Hàng hóa sức lao động có mấy thuộc tính?

Hàng hóa sức lao động có mấy thuộc tính (1)

Hàng hóa sức lao động có mấy thuộc tính?

Hàng hóa sức lao động có mấy thuộc tính
Hàng hóa sức lao động có 2 thuộc tính đó là: Giá trị của hàng hóa sức lao động và giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động

Hàng hóa sức lao động có 2 thuộc tính đó là: Giá trị của hàng hóa sức lao động và giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động.

Thuộc tính giá trị của hàng hóa sức lao động

Thuộc tính giá trị của hàng hóa sức lao động
Thuộc tính giá trị của hàng hóa sức lao động do lượng lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra nó quyết định

Một trong những thuộc tính của hàng hóa sức lao động là: Giá trị của hàng hóa sức lao động. Thuộc tính giá trị của hàng hóa sức lao động do lượng lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra nó quyết định.

Nhưng do sức lao động tồn tại như năng lực của con người cho nên muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người lao động cần phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định ( như ăn, mặc, giáo dục, y tế, giải trí…).

Bởi vậy giá trị sức lao động của họ ngang bằng với  giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần để duy trì đời sống bình thường của người công nhân và con cái anh ta ; cùng với chi phí đào tạo người công nhân ở một trình độ nhất định.

Cấu thành giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ bao gồm:

  • Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân người công nhân (ăn, mặc, ở, y tế …)
  • Phí tổn đào tạo công nhân (chi phí giáo dục đào tạo)
  • Giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) nuôi sống con cái công nhân.
  • Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, tại sao phải có tư liệu sinh hoạt cần thiết nuôi sống con cái người công nhân ? Đó là vì, con cái người công nhân đó là nguồn lao động kế tiếp, duy trì nguồn sức lao động khi người công nhân già yếu và mất đi.
Xem Thêm Bài Viết  Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng

Một đặc điểm nữa là, nhu cầu tư liệu sinh hoạt của người công nhân thay đổi không ngừng theo từng giai đoạn phát triển.

Thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động

Thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động, thỏa mãn nhu cầu của người mua là sử dụng vào quá trình lao động.

Thuộc tính thứ 2 của hàng hóa sức lao động là giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động. Nó thỏa mãn nhu cầu của người mua là sử dụng vào quá trình lao động.

Hàng hóa sức lao động có một giá trị sử dụng đặc biệt, khác với giá trị hàng hóa thông thường, khi sử dụng, sức lao động sẽ tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.

Giá trị sức lao động và giá trị do sức lao động tạo sau quá trình sản xuất ra là hai đại lượng khác nhau. Đây là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

Ví dụ về hàng hóa sức lao động

Ví dụ về hàng hóa sức lao động
Phân tích ví dụ về hàng hóa sức lao động trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Cùng giasuglory.edu.vn phân tích một ví dụ về hàng hóa sức lao động sau đây:

Ví dụ: Khi công nhân làm việc, họ sử dụng sức lao động và kiến thức của mình để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, như đào đất, xây tường, lắp đặt kết cấu, hoặc hoàn thành các công việc khác liên quan đến xây dựng tòa nhà. Sức lao động của công nhân là yếu tố quan trọng để biến các nguyên liệu như gạch, xi măng, thép, và các vật liệu xây dựng khác thành tòa nhà hoàn chỉnh.

Xem Thêm Bài Viết  Khi nhà tư bản bán hàng hóa với Giá cả < Giá trị thì nhà tư bản có lợi nhuận không? (Giả sử thị trường cung = cầu)

Trong quá trình làm việc, công nhân tạo ra giá trị bằng cách áp dụng sức lao động của mình vào quá trình sản xuất. Giá trị này có thể được đo bằng công trình hoàn thành, tức là tòa nhà được xây dựng. Công nhân đã tạo ra giá trị sử dụng vật chất thông qua việc sử dụng sức lao động và kiến thức của mình.

Tuy nhiên, trong hệ thống chủ tư bản, công nhân chỉ nhận được một phần nhỏ giá trị mà lao động của họ tạo ra. Chủ tư bản, như là nhà thầu xây dựng, sở hữu và kiểm soát giá trị lao động của công nhân thông qua việc trả lương. Chủ tư bản khai thác công nhân bằng cách trả lương thấp hơn so với giá trị mà công nhân tạo ra, và lợi nhuận còn lại thuộc về chủ tư bản.

Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa sức lao động

Điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa sức lao động
Có 2 điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa sức lao động

Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, Nhưng để trở thành hàng hóa thì sức lao động cần phải thỏa mãn 2 điều kiện: Người lao động phải được tự do về thân thể và người lao động không có tư liệu sản xuất, không có của cải.

Người có sức lao động phải được tự do về thân thể

Người lao động phải được tự do về thân thể
Để được gọi là hàng hóa thì bản thân người lao động phải có quyền sở hữu và sử dụng sức lao động của mình

Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa sức lao động đầu tiên là người lao động được tự do về thân thể.

Để được gọi là hàng hóa thì bản thân người lao động phải có quyền sở hữu và sử dụng sức lao động của mình. Người đó có quyền tự quyết lao động cho a và lao động như thế nào. Nghe có vẻ hiển nhiên, ai chẳng có quyền tựu quyết định sức lao động của mình, nhưng đó là trong thời đại ngày nay còn trong xã hội chiếm hữu nô lệ, người nô lệ hay bản thân họ thuộc sở hữu của chủ nô. Họ không thể tư thỏa thuận mua bán sức lao động của mình mà phải làm việc theo yêu cầu của chủ nô.

Xem Thêm Bài Viết  Quy luật giá trị là gì? Nội dung của quy luật giá trị - Kinh tế chính trị

Người lao động không có tư liệu sản xuất, không có của cải, muốn sống phải bán sức lao động

Lao động không có tư liệu sản xuất, không có của cải
Người lao động không có tư liệu sản xuất, không có của cả cho nên nếu họ muốn sống phải bán sức lao động của mình

Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa sức lao động là người lao động không có tư liệu sản xuất, không có của cải, muốn sống phải bán sức lao động.

Sức lao động và tư liệu sản xuất là hai yếu tố căn bản của quá trình lao động sản xuất để tạo ra sản phẩm. Nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ sử dụng sức lao động của mình để tự sản xuất, chứ tội gì phải bán sức lao động, hay làm thuê phải không?

Ví dụ: Người thợ may có máy may, nhà xưởng, nguyên liệu và thị trường thì họ sẽ tự sản xuất tạo ra sản phẩm chứ chẳng tội gì phải đi làm thuê cho người khác.

Do đó, khi người lao động không có bất kỳ tư liệu sản xuất nào thì buộc phải cung cấp và bán sức lao động của mình để duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình.

Một điểm chú ý là người lao động có thể bán sức lao động , nhưng họ chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định (ví dụ : ngày làm 8h) chứ họ không bán cả ngày. Nếu bán hết thời gian, thì tức là người lao động tự bán mình , từ chỗ là người tự do, họ trở thành nô lệ. Bản chất của việc bán sức lao động là người lao động chỉ bán quyền sử dụng sức lao động của anh ta mà thôi, còn anh ta vẫn sở hữu sức lao động.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *