (ở Miền Nam) giành độc lập dân tộc

Nội dung cơ bản Mô hình CNH nước ta giai đoạn này là: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Ví dụ như công nghiệp điện lực, công nghiệp gang thép, công nghiệp chế tạo máy… [Đại hội III (1960), Đại hội IV (1976)]. Trong giai đoạn đó, chúng ta cũng đã nhận được sự giúp đỡ của nước ngoài trong hệ thống các nước XHCN, Miền Bắc dồn toàn lực để đẩy nhanh CNH XHCN.

Tuy nhiên, trong điều kiện chiến tranh kéo dài, đường lối ưu tiên phát triển CN nặng kiểu Liên Xô lại không phù hợp với đặc điểm, điều kiện tình hình ở Việt Nam, nên mô hình CNH XHCN kiểu Liên Xô không thể giúp Việt Nam trở thành nước Công nghiệp như mong đợi, trái lại, nền kinh tế còn lâm vào khủng hoảng sâu sắc.

Giai đoạn 2 – Thời kỳ đổi mới (1986 – nay)

Giai đoạn 2 - Thời kỳ đổi mới (1986 - nay)
Thời kỳ đổi mới (1986 – nay) nước ta tập trung vào nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, để đẩy lùi khủng hoảng kinh tế, giai đoạn sau là đẩy mạnh công nghiệp, nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp.

Trước khủng hoảng kinh tế kéo dài, nhận thức lại con đường Công nghiệp hóa, tại Đại hội VI (1986), Đảng đã quyết định điều chỉnh chiến lược. Lúc này, thay vì ưu tiên phát triển Công nghiệp nặng, chúng ta chuyển hướng xác định CNH phải thực hiện qua nhiều giai đoạn, mà giai đoạn đầu cần tập trung vào nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, để đẩy lùi khủng hoảng kinh tế, giai đoạn sau là đẩy mạnh công nghiệp, nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp.

Xem Thêm Bài Viết  Nội dung quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Đây được coi là sự điều chỉnh chiến lược quan trọng bởi, rõ ràng, chiến lược Công nghiệp hóa kiểu Liên Xô « ưu tiên phát triển CN nặng » không phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh của Việt Nam.

Đến đầu thập kỷ 90, Liên Xô tan rã, nhiều nước phát triển trên thế giới từng bước hiện đại hóa nền sản xuất. Nhân loại bước sang cuộc chạy đua về trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Để tránh tụt hậu, một lần nữa Việt Nam phải nhìn nhận lại, chiến lược công nghiệp hóa của mình. Để rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp đi trước, Việt Nam không chỉ CNH đơn thuần mà chuyển thành Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (tức là Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại).

Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại, hiệu quả, tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là:

  • Công nghệ hóa, hiện đại hóa trong sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
  • Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại, đạt hiệu quả cao.
  • Củng cố, làm tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Cùng giasuglory.edu.vn tìm hiểu, phân tích chi tiết nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:

Công nghệ hóa, hiện đại hóa trong sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất

Cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ chuyển từ nền kinh tế dựa trên kỹ thuật thủ công sang kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ khí thủ công. Chuyển nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

Áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào nền kinh tế quốc dân thì các thành tựu được kết nối, gắn liền với hiện đại hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

Xem Thêm Bài Viết  Tổng hợp một số hệ quả của tích lũy tư bản - Ví dụ về tích lũy tư bản

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khi đất nước đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại, đạt hiệu quả cao

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, đạt hiệu quả cao
Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam là xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại, đạt hiệu quả cao

Cơ cấu kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa các thành phần kinh tế. Cơ cấu của ngành kinh tế đóng vai trò trung tâm, quan trọng và cốt lõi nhất.

Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng của sự chuyển dịch, thay đổi là hướng từ một nền cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp. Sau đó phát triển thành cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp và dịch vụ.

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng dắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây là tiền đề làm chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo từng thời kỳ ở nước ta.

Củng cố, làm tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

Xác lập địa vị thống trị các mối quan hệ sản xuất xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu, khách quan, tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lựa chọn ngành, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Nâng cao trình độ học vấn, kinh nghiệm nghiệp vụ, đáp ứng nguồn lao động có kỹ thuật cho nền kinh tế phát triển.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *